Phó Tổng SCIC ‘giãi bày’ việc chậm trễ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Nhàđầutư
Chia sẻ thông tin tại diễn đàn M&A Việt Nam 2019, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong thời gian gần đây đang bị chậm lại vì một số vướng mắc nhất định.
MY ANH
06, Tháng 08, 2019 | 16:34

Nhàđầutư
Chia sẻ thông tin tại diễn đàn M&A Việt Nam 2019, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong thời gian gần đây đang bị chậm lại vì một số vướng mắc nhất định.

Unknown

Ông Lê Song Lai - Phó tổng giám đốc SCIC

Theo Phó Tổng giám đốc SCIC, trong 12 năm hoạt độngđơn vị này đã thoái vốn trên 900 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm trên 70 doanh nghiệp, mang về cho Nhà nước trên 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, kết quả thoái vốn đang chậm lại.

Thừa nhận số lượng chưa đạt kế hoạch, nhưng theo ông Lai, ngoài lý do chủ quan của doanh nghiệp thì những quy định xoay quanh quá trình thoái vốn thời gian qua vẫn đang tiếp tục sửa đổi bổ sung, hoàn thiện. 

Ông Lai dẫn thực tế ngay từ phương thức thoái vốn cũng không còn phù hợp với thông lệ quốc tế. “Về phương thức thoái vốn, hiện thoái vốn doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo quy trình 3 bước bắt buộc, gồm đấu giá công khai, không thành công thì chào giá cạnh tranh, nếu không thành công nữa thì bán thoả thuận... Quy trình đó, nhiều trường hợp không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là đoạn làm DD. Vì nhà đầu tư bỏ ra số tiền lớn mà không được làm DD theo thông lệ trên các thị trường phát triển thì rất khó. Tôi cho rằng, quy trình bán cổ phần Nhà nước cần xích lại gần hơn thông lệ quốc tế”, ông Lai nói.

Ngay ở vấn đề định giá, vướng mắc không chỉ nằm ở khâu cổ phần hóa mà vướng luôn cả khâu xác định giá trị doanh nghiệp để thoái vốn sau cổ phần hóa. Ông Lai chia sẻ, đối với nhiều quỹ đất không có giấy tờ hoàn chỉnh nhưng vẫn có hợp đồng thuê đất, thậm chí hợp đồng đã hết hạn nhưng địa phương  tiếp tục đồng ý cho sử dụng đất và có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Trường hợp này, rất khó để định giá.

“Hay có doanh nghiệp nhà nước từ khi cổ phần hóa đến nay gần 15 năm, giấy tờ đất cũng chỉ có là hợp đồng thuê đất, biên lai thu tiền sử dụng đất... Giả định, doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ giấy tờ pháp lý, thì giá trị thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục rà soát và xử lý vấn đề này”, ông Lai kiến nghị.

Ngoài ra, bình luận về một vấn đề cũng được nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm đó là vấn đề nới room, ông Lai cho biết, với góc độ bên bán, tôi mong muốn, khi công bố thông tin bán cổ phần thì không có bất kỳ hạn chế nào. Có những thông tin nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia vì bị hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Nếu họ tham gia được, thì cạnh tranh hơn, khả năng nguồn thu mang về cho Nhà nước tốt hơn. 

“Kỳ vọng thời gian tới, cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, điều chỉnh, một mặt đảm bảo công khai minh bạch, nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế”, Phó Tổng Giám đốc SCIC nói.

Cùng bình luận về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa tuy có chậm lại, nhưng chất lượng các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lại đang tốt hơn. Minh chứng là các nhà đầu tư đầu tư vào giá trị lớn hơn. 

“Việc sắp xếp lại doanh nghiệp để bước vào ‘sân chơi’ mới muốn tốt hơn thì nên phải dừng lại để nhìn và sửa cho phù hợp”, ông Tiến nói. 

Thực tế, trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng có những vẫn đề lớn như về đất đai, nên cũng cần phải chậm lại rà soát làm cho đúng để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và để họ biết họ có được những tài sản gì. 

"Chúng tôi đang cố gắng thu hẹp phạm vi các DNNN phải rà soát, công bố rõ DNNN nào sẽ bán với số lượng lớn, kể cả các doanh nghiệp quy mô lớn như viễn thông, dịch vụ hàng hai… Bên cạnh đó, mở cửa cho các cơ quan định giá quốc tế định giá doanh nghiệp. Ngoài ra, sẽ tìm hiểu các công ty tư vấn quốc tế vào Việt Nam có rào cản gì để tìm cách tháo gỡ cho họ thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ tiến tới sẽ có các thay đổi về quy định các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ phải niêm yết luôn trên thị trường chứng khoán, chứ không đợi một thời gian mới niêm yết", ông Tiến nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ