Pháp luật BHYT của Đức và Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ so sánh và những đề xuất cho Việt Nam

Nhàđầutư
Đó là tiêu đề Hội thảo quốc tế do Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Vietnam phối hợp tổ chức ngày 16/10 tại Hà Nội. Hội thảo nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ pháp luật Việt - Đức”.
PV
16, Tháng 10, 2020 | 14:45

Nhàđầutư
Đó là tiêu đề Hội thảo quốc tế do Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Vietnam phối hợp tổ chức ngày 16/10 tại Hà Nội. Hội thảo nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ pháp luật Việt - Đức”.

hoi thao bhxh

Toàn cảnh hội thảo "Pháp luật BHYT của Đức và Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ so sánh và những đề xuất cho Việt Nam".

Tham dự Hội thảo có ông Axel Blaschke - Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam; TS. Trần Quang Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; Các cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội; Đại diện một số bộ, ngành và đơn vị liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Quang Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, vấn đề an sinh xã hội được xem là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có CHLB Đức và Việt Nam. Hội thảo được tổ chức nhằm hướng tới mục đích là tạo diễn đàn để các nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, học viên, sinh viên trao đổi từ góc độ khoa học về quy định pháp luật BHYT của Đức và Việt Nam; Làm rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật BHYT nói riêng, qua đó sẽ góp phần nâng cao tri thức pháp lý về an sinh xã hội nói chung;…

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước đã có những tranh luận sát sao về những bất cập và giải pháp về chế độ BHYT tại Việt Nam hiện nay, nhằm góp ý, đề xuất cho dự thảo sửa đổi Luật BHYT sắp tới.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương - Phó Viện trưởng Viện Luật So sánh, BHYT ra đời như một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống vì mục đích bảo vệ cho sức khỏe cho người dân khi gặp những rủi ro, bệnh tật. Ở Việt Nam BHYT là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia có vai trò đảm bảo thanh toán chi phí y tế trực tiếp cho người tham gia không nhằm mục đích thương mại. Định hướng BHYT toàn dân đã chính thức thực hiện từ năm 2006 và liên tục được xác định là chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Bên cạnh những thành công vượt bậc trong thực hiện BHYT toàn dân, Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT đã đề ra đến năm 2025 và 2030 theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương hệ thống văn bản pháp luật y tế ngày càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Quy định về đối tượng tham gia BHYT đã bao quát khá toàn diện hướng tới bao quát toàn dân với tốc độ đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ người tham gia BHYT vào năm 2006 là 42%, đến hết năm 2019 đã lên tới gần 89%, ước tính khoảng 85,6 triệu người. Theo đó, chế độ hưởng, quyền lợi hưởng BHYT liên tục được mở rộng, bảo đảm cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, hướng đến cải thiện chất lượng sức khỏe của người dân. Nếu như năm 2000 mới chỉ có 28,1 triệu lượt người khám, chữa bệnh, thì đến năm 2019 đã là trên 186 triệu lượt người. Mặt khác, 100% cơ sở khám, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh, góp phần cải cách hành chính y tế ở Việt Nam, tăng thêm lợi ích cho người bệnh.

Theo ông Axel Blaschke - Trưởng đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Việt Nam: Tại Đức, BHYT là bắt buộc đối với gia đình. Ông giải thích: “Khi tôi sinh con, chỉ cần thông báo cho nhà nước để được hưởng BHYT. Bởi lẽ, việc có thêm con cái khiến gia đình có thể rơi vào cảnh nghèo khó, việc con cái được nhận BHYT mà không phải đóng phí là một trong những biện pháp giúp giảm gánh nặng tài chính trong các gia đình”.

Tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hữu Chí (Đại học Luật Hà Nội) nhấn mạnh: “BHYT hộ gia đình là một nội dung của BHYT nói chung. Thực hiện BHYT hộ gia đình là một trong những cách thức quan trọng để tiến tới BHYT toàn dân. BHYT hộ gia đình là loại hình bảo hiểm mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội cũng như bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ