Phòng chống dịch tả lợn châu Phi: Bộ trưởng Nông nghiệp yêu cầu ráo riết thực hiện, tránh thiệt hại thêm

Nhàđầutư
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ngày 14/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Nếu không ráo riết thực hiện chống dịch thì không biết thiệt hại sẽ đến đâu?".
HÀ MY
14, Tháng 03, 2019 | 15:03

Nhàđầutư
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ngày 14/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Nếu không ráo riết thực hiện chống dịch thì không biết thiệt hại sẽ đến đâu?".

54257119_1928879863906310_3826176808257060864_n

Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Trang

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, từ ngày 01/02-14/3/2019 (cập nhật đến 9h00), dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La và Nghệ An), với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 23.442 con.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ngày 14/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Nếu không ráo riết thực hiện chống dịch thì không biết thiệt hại sẽ đến đâu?".

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu Cục Thú y phải nghiên cứu cụ thể nguyên nhân chính thức lây lan DTLCP, "chứ không thể đổ lỗi cho một con chim trời nào đó".

Tính đến ngày 12/3/2019, Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 2.929 mẫu giám sát, dương tính 1.310 mẫu; trong đó mẫu lấy từ các hộ có lợn bị bệnh là 1.881 mẫu (dương tính 1.299 mẫu), mẫu giám sát tại các hộ xung quanh hộ có lợn bị bệnh là 1.048 mẫu (dương tính 11 mẫu).

Đến nay, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo quy định tại Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP).

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y (Bộ NN&PTNT) cho rằng, bệnh DTLCP chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện DTLCP tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn (đàn lớn nhất là 587 con đã buộc phải tiêu hủy tại TP. Hải Phòng). Nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến Triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi sáng 4/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi cần phải làm ngay, quan trọng nhất là kịp thời, nghiêm khắc và khẩn trương".

Bộ NN&PTNT cho biết, việc phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới là tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã có các nội dung chỉ đạo rất chi tiết, cụ thể; đồng thời hướng dẫn các địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, kịch bản cụ thể theo "Kế hoạch hành động ứng phó ckhaanr cấp với bệnh DTLCP" được ban hành kèm theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018; Công điện số 1237/CĐ-BNN-TY ngày 22/02/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Đề xuất giải pháp phòng, chống DTLCP của Cục Thú y:

- Ban hành cơ chế, chính sách bồi dưỡng phù hợp cho người trực tiếp tham gia chống dịch (làm việc bất kể ngày đêm, trong môi trường độc hại,..…), kịp thời động viên để có sự chủ động, tích cực tổ chức thực hiện, góp phần khống chế ngăn chặn thành công bệnh DTLCP.  

- Đề nghị các Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho phép tiếp tục cho vay, khoanh nợ, giãn nợ đối với những hộ có lợn phải tiêu hủy theo quy định để chủ hộ tiếp tục chăn nuôi, chuyển đổi ngành nghề.

- Để tổ chức triển khai có hiệu quả, quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đề nghị xem xét không sáp nhập 03 đơn vị cấp huyện (Trạm thú y, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật) thành 01 đơn vị nhằm duy trì hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y.

- Cho phép thực hiện kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn khỏe mạnh từ những xã chưa phát hiện có lợn mắc bệnh DTLCP (xã không phải vùng dịch đã công bố) sang những xã chưa có dịch với điều kiện xét nghiệm kết quả âm tính với vi rút DTLCP.

Tỉ giá đang cập nhật
Điều chỉnh kích thước chữ