Phố đi bộ TP.HCM đang thiếu gì?

Nhàđầutư
Tháng 4/2015, TP.HCM khánh thành phố đi bộ Nguyễn Huệ tại quận 1, và tới nay, nó vẫn đúng nghĩa chỉ để người dân đi bộ, trong khi ở các nước như Thái Lan, Hồng Kong…, phố đi bộ là nơi để khách du lịch tản bộ mua sắm, ăn uống và là điểm du lịch nổi tiếng hút du khách tới thăm quan.
GIA HUY
08, Tháng 10, 2020 | 06:55

Nhàđầutư
Tháng 4/2015, TP.HCM khánh thành phố đi bộ Nguyễn Huệ tại quận 1, và tới nay, nó vẫn đúng nghĩa chỉ để người dân đi bộ, trong khi ở các nước như Thái Lan, Hồng Kong…, phố đi bộ là nơi để khách du lịch tản bộ mua sắm, ăn uống và là điểm du lịch nổi tiếng hút du khách tới thăm quan.

120811320_786949085477397_4070725587417661838_n

 

Mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM có văn bản gửi các ban ngành về việc góp ý báo cáo cuối kỳ đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM.

Trong văn bản của mình gửi đi, Sở GTVT cho biết, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP được giao làm chủ đầu tư xây dựng đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm. Đề án này là nghiên cứu để tiến hành đi bộ hóa một số tuyến đường khu trung tâm trong giai đoạn 2021 - 2025 theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu (930 ha).

Đề án lựa chọn khu vực phố đi bộ được tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực hiện trong phạm vi các phường Bến Nghé, Bến Thành và Phạm Ngũ Lão.

Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP cùng các đơn vị đưa ra ba phương án tổ chức phố đi bộ mới. Hiện phương án tổ chức đi bộ nhận được nhiều sự ủng hộ nhất là phương án phố đi bộ ưu tiên cho 5 tuyến đường là Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách. Theo nhiều chuyên gia thì việc tổ chức phố đi bộ ở khu vực này đảm bảo tính kết nối, an toàn. Tại khu vực này còn có nhiều tiện ích, địa điểm để thu hút người dân, khách du lịch đi bộ tham quan.

Cũng theo phương án tổ chức, các tuyến đường này sẽ ưu tiên người đi bộ nhưng vẫn cho phép một số loại xe đi lại vào các ngày trong tuần, chỉ cấm xe chạy trên đường Đồng Khởi vào cuối tuần.

Trước đó, vào kỷ niệm ngày Giải phóng Sài Gòn 30/4/2015 TP.HCM đã khánh thành và đưa công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ với chiều dài 670 mét, rộng 64 mét đi vào hoạt động. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND TP đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh. Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại… Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

120808321_393787241628153_1251944285437136262_n

Phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ để người dân đi bộ

Ngay sau khi đi vào hoạt động, giới kinh doanh và các nhãn hàng thời trang, mua sắm cũng như ẩm thực kỳ vọng sẽ làm ăn phát đạt ở đây. Thế nhưng thực tế, từ khi đi vào hoạt động tới nay thì đây vẫn chỉ là một con phố cho người dân đi bộ theo đúng nghĩa của mình. Ở hai ven đường phố đi bộ Nguyễn Huệ, khó có thể tìm thấy được một trung tâm mua sắm, khu vui chơi hay các nhà hàng quán ăn tại đây.

Tiến sĩ Võ Văn Tùng, Giảng viên khoa kinh tế một trương Đại học kinh tế lớn tại TP.HCM tiếc rẻ với phố đi bộ vì nơi đây có đủ những yếu tố để trở thành một phố đi bộ kết hợp kinh doanh và quảng bá du lịch bởi điểm cuối của phố đi bộ Nguyễn Huệ là bến Bạch Đằng nơi con sông Sài Gòn uống khúc chảy qua để nhìn qua bên kia sông là Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nơi TP.HCM đang kỳ vọng phát triển thành trung tâm kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Thế nhưng phố đi bộ hiện nay chỉ là những khách sạn, quán cà phê và khách du lịch cũng như người dân TP.HCM không tìm ra được một trung tâm thương mại, mua sắm cũng như điểm đặc biệt của phố đi bộ ở đây.

Lý do của phố đi bộ chỉ để “đi bộ” được Tiến sĩ Tùng đưa ra đó là giá thuê mặt bằng quá lớn, ngoài ra, lại không có xây dựng những điểm cho buôn bán và các trung tâm vui chơi giải trí.

Tới tháng 7/2017, TP.HCM có phố đi bộ thứ 2 là phố đi bộ Bùi Viện cũng tại quận 1. Đây được coi là điểm sáng duy nhất của TP.HCM đó là ngoài việc đi bộ thì du khách và người dân TP.HCM còn được uống cà phê, uống bia, rượi và những quán Bar. Thế nhưng cũng chỉ những mặt hàng như vậy xuất hiện ở phố đi bộ thứ 2 này. Và câu chuyện đáng buồn là từ khi phố đi bộ này đi vào hoạt động tình tình trạng mất trật tự, hỗn chiến của những khách nhậu tại đây liên tục diễn ra.

Tại Hội thảo 'Đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành quảng cáo đến năm 2030', diễn ra ngày 8/1/2020 tại TP.HCM. PGS.TS Nguyễn Văn Trình (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho biết các hình thức quảng cáo ở quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ) rất thu hút, nhưng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay lại quá nghèo nàn. Nếu phát triển quảng cáo ngoài trời tại phố đi bộ Nguyễn Huệ như quảng trường Thời Đại, đây sẽ là điểm thu hút du khách.

Ông Võ Trọng Nam (phó giám đốc Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM) cho rằng để "ước mơ" trên thành hiện thực, để ngành quảng cáo TP.HCM phát triển, cần phải có quy hoạch quảng cáo, cần hình thành các cơ chế đặc thù cho hoạt động quảng cáo TP.HCM. Còn về kỹ thuật, các doanh nghiệp quảng cáo hoạt động ở TP.HCM hoàn toàn có năng lực.

Trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên năm 2017, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng muốn quy hoạch phố đi bộ thì phải tổ chức được các công trình thương mại, dịch vụ và đặc biệt phải giải quyết được vấn đề bãi đỗ xe. Xe chở hàng vào phố như thế nào? Người dân sống trong khu phố đi bộ sẽ di chuyển ra sao? Giao thông bên ngoài được tổ chức như thế nào? Vì hiện nay để có thể kiếm chỗ đậu xe để tản bộ ở các phố đi bộ là cả một vấn đề lớn với người dân TP.HCM.

Nhìn ra các nước đang có phố đi bộ như Thái Lan, hay Hồng Kông thì thấy phố đi bộ của họ không chỉ để đi bộ mà còn để mua sắm, để vui chơi giải trí và bất kỳ du khách nào đến các nước này cũng phải ghé chơi ở phố đi bộ của họ.

Đơn cử như phố đi bộ Pattaya của Thái Lan. Ban ngày, phố đi bộ Pattaya là một khu chợ với rất nhiều quần áo, tranh ảnh, đồ trang sức, đá quý, đồ thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm. Còn khi về đêm, toàn khu phố như được bao phủ bởi những ánh đèn màu lấp lánh sáng rực trên bầu trời đêm, quầy bar, câu lạc bộ đêm, quán rượu đầy nghẹt khách chen chân, tiếng đàn, tiếng hát sôi động và các đôi tình nhân dập dìu, say sưa.

Xen lẫn những gian hàng là các hộp đêm, các quán bar từ bình dân cho tới sang trọng, nơi nào cũng rất đông đúc, và ở đó có rất nhiều những cô gái sexy. Rất nhiều du khách vào các quán bar dể uống rượu, sex show và đắm chìm vào những điệu nhảy, không gian sôi động bên trong quán… Đây là nguyên nhân chính làm cho Pattaya có biệt danh “Thành phố ma quỷ”.

Càng về đêm, sự đông đúc càng tăng với nhiều thứ âm thanh, tiếng trò chuyện râm ran bằng đủ thứ ngôn ngữ khác lạ, tiếng nhạc jazz lẫn trong tiếng nhạc rock, tiếng đàn guitar từng nhịp vang lên hoà vào tiếng kèn harmonica réo rắt vui tai… tất cả làm nên một bản hoà âm độc đáo chỉ có tại phố đi bộ Pattaya, Thái Lan này.

Tới đây, du khách sẽ thấy hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới tụ họp về nơi đây. Có một số người lần đầu tiên đặt chân đến phố đi bộ Pattaya và cảm xúc ngạc nhiên về nơi đây được biểu thị rõ trên khuôn mặt của họ. Có người lại đến đây thư giãn và thưởng thức đồ uống, một số ít đến tìm và ngắm phụ nữ. Ngồi trong một quán bar bất kỳ và ngắm nhìn về đường phố, xem mọi người đi bộ lướt ngang qua có thể là một điều thú vị để làm ở Pattaya.

Hay như phố đi bộ Tsim Sha Tsui, Hồng Kông. Con đường đi bộ Tsim Sha Tsui nằm ở cuối bán đảo Cửu Long. Đến đây, du khách có thể sải bước dọc theo con phố để ngắm cảng Victoria, một trong những bến cảng đông đúc và đẹp nhất trên thế giới.

Đi dọc phố Tsim Sha Tsui theo hướng từ tây sang đông, ngang qua Đại lộ Ngôi sao, nơi lưu dấu kỷ niệm và cả dấu tay của những người đã đóng góp cho nền công nghiệp điện ảnh của thành phố như Lý Tiểu Long, Vương Gia Vệ, Ngô Vũ Sâm, Châu Tinh Trì, Thành Long... Đừng bỏ qua cơ hội có một bức ảnh Selfie cùng dấu ấn của thần tượng nhé !

Tiếp đến, nếu đã dành thời gian tản bộ trên khu phố Tsim Sha Tsui thì du khách sẽ tới Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông và khám phá bộ sưu tập tranh, tượng và thư họa hoành tráng qua nhiều giai đoạn trong lịch sử phát triển văn hóa Trung Hoa, thưởng thức các bộ phim 3D hoành tráng.

Trung tâm Nghệ thuật Hồng Kông cũng là một điểm sáng trên con đường Tsim Sha Tsui. Tòa nhà bề thế với phong cách hiện đại này là nơi biểu diễn nhiều vở ballet, nhạc kịch và chương trình hòa nhạc hàng đầu thế giới. Vào buổi đêm, từ trên con phố Tsim Sha Tsui, du khách còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn âm thanh cùng vũ điệu ánh sáng lung linh huyền ảo. Chương trình biểu diễn Symphony of Lights diễn ra vào 8h tối, du khách hãy lưu ý thời gian để có thể ngắm trọn vẹn các màn nghệ thuật nước và ánh sáng thắp lên giữa vùng vịnh Vic…

Quay lại TP.HCM, có thể thấy việc TP.HCM mong muốn xây dựng những tuyến phố đi bộ cho người dân TP.HCM là điều hết sức đứng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, ở một phố đi bộ thì không thể chỉ để đi bộ mà còn phải có những đặc trưng cần có ở một phố đi bộ như những nước đang xây dựng thì những tuyến phố đi bộ sẽ là điểm thu hút được du khách nước trong và ngoài nước buộc phải ghé khi tới TP.HCM, cũng là nơi quảng bá những sản vật, những nét văn hóa của một vùng đất 300 năm tuổi mang tến đất 9 Rồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ