Ông Nguyễn Đức Hưởng: Chuyển giao vị trí Chủ tịch LienVietPostBank để tập trung cho sức khỏe
Sau ba năm dự tính, Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chính thức quyết định dừng công việc tại nhiệm sở...
Ngày 9/1/2018, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) nêu một dự báo với phóng viên VnEconomy: "Thị trường chứng khoán có thể sắp điều chỉnh mạnh, cần có cảnh báo kẻo rủi ro lớn với những người ít tiền".
Khi đó, VN-Index vừa chinh phục xong mốc 1.000 điểm sau 10 năm, toàn thị trường hưng phấn hướng đến mốc 1.100 điểm, thậm chí chờ đợi kỷ lục 1.200 điểm.
Nhưng một tuần sau, thị trường đón phiên chỉnh mạnh đầu tiên vào ngày 17/1. Và sau gần một tháng, VN-Index liên tiếp có những cú rơi, mức giảm có lúc trên 64 điểm trong một phiên, mà nhà đầu tư dùng cách gọi "sập sàn", "trắng bên mua" như từng xẩy ra năm 2008.
Nhà đầu tư nhạy bén
Khi nhắn tin cảnh báo, ông Hưởng đang trị bệnh ở nước ngoài. Ông cũng trao đổi với một số người, nhưng hầu hết không ai tin.
Bảy năm trước, ông Hưởng cũng từng lên báo chia sẻ một quan điểm: "Tôi đã nói mẹ tôi bán vàng và gửi tiết kiệm". Có bình luận bên lề rằng, quan điểm này hàm ý chính trị, trấn an thị trường hơn là khía cạnh đầu tư.
Khi đó giá vàng leo thang tới 47 triệu đồng/lượng, người dân xếp hàng đi mua. Thế nhưng, đó cũng chính là đỉnh của rủi ro. Giá vàng nhanh chóng lao dốc, giảm sâu và ròng rã cho đến nay gần như không có sóng nào thực sự lớn hồi lại.
Với người biết rõ ông Hưởng, đó chính là những cảnh báo được đưa ra từ một nhà đầu tư đã sớm có mặt ở chân con sóng lớn đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 rồi rời đỉnh vào cuối 2007, trú vốn vào vàng từ 2008 và rời đỉnh 47 triệu đồng/lượng vào 2011, rồi "bắt đáy" bất động sản kỳ đóng băng 2011 - 2013…
"Biết đủ - biết dừng" và "phải biết cắt lỗ, cắt lãi" là quan điểm của nhà đầu tư này. Ông thành công ở quá trình dịch chuyển vốn qua các kênh nói trên, nhạy bén hơn là may mắn, với tố chất của một người từng tự doanh và có khả năng mua được cả một dãy phố tại Pleiku hơn hai mươi năm trước.
"Xởi lởi, trời cho" cũng là một quan điểm trong cuộc sống và đầu tư, mà ông Hưởng từng lý giải: "Trong cuộc sống, cho là nhận, bớt là thêm. Mục tiêu cuộc sống của tôi không phải phấn đấu vì tiền, vì quyền, mà chính là đi được bao nhiêu nơi, làm được điều gì mới, giúp được bao nhiêu người".
Quan điểm xởi lởi đó dễ thấy ở cái gật đầu mua hẳn một sàn thương mại dự án bất động sản kỳ đóng băng 2011 - 2013 mà không quá quan tâm về giá; hay quyết định mua cả một chuỗi nghỉ dưỡng, nông trại ở Úc sau khi đọc báo; đấu giá săn nhà qua điện thoại… Mà vài năm sau các khoản đầu tư này đều đã lãi cỡ gấp rưỡi, gấp đôi.
"Không phải ẩu hoặc chủ quan. Bản năng, thói quen và phân tích định hướng nhanh thôi. Bí quyết giải quyết công việc để thanh thản là mình quyết nhanh, gói lại, quên đi để còn đầu óc và thời gian làm việc khác", ông Hưởng giải thích về những quyết định đầu tư, cũng như xử lý các tình huống trong cuộc sống.
Tất nhiên, mỗi quyết định và lựa chọn, nhà đầu tư này cho rằng phải nhìn rõ nguy cơ, những điều xấu nhất trước; từ đó xác định cơ sở và khả năng bản thân có thể chịu đựng cả về vật chất và tâm lý được hay không.
Sức đầu tư và khả năng chịu đựng đó như thế nào?
Ông Hưởng kể, có lần cơ quan thanh tra ngân hàng cũng tìm hiểu, nhưng chẳng thấy ông có công ty con, sân sau nào cả, cũng không vay nợ ngân hàng một đồng nào.
"Đơn giản thôi, vì kinh doanh và huy động vốn trên thị trường tài chính, thị trường vốn hiệu quả, tinh tế hơn so với thị trường tiền tệ, vay tiền ngân hàng đơn thuần", nhà đầu tư này giải thích.
"Ông sếp nông dân"
Người Bắc, vào Tây Nguyên lập nghiệp. Nguyễn Đức Hưởng làm ngân hàng từ ba mươi năm trước, với xuất phát điểm nhân viên ghi chép và đánh máy, trợ lý cho một giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Chính việc ghi chép, soạn tài liệu, lưu trữ các bài viết của lãnh đạo và nghiên cứu hồ sơ hàng ngày là một quá trình học. Rồi đến thực tế làm tín dụng sơ khai mấy chục năm trước, như chuyên đi chăn bò cùng bà con để hiểu và thẩm định khi quyết định sản phẩm cho vay... bằng bò.
Vậy nên về sau, người biết ông cũng hiểu không phải làm hình ảnh ở ông sếp ngân hàng vứt giày lội ao, vuốt ve từng con bò, xông vào chuồng lợn, săm soi từng gốc cây thớ đất những lần đi thực tế.
"Đặc tính nông dân" đó theo suốt quá trình làm ngân hàng của Nguyễn Đức Hưởng. Chục năm làm lãnh đạo LienVietPostBank, năm nào cũng vậy, mỗi tháng không có vài chuyến đi thực tế vùng sâu vùng xa, không ngủ ở làng xã, không có vài bữa cuốc lủi với cơm dưa cá đồng thì ông lại chỉ đạo nhân viên xếp lịch. Đến đâu, gặp trường hợp nào khó khăn là nhận đỡ đầu, bỏ tiền túi hỗ trợ, tìm cách bố trí việc làm…
Xuất phát điểm của người làm tín dụng nông nghiệp nông thôn, đến cấp quản lý cả địa bàn Kon Tum, rồi "ông sếp nông dân" này ra Hà Nội làm Giám đốc Chi nhánh Agribank Thăng Long. Đó cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán lên cơn sốt, ông Hưởng bắt đầu nổi tiếng với những thành công và quan điểm đầu tư ở kênh mới nổi này tại Việt Nam.
Giai đoạn đó, ông Dương Công Minh (Chủ tịch Sacombank hiện nay) có ý tưởng thành lập một ngân hàng thương mại. Nguyễn Đức Hưởng được mời về gây dựng, triển khai và chèo lái cho dự án. Năm 2008, Ngân hàng Liên Việt ra đời.
Dự án chung, đóng góp chung, nhưng có ảnh hưởng những quan điểm riêng. Con đường trưởng thành của LienVietPostBank 10 năm qua cũng mang dấu ấn riêng của Nguyễn Đức Hưởng.
Nhanh, ở phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng". Một ngân hàng mới ra đời phải thiết lập, xếp hàng từ đầu mọi cơ cấu và hoạt động, nhưng nhanh ở tốc độ nhập cuộc, xác lập vị thế và cạnh tranh.
Nhanh, ở quan điểm xử lý nợ xấu và rủi ro. Nếu rủi ro 10 đồng, không giằng co lấy lại bằng được 10 đồng mà có thể sa lầy; thu lại 7 - 8 đồng trong nhiều trường hợp dễ và nhanh hơn để quay vòng vốn, triển khai hoạt động mới mà bù đắp.
Nhanh, ở quyết định chiến lược và tầm nhìn. LienVietPostBank đã trả giá cao hơn nhiều so với các nhà đầu tư khác khi mua lại hệ thống tiết kiệm bưu điện. Đây là "một bước bằng trăm năm" phát triển mạng lưới mà ông Hưởng từng ví von, cũng như giải thích rằng nếu cò kè mặc cả có thể không mua được và mất cơ hội.
Thực tế, đến nay, hệ thống hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện là lợi thế riêng có đang đẩy nhanh khai thác và phát huy giá trị.
Nhanh, ở hướng gắn kết hoạt động với thị trường chứng khoán. Ngay sau khi đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, một trong những việc đầu tiên ông Hưởng làm ngay là đưa cổ phiếu LienVietPostBank lên sàn chứng khoán.
10 năm làm lãnh đạo LienVietPostBank, đây cũng chính là thủ lĩnh xây dựng văn hóa cho toàn hệ thống, cùng phương châm "sống bằng lương, giàu bằng thưởng". Ông Hưởng cho biết, suốt cả một hành trình, điều mà ông hài lòng nhất là đã nâng được khá mạnh mức lương và thưởng cho cán bộ nhân viên năm vừa qua.
Cũng suốt cả quá trình 10 năm đó, từ khi ra đời gặp ngay ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, nối tiếp là thử thách ngột ngạt và bấp bênh của giai đoạn đầu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam 2011 - 2015, thành viên trẻ LienVietPostBank vẫn đứng vững để trưởng thành.
Và điểm dừng trọn vẹn
Một ngày cách đây ba năm, cao điểm chuẩn bị và bước đầu triển khai dự án phát triển mắc-ca, 5h sáng, tại Khe Sanh (Quảng Trị), ông Hưởng một mình vật lộn với cơn đau xuất huyết dạ dày. Cả ngày hôm sau lội suối, leo đồi khảo sát thực địa, linh cảm đến một điểm dừng vì vấn đề sức khỏe đến trong đầu.
Cả chục lần vào Quảng Trị tìm đất, khảo sát để triển khai kế hoạch tự làm mắc-ca ở đây, sau lần gặp cơn đau đó, ông Hưởng phải ra nước ngoài điều trị. Bác sỹ khuyến nghị ông nghỉ ngơi và điểm dừng lớn nhất bắt đầu hình thành.
Tuy nhiên, cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, LienVietPostBank ba năm trước còn nhiều khó khăn, sức tăng trưởng chậm lại. Ông Hưởng quyết định dồn sức để cùng ngân hàng đạt được điểm đến tốt hơn trước khi xác định điểm dừng.
Và tháng 6/2017, nhiệt huyết trong con người đó một lần nữa bùng lên với dự định tham gia tái cơ cấu Sacombank, trước một thử thách mới và lớn hơn nữa, cũng như hứa hẹn đóng góp hơn nữa nếu thành công.
Nhưng, đây cũng chính là thời điểm vị doanh nhân 56 tuổi này phải thực sự đối diện với vấn đề sức khỏe. Sau khi trở lại đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, hơn ba tháng qua và cho đến nay, ông liên tục là bệnh nhân.
Ngày đánh cồng chào mừng cổ phiếu đứa con tinh thần chào sàn cũng là ngày ông… trốn viện, để rồi sau đó phải quay lại điều trị.
Cận Tết Nguyên đán 2018, ông Nguyễn Đức Hưởng cho biết đã đưa ra quyết định về điểm dừng của mình: chuyển giao vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank để tập trung cho sức khỏe, nhưng vẫn tiếp tục đồng hành với ngân hàng với vai trò cố vấn cao cấp.
"Ngậm ngùi - cảm ơn - tin tưởng. Tôi muốn gửi gắm ba chữ này trong khoảng lặng từ đáy lòng mình với các vị lãnh đạo các cấp quản lý, khách hàng, đối tác, cổ đông, giới truyền thông và đặc biệt là toàn thể cán bộ nhân viên LienVietPostBank khi quyết định điểm dừng này. Tôi muốn xiết chặt tay từng người đã được gặp, được làm việc những năm qua", ông Hưởng bùi ngùi.
Với quyết định rời nhiệm sở, ông nói: "Biết đủ, biết dừng. Tất cả là tạm thời, tình người là vĩnh cửu".
Và qua năm 2017, điểm dừng của Nguyễn Đức Hưởng có vẻ đã trọn vẹn, khi LienVietPostBank đã lớn mạnh, đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng tốt sau 10 năm hoạt động.
Theo VnEconomy
- Cùng chuyên mục
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.
Ngân hàng - 21/10/2024 18:36
Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3
Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngân hàng - 21/09/2024 07:00
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.
Ngân hàng - 10/09/2024 10:06
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%
HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56
Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.
Tài chính - 28/07/2024 16:14
Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.
Tài chính - 28/07/2024 15:48
Nhóm doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB
CTCP Rox Key Holdings – đơn vị nắm 2,43% vốn MSB, có tiền thân là CTCP TNS Holdings. Công ty này hiện là thành viên của Tập đoàn đa ngành ROX Group (trước đây có tên là TNG Holdings Vietnam).
Tài chính - 26/07/2024 12:09
Nhà băng báo lãi lớn, nợ xấu tăng cao
5 ngân hàng đầu tiên công bố BCTC quý II/2024 cho thấy lợi thế đang thuộc về nhóm những hàng có quy mô vốn, tăng trưởng tín dụng cao. Tuy nhiên, nợ xấu cũng đang tăng nhanh, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn).
Tài chính - 25/07/2024 08:49
Lộ diện các cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank
Eximbank không có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn. Tập đoàn Gelex hiện là cổ đông lớn nhất nắm 4,9% vốn nhà băng, tiếp sau đó là Chứng khoán VIX và Công ty cổ phần Thắng Phương nắm trên 3% vốn.
Tài chính - 24/07/2024 14:54
Phó Thống đốc: Nợ xấu tăng nhanh, đã lên 6,9%
Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tích cực trở lại từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, nợ xấu cũng có xu hướng tăng nhanh. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng đã lên tới 5%; kể cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ VAMC, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6,9%.
Tài chính - 23/07/2024 16:30
Techcombank: Số dư CASA duy trì cao kỷ lục, tỷ lệ an toàn vốn đầu ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm.
Tài chính - 22/07/2024 12:55
Vàng miếng SJC bật tăng giá trở lại
Giá vàng miếng SJC sáng nay (18/7) bất ngờ tăng trở lại sau 45 ngày đứng im. Hiện, niêm yết quanh mức 78,5 - 80 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, giá vàng nhẫn niêm yết giảm nhẹ, hiện ở mức 76,25 - 77,6 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 18/07/2024 11:40
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định chính thức đổi tên thương mại của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.
Tài chính - 16/07/2024 06:30
Giá vàng nhẫn vượt vàng miếng SJC
Lần đầu tiên sau nhiều năm, giá vàng nhẫn 9999 đã vượt giá vàng miếng SJC niêm yết. Giá vàng trong nước hiện nay chỉ còn cách giá vàng thế giới hơn 3 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 08/07/2024 08:44
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago