Ông Nguyễn Duy Hưng: Hành động để hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường mới hấp dẫn nhà đầu tư

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI cho rằng Việt Nam chưa được MSCI đưa vào danh mục nâng hạng lên thị trường mới nổi theo công bố ngày 21/6, với hiện trạng như hiện tại nếu được nâng hạng mới là điều không tốt.
NGỌC ĐIỂM
26, Tháng 06, 2017 | 11:47

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI cho rằng Việt Nam chưa được MSCI đưa vào danh mục nâng hạng lên thị trường mới nổi theo công bố ngày 21/6, với hiện trạng như hiện tại nếu được nâng hạng mới là điều không tốt.

Nguyen Duy Hung

Ông Nguyễn Duy Hưng: "với hiện trạng như hiện tại nếu được nâng hạng mới là điều không tốt "

Ngày 21/6/2017 giờ Việt Nam, MSCI đã chính thức công bố bảng theo dõi đánh giá xếp hạng thị trường mới nổi. Theo đó, chỉ duy nhất nhóm cổ phiếu loại A của Trung Quốc được lên thị trường mới nổi, sau 4 năm được đưa vào đánh giá phân loại thị trường hồi năm 2013. Trong khi đó, Argentina, Nigeria vẫn nằm trong danh sách "chờ" và Việt Nam thậm chí còn chưa được đưa vào danh sách theo dõi.

TTCK Việt Nam ngay sau đó đã phản ứng với thông tin này và một số cổ phiếu bluechips đã điều chỉnh giảm nhẹ, cộng thêm thông tin margin tại một CTCK lớn có dấu hiệu căng cứng nên nhà đầu tư buộc phải bán bớt cổ phiếu để giảm tỷ trọng.

Đánh giá về điều này, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI cho rằng Việt Nam chưa được MSCI đưa vào danh mục nâng hạng lên thị trường mới nổi theo công bố ngày 21/6, với hiện trạng như hiện tại nếu được nâng hạng mới là điều không tốt. Bởi khi ấy giống như ta được đưa hàng hoá chất lượng không đạt tiêu chuẩn vào trong siêu thị yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao, người mua sẽ hào hứng tham gia lần đầu vì mới lạ nhưng khi phát hiện ra chất lượng sẽ không bao giờ quan tâm nữa.

Theo ông Hưng, mục tiêu của chúng ta là được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong đợt xét lần tới bằng cách nhanh chóng cải thiện để đáp ứng đầy đủ những tiêu chí nâng hạng mà MSCI đã chỉ ra. Khi ấy vị thế của thị trường chứng khoán Việt nam cũng như định mức tín nhiệm quốc gia sẽ được nâng cao, thuận lợi thu hút vốn đầu tư cả về lượng và chất sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Ông Hưng đánh giá việc không được nâng hạng lên thị trường mới nổi lần này thực chất không tác dụng tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vì nếu có được nâng hạng thì tỷ trọng của Việt Nam trong rổ mới nổi là quá nhỏ, trong khi tỷ trọng của Việt Nam trong rổ cận biên lại tăng và câu chuyện Việt Nam được nhắc đến nhiều hơn khi Việt nam vẫn là thị trường cận biên lần này.

Theo ông Hưng, thị trường chứng khoán Việt nam phát triển lành mạnh và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế con đường duy nhất là làm sao đáp ứng các tiêu chí để lần xét tới sẽ được nâng hạng thị trường mới nổi. Không thể phát triển được nếu chúng ta nằm mãi ở thị trường cận biên thế này. Hành động để hướng tới mục tiêu nâng hạng thì trường của chính phủ đã rất hấp dẫn nhà đầu tư chứ không phải chỉ hấp dẫn khi thị trường đã được nâng hạng.

Các vấn đề chúng ta cần cải thiện là gì? Đầu tiên là mức độ mở với sở hữu nước ngoài. Điều này được bàn luận rất nhiều kể từ khi Nghị định 60 ra đời và có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nghị định này. Việc nói giới hạn sở hữu nước ngoài trong thời gian gần đây được đánh giá là tích cực nhưng chưa đủ, các công ty ở một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài, một số công ty đủ điều kiện nhưng khá dè dặt vì lo ngại thâu tóm. Trong khi đó, quyền bình đẳng với NĐTNN vẫn cần phải cải thiện do một số thông tin về doanh nghiệp không có sẵn bằng tiếng Anh.

Vấn đề thứ hai là mức độ tự do hoá thị trường ngoại hối, hiện chúng ta chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước còn hạn chế, thanh khoản thấp.

Việc gia nhập thị trường còn khó khăn khi NĐTNN bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký giao dịch và việc mở tài khoản cần được VSD thông qua. Việc ra mắt dịch vụ đăng ký trực tuyến và giảm thời gian cấp mã số giao dịch được đánh giá tích cực nhưng các tài liệu vẫn phải dịch ra tiếng Việt.

Về thanh khoán bù trừ, Việt Nam không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vài trò là tổ chức bừ chứng khoán. Ngoài ra không có công cụ vay thấu chi và các giao dịch cần ứng tiền trước; bên cạnh đó về khả năng chuyển nhượng, giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật cần được UBCK chấp nhận trước. Chúng ta cũng chưa có bán khống và cho vay chứng khoán.

Trong các yếu tố trên, có rất nhiều điểm chúng ta có thể cải thiện được ngay, như việc cung cấp thông tin bằng tiếng Anh, hay giảm thủ tục cho NĐTNN. Hãy nhớ rằng, Trung Quốc liên tục cải thiện thị trường song họ vẫn phải mất 4 năm mới được nâng hạng kể từ khi cho vào danh sách đánh giá, nên chặng đường của Việt Nam vẫn còn rất dài, tùy thuộc vào việc chúng ta cố gắng đến đâu.

(Theo Ndh)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ