Phản bác các quan điểm phủ nhận giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong bài viết của Tổng Bí thư
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết chống phá của các thế lực thù địch, với ngôn ngữ vừa kích động, xuyên tạc.
Tóm tắt bài viết
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết chống phá của các thế lực thù địch, với ngôn ngữ vừa kích động, vừa mị dân, dẫn dắt có chủ ý nhằm xuyên tạc nội dung bài viết của Tổng Bí thư, gây hoang mang dư luận, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, nhận diện, đấu tranh, khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn trong bài viết của Tổng Bí thư có một ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trong thời gian qua, sau khi bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng tải, các thế lực thù địch đã tán phát nhiều bài viết, bình luận trên các trang mạng phản động với nội dung xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nội dung bài viết trên. Chúng cho rằng Tổng Bí thư đã đưa ra "hệ thống lý luận cũ kỹ, không còn phù hợp với thời đại" và Việt Nam "lợi dụng tự do, dân chủ, tuyên truyền chống phá các nhà nước tư bản"; phản đối chế độ một đảng lãnh đạo ở Việt Nam; bôi nhọ, nói xấu chế độ ta và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điển hình như: Phạm Đình Bá tán phát bài "Phản biện lý luận của Nguyễn Phú Trọng"; Nguyễn Tô Hiệu tán phát bài "Về bài viết hoang tưởng và đẫm lệ của Tổng Bí thư"; Hải Triều tán phát bài "Con đường lên chủ nghĩa xã hội của ông Trọng và hiểm họa của dân tộc Việt Nam"; Phạm Trần tán phát bài "Những chiếc bánh vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam", Nguyễn Hữu Vinh tán phát bài "Một sản phẩm của sự "nhai lại"… Thực chất đây là những luận điệu sai trái, cố tình xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Tổng Bí thư đã khái quát trong bài viết quan trọng của mình!
Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam
Một trong những luận điệu xuyên tạc bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà các thế lực thù địch rêu rao là: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường sai lầm, dẫn dân tộc Việt Nam đến đường cùng, ngõ cụt"! Để phản bác lại luận điệu này, chúng ta cần nhìn lại lịch sử dân tộc từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến nay, sẽ thấy rõ thực chất ý đồ ẩn giấu đằng sau những ngôn từ trên. Hẳn mọi người yêu nước Việt Nam đều nhớ rõ ngày 1/9/1858, mượn cớ bảo vệ những người truyền giáo Kitô bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp, thực dân Pháp và Tây Ban Nha đã nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sự nhu nhược trước kẻ thù của triều đình Huế lúc đó đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp thiết lập sự đô hộ trên đất nước ta, chấm dứt thời kỳ độc lập gần 9 thế kỷ của dân tộc, kể từ sau thời kỳ Bắc thuộc.
Không chịu khuất phục trước ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, suốt hơn 7 thập niên, đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của các phong trào yêu nước chống lại kẻ thù song tất cả các cuộc nổi dậy đó đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân; các cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo… Các phong trào yêu nước này đã nói lên truyền thống bất khuất của dân tộc không vì giai đoạn đau thương của dân tộc mà bị ngắt quãng.
Tuy nhiên, các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại bởi nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học và sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước. Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường cứu nước bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở đó con đường để giải phóng dân tộc và tích cực truyền bá học thuyết khoa học và cách mạng đó vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước để từ đó hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam thì phong trào cứu nước của dân tộc ta mới chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối; cách mạng Việt Nam mới thực sự được một Đảng chính trị chân chính dẫn dắt với một đường lối phát triển phù hợp với trào lưu tiến hoá chung của nhân loại và xu thế của thời đại - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội như Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định: "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản"(1).
Tiếp cận các sự kiện trên đây dưới góc độ lịch sử tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, phải khẳng định một sự thật không thể bác bỏ rằng con đường cách mạng vô sản gắn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đòi hỏi nội tại của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Không lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta và nhân dân ta sẽ mãi mãi chìm trong cảnh nô lệ, lầm than, không có lối thoát, tuyệt đối không phải là "con đường sai lầm, dẫn dân tộc Việt Nam đến đường cùng, ngõ cụt" như luận điệu chống phá của các thế lực thù địch!
Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc và nhân dân Việt Nam
Xuyên tạc những vấn đề lý luận trong bài viết của Tổng Bí thư, các thế lực thù địch, cơ hội còn cho rằng: "Chủ nghĩa xã hội chỉ là phương tiện cứu nước, giành độc lập dân tộc, và khi giành độc lập rồi thì cần phải thay đổi phương tiện". Thực chất đây là thủ đoạn đánh tráo khái niệm, hòng phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phải khẳng định ngay rằng, với thắng lợi vĩ đại của Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại lãnh đạo, dân tộc Việt Nam trở thành một trong những dân tộc đầu tiên làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công ở một nước thuộc địa và lệ thuộc; một trong những dân tộc đầu tiên đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ - La tinh.
Cùng với đó, những thành tựu to lớn trong hơn 35 năm đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, quan hệ quốc tế... đã khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Hơn 90 năm trước, Đảng và dân tộc đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đó mãi mãi là lựa chọn, là con đường đi tới tương lai của dân tộc ta, không phải "nhìn lại" hay "thay đổi" như tư vấn của những nhà cách mạng giả hiệu! Tuy nhiên, chúng ta cũng "cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống"(2) như Tổng Bí thư đã chỉ ra.
Phản bác lại các quan điểm phủ nhận giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong bài viết của Tổng Bí thư
Hoảng hốt trước những lập luận chặt chẽ trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các thế lực thù địch cố gắng dùng mọi thủ đoạn để cố tình xuyên tạc, bôi nhọ bài viết. Chúng cho rằng: "Đọc cả bài viết, người ta không tìm đâu ra một bóng dáng của định nghĩa, như thế nào là Chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội là con đường nào? Một điều gì mới mẻ xuất hiện trong bài viết là hoàn toàn không có"! Khi tranh luận đến một vấn đề thuộc về lý luận và khoa học, thiết nghĩ người tranh luận cần phải đọc và hiểu những thông tin tranh luận để đảm bảo tính khách quan, khoa học, chứ không thể dùng sảo ngôn, cãi cùn để bẻ cong sự thật như lập luận trên.
Phải thấy rằng, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nội dung rất đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ; phản ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết. Một trong những điểm nhấn của bài viết là đưa ra những lý lẽ sâu sắc, luận cứ thuyết phục về nội hàm xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đó là "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"(3). Liệu những người "không tìm đâu ra một bóng dáng của định nghĩa, như thế nào là Chủ nghĩa xã hội" có cần phải học lại kiến thức lý luận cơ bản để tranh luận?
Bài viết của Tổng Bí thư đã khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội mang bản chất tốt đẹp, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, lấy con người làm trung tâm, dựa trên lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội tư bản "lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm đoạt của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội". Ấy vậy mà, tác giả các bài viết sai trái trên vẫn cho rằng "chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hoàn toàn không có bình đẳng xã hội, không có an sinh, phúc lợi xã hội gì cả, mọi thứ đều phải trả bằng tiền". Có lẽ nào họ muốn dân tộc ta phải đi tìm cái bình đẳng của Phương Tây khi mà một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng và do đó chi phối toàn xã hội. Trong nhiều bài viết chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thế lực thù địch thường xuyên so sánh vấn đề dân chủ ở Việt Nam và vấn đề dân chủ Phương Tây nhưng họ không hiểu rằng trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ", dù có thể thay đổi chính phủ, nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Làm sao mà các thế lực thù địch lại có thể cố tình làm ngơ trước thực tế đó để rồi vu cáo một cách thiếu thuyết phục đại loại như "Việt Nam hoàn toàn không có bình đẳng xã hội, không có an sinh, phúc lợi xã hội gì cả, mọi thứ đều phải trả bằng tiền". Phải chăng khi đã đuối về mặt lý luận, đã kém về mặt thực tiễn thì họ cố tình "cắn càn", "cãi cùn:? Phải chăng đây mới là cái "bánh thật: mà những kẻ cơ hội thù địch muốn nhắc tới hay sự thật chỉ là "bánh vẽ" của nền dân chủ Phương Tây mà thôi?
Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư đã làm rõ những vấn đề cốt lõi của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta kiên định trong quá trình đổi mới; đồng thời đã khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội mang bản chất tốt đẹp, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, lấy con người làm trung tâm, dựa trên lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa cá nhân và phe nhóm. Để đạt được mục tiêu đó, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Không chấp nhận thực tế đó, những người thù địch với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta lại cố tình xuyên tạc, lèo lái, dẫn dắt đánh lừa dư luận nhằm thực hiện mưu đồ phản động của mình khi cho rằng: "Đảng cộng sản dốc tâm lo xây dựng chủ nghĩa xã hội để nắm giữ lợi quyền. Để độc quyền cai trị. Để có cơ nhũng lạm, cướp bóc, làm giàu cho cá nhân, phe nhóm, vinh sang cho một đảng trị vì khiến đất nước cứ mãi lạc hậu đói nghèo". Cần khẳng định rằng có thể ở các văn kiện, tài liệu khác, đồng chí Tổng Bí thư đã đề cập đến vai trò, bản chất cách mạng của Đảng ta, nhưng tiếp cận dưới góc độ một bài viết có tính lý luận cao, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng lập luận khoa học, thuyết phục, kể cả phản bác đanh thép, sắc bén trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư khẳng định rằng: Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận; những hạn chế, khuyết điểm của chúng ta là có thực, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là những khó khăn, trở lực cả khách quan lẫn chủ quan đang từng ngày, từng giờ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, mà thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Cũng từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãnh phí, thoái hóa… trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị. Thực tế công tác xây dựng Đảng ở nước ta và những quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư trong bài viết là sự tiếp nối của tư tưởng Hồ Chí Minh: "Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác". Do đó hoàn toàn không có chuyện "nhũng lạm, cướp bóc, làm giàu cho cá nhân, phe nhóm, vinh sang" như sự xuyên tạc của những người chống phá chế độ!
Phê phán những luận điệu chống phá dư luận xã hội xung quanh bài viết của Tổng Bí thư
Không thể chống phá được những nội dung lý luận rất sâu sắc, toàn diện trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những kẻ cơ hội, thù địch lại quay sang chống phá dư luận trong nước và quốc tế khi nghiên cứu bài viết trên, họ cho rằng: "Hài hước hơn, đám ăn theo, nói leo của Tổng bí thư đã không ngần ngại đưa ra những lời lẽ xu nịnh đến mức không chỉ những người có liêm sỉ, cảm thấy xấu hổ khi nói, mà lẽ thường, ngay cả người được khen nịnh cũng sẽ cảm thấy xót xa và ngượng chín mặt khi được nịnh một cách lố bịch". Có một thực tế không thể phủ nhận được là từ khi bài viết được công bố ngày 16/5/2021 đến nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, tạp chí… đã có hàng nghìn bài viết, bài bình luận của độc giả, từ cán bộ hưu trí, đảng viên ở cơ sở, nhân dân ở mọi vùng, miền của Tổ quốc, từ đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo cho đến các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, kiều bào ta ở nước ngoài… đón nhận bài viết của Tổng Bí thư với niềm tin tưởng và sự hưởng ứng tích cực. Đối với các Đảng Cộng sản, Đảng Lao động trên thế giới như: Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng nhân dân Campuchia, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Lao động Thụy Sĩ, Đảng Cộng sản Ucraina, Đảng Cộng sản Braxin, Đảng Cộng sản Anh, Đảng Cộng sản Italia, Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha, Đảng Lao động Mêhicô, Đảng Cộng sản Xyri, Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn, Đảng Cộng sản Mỹ… đều bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhận định về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Cố Viễn Dương, Chuyên gia Nghiên cứu Việt Nam học, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng: "Đây là bài viết mang tính lý luận, tính hiện thực, tính tiếp cận, tính dự báo rất cao, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng và sâu rộng đối với sự phát triển toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam"(4). Tiến sĩ Alberto Ayana Gutierres, Tổng Bí thư Đảng Lao động Mêhicô cho rằng: "Thông qua bài viết, chúng tôi càng chắc chắn niềm tin vào việc lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quyết định đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và rất phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam"(5). Đồng chí S.M. Mironov, Chủ tịch Đảng nước Nga Công bằng - Những người yêu nước - Vì sự thật cho rằng: "Việc bác bỏ những giáo điều lạc hâu, thực hiện những cách tiếp cận và tư tưởng mới được thể hiện trong bài viết của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ là lời giải đáp cho những vướng mắc về xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại mà Việt Nam đang gặp phải"(6). Đồng chí Sẻngphết Hùngbunnhuông, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam cho rằng: :"bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất phong phú cả về mặt lý luận, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"(7). Và ở Việt Nam, ông Nguyễn Trung Thành, một người dân bình thường như bao người dân khác ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tâm sự: "Những lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục trong bài viết đã là câu trả lời khẳng định đầy đủ, rõ ràng về công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua là hoàn toàn đúng đắn. Những nội dung mà Tổng Bí thư đề cập cũng là mong ước của nhân dân, làm sao xã hội ngày càng phát triển thì đời sống nhân dân càng hạnh phúc"(8). Là một nhà nghiên cứu lý luận có uy tín, PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nhấn mạnh: "Từ tổng kết của Việt Nam, Tổng Bí thư đã đóng góp thêm tiếng nói của Việt Nam vào kho tàng lý luận thế giới về chủ nghĩa xã hội"(9). Vậy phải chăng những nhận định, đánh giá của người dân, của những học giả và chính khách trong và ngoài nước vừa viện dẫn về bài viết của đồng chí Tổng Bí thư là "thiếu khách quan", "là xu nịnh" như đánh giá của các bài viết phản diện, sai trái? Hay đó là tiếng nói của lương tri, của niềm tin vào con đường đi tới hạnh phúc và bình đẳng của nhân loại? Thiết nghĩ, những người có đủ lương tâm và hiểu biết đều có thể trả lời khách quan câu hỏi trên!
Ra đời cách đây vừa tròn 1 năm, bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm tư tưởng, lý luận và thực tiễn sâu sắc của Tổng Bí thư về một vấn đề có nội dung rất rộng lớn, phong phú, phức tạp, đó là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị sẽ tiếp tục đưa ra các luận điệu phản động, tìm cách phủ nhận, bôi đen thành tựu xây dựng, phát triển đất nước, xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hạ thấp uy tín đồng chí Tổng Bí thư. Chính vì vậy, mọi người cần hiểu rõ giá trị bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, coi đây là cơ sở khoa học, luận điểm để phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 1.
(2) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (Tuyển chọn). Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 28.
(3) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 16 - 17.
(4) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 732.
(5) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 685.
(6) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 642.
(7) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 608.
(8) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 431.
(9) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 297.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề
Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 06:23
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 10 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago