Ông Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc: Nhìn từ kinh tế

HÀN GIA BẢO
16:52 25/10/2017

Hôm nay 25/10, ông Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trước đó, tại Đại hội lần thứ 19, tất cả 2.300 đại biểu CPC đã nhất loạt giơ tay biểu quyết cho việc ghi tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng.

Cùng ngày, các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã ra mắt truyền thông trong nước và quốc tế. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính CPC được bầu trong phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Trung ương CPC khóa 19.

7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị CPC khóa 19, gồm ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế và Hàn Chính, trong đó ông Triệu Lạc Tế còn được chọn làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của CPC.

tap-can-binh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đại biểu trong một cuộc biểu quyết lúc bế mạc Đại hội thứ 19 CPC.

Đại hội lần thứ 19 của CPC chính thức kết thúc vào hôm 24/10/2017. Trên 2.300 đại biểu đã bầu ra 205 ủy viên trung ương. Ông Tập rõ ràng đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc từ 40 năm qua. Cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào đều không được ghi tên của mình vào Điều lệ Đảng như thế. Chỉ có thể quay trở lại thời Mao Trạch Đông, người sáng lập ra chế độ, mới tìm lại được vinh dự tương đương (nhưng tư tưởng của Mao hồi bấy giờ cũng chỉ đươc ghi nhận sau khi ông ta qua đời).

Việc khắc ghi tư tưởng của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng cho thấy rõ quyền lực của ông Tập trên 89 triệu đảng viên và đối với đất nước.

Kích hoạt hai cuộc cách mạng

Ông Tập đã kết thúc di sản của Đặng Tiểu Bình, với việc kích hoạt hai cuộc cách mạng. Về đối nội, đó là việc quay lại với quyền lực độc tôn và sự toàn trị ngày càng công khai. Về đối ngoại, đó là sự khẳng định một đại cường trên toàn cầu.

Tuy nhiên, mục tiêu đưa Trung Quốc lên vị trí đại cường số một vào năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đối mặt với không ít thách thức. Hai cuộc cách mạng mà ông Tập Cận Bình tiến hành trong nhiệm kỳ đầu cũng phải trả bởi những cái giá khá đắt.

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập dưới ngọn cờ chống tham nhũng đã làm rúng động toàn bộ CPC: 750.000 quan chức bị trừng phạt, 35.600 bị truy tố và gần 10% trong số 205 ủy viên trung ương bị bỏ tù.

Ưu tiên cho tăng trưởng đã khiến việc tái cơ cấu 155.000 công ty quốc doanh bị ngưng trệ. Vào lúc ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo nền kinh tế thứ nhì thế giới, nhiều chuyên gia bày tỏ mối lo ngại trước hiện tượng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Lần đầu tiên từ 1/4 thế kỷ nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể xuống dưới ngưỡng 6% vào năm 2018.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã cảnh báo, tăng trưởng Trung Quốc chậm lại do các món nợ khổng lồ. Các cơ quan thẩm định tài chính Moody’s và Standard & Poor's đã hạ điểm về nợ của Trung Quốc. Tổng số nợ Trung Quốc, ngoài lãnh vực tài chính, có thể vượt qua 290% của GDP Trung Quốc từ đây đến 2022, so với 235% vào năm ngoái.

Tuy nhiên theo bà Françoise Renard, Giám đốc Viện Nghiên cứu về Kinh tế Trung Quốc, không nên hoảng hốt vì kinh tế nước này vẫn chưa lâm nguy. Bà Renard giải thích: “Trung Quốc đang bắt đầu định hướng lại kinh tế của mình, cải thiện tăng trưởng theo hướng chú ý đến chất lượng của tăng trưởng, để tránh rơi vào cái bẫy đối với các nước có thu nhập trung bình. Cụ thể là Trung Quốc đã đề ra những dự án khổng lồ, đặc biệt trong lãnh vực môi trường, nhưng mục tiêu chưa đạt được, vì vấn đề rất khó”.

Hồi tháng 10/2012 và sau đó đến mùa xuân năm 2013, khi các cải cách kinh tế của “Tập gia gia” được đưa ra, vấn đề đối với CPC chỉ là đấu tranh chống tham nhũng, chuyển đổi nền kinh tế dựa vào tiêu thụ nội địa và tự do hóa.

Đối với chống tham nhũng và chuyển đổi mô hình kinh tế, Bắc Kinh đã đúng hẹn. Công cuộc “đả hổ, diệt ruồi” đại quy mô đã giúp Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát cả về chính trị lẫn kinh tế cả nước. Còn việc chuyển đổi tăng trưởng, từ dựa trên xuất khẩu hàng giá rẻ sang dựa vào tiêu thụ của giai cấp trung lưu, những con số thống kê đã tự nó nói lên. Hồi Đại hội 18, tiêu thụ chiếm khoảng 35% GDP, còn nay lên 40%. Riêng khu vực dịch vụ chiếm đến 50% nền kinh tế.

Cải cách các công ty quốc doanh

Đánh giá về nợ Trung Quốc của các chuyên gia cũng có nhiều điểm khác nhau. Philippe Le Corre, thuộc Havard Kennedy School cho rằng vấn đề này hết sức to lớn. Alicia Garcia Herrero - nhà kinh tế của Natixis tại Hồng Kông cũng nhận thấy nợ nần tiếp tục tăng lên, tỉ lệ với GDP. Ngược lại, Aidan Yao - thuộc Axa IM ở Hồng Kông - không loại trừ việc tỉ lệ nợ giảm xuống trong năm nay. Ông này nói: “Các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng lên nhờ chính quyền cải thiện xuất khẩu và giảm tình trạng sản xuất thừa, nên ít có nhu cầu vay hơn”. Chuyên gia này cũng nêu ra hành động tích cực của Ngân hàng Trung ương nhằm giảm bớt tín dụng đen.

Cũng cùng xu hướng lạc quan, Sébastien Djaoui, chuyên về thị trường Trung Quốc của ngân hàng Nomura tương đối hóa vấn đề nợ, nhấn mạnh đến cán cân thương mại thặng dư và lượng tiền tiết kiệm lớn: “Nợ của Trung Quốc do người Trung Quốc nắm giữ”. Các chuyên gia đều đồng ý ở một điểm: nợ nần phình to, chủ yếu là do các công ty quốc doanh. Tập Cận Bình cam đoan sẽ cải cách các tập đoàn công nghiệp khổng lồ này, đa số kém hiệu quả và sản xuất thừa.

Chính quyền đã cho sáp nhập các công ty quốc doanh làm ăn hiệu quả nhất với các doanh nghiệp đang suy sụp, với tham vọng tạo ra các đại tập đoàn mang tầm quốc tế. Aidan Yao nhận định: “Biện pháp này khác hẳn những gì thị trường trông đợi cách đây 5 năm, nhắm vào tư nhân hóa”. Tuy vậy cũng đã có những nỗ lực để chuyển đổi khu vực quốc doanh.

Nếu việc tự do hóa đã được tiến hành từ 5 năm qua, đặc biệt trong lãnh vực tài chính, qua việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và kết nối thị trường chứng khoán Thượng Hải với Hồng Kông, nhưng rõ rệt là nền kinh tế ngày càng bị tập trung hóa. Ngay cả thông qua các ngôi sao công nghệ, thường là tư nhân, như Hoa Vĩ (Huawei), thì Nhà nước đã tăng cường kiểm soát qua những mối liên hệ với Đảng hay chính quyền địa phương, theo kiểu “golden share” (cổ phần ưu tiên).

Chuyên gia Sébastien Djaoui dự báo: “Chính quyền có thể nắm lấy các công ty đã trở nên quá to, như Alibaba chẳng hạn”. Nhà tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), chủ nhân tập đoàn bán hàng trên mạng vào mùa xuân từng nói: “Chúng tôi không chỉ là một doanh nghiệp mà chúng tôi là cả một nền kinh tế”. Thế nên, tương lai, rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ cố mở rộng thêm nữa tầm khống chế của mình./.

  • Cùng chuyên mục
Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, gồm 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và 14 ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 14:03

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Tổ công tác số 10 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội vừa có buổi làm việc với các quận, huyện Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mỹ Đức để nắm bắt tình hình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 26/06/2025 08:28

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm trụ sở làm việc của Đảng ủy và UBND 126 phường, xã sau sắp xếp, để vận hành thí điểm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kể từ 1/7.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đức, mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 20:10

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định, tân Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới là người gắn bó với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 16:22

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tận dụng hiệu quả hạ tầng cảng biển nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy, các khu kinh tế ven biển và vùng nguyên liệu dọc hành lang Đông - Tây.

Sự kiện - 25/06/2025 15:41

 [Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, phải học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới để nắm vững, làm chủ công nghệ AI, phát triển các mô hình AI cho chính Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 12:56

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, như: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; các dự án cầu vượt Sông Hồng; các dự án nhà máy xử lý rác thải, xử lý nước thải, cải thiện môi trường sông Tô Lịch và các sông nội đô...

Sự kiện - 25/06/2025 09:55

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Để đảm bảo quá trình sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra trơn tru, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiến hành đồng bộ việc sắp xếp nhân sự, sẵn sàng hạ tầng số; không để gián đoạn, ùn ứ thủ tục hành chính do sáp nhập.

Sự kiện - 25/06/2025 09:14

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất và chủ trì xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp xã cho 34 tỉnh thành mới phục vụ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.

Sự kiện - 25/06/2025 06:45

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Lê Hữu Hoàng và Đinh Văn Thiệu đã có đơn xin nghỉ công tác.

Sự kiện - 24/06/2025 17:21

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 24/06/2025 11:08

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghỉ hưu trước tuổi, bắt đầu từ ngày 1/7.

Sự kiện - 24/06/2025 11:05

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Trong bối cảnh thời điểm hợp nhất hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất cận kề, kỳ họp thứ 33 là kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 24/06/2025 10:32

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran:  Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran: Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Nhiều dự báo cho thấy căng thẳng địa chính trị Israel - Iran làm cho giá dầu có khả năng lên tới 120 USD/thùng thay vì kỳ vọng duy trì dưới ngưỡng 70 USD/thùng đến hết năm 2025. Trong nước, giá xăng dầu đã tăng “khủng” từ ngày 19/6, dấy lên lo ngại về chỉ số CPI.

Sự kiện - 24/06/2025 06:45