'Nốt trầm' bất động sản Đà Nẵng - Bài 2: Nhiều phân khúc đóng băng

Nhàđầutư
Các chuyên gia bất động sản nhận định, thị trường bất động sản Đà Nẵng đang đối diện với nhiều thách thức như: Nguồn cung hạn chế; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng cao; lãi suất cao; khó tiếp cận nguồn vốn…
THÀNH VÂN
18, Tháng 11, 2022 | 06:06

Nhàđầutư
Các chuyên gia bất động sản nhận định, thị trường bất động sản Đà Nẵng đang đối diện với nhiều thách thức như: Nguồn cung hạn chế; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng cao; lãi suất cao; khó tiếp cận nguồn vốn…

Bài trước: 'Nốt trầm' bất động sản Đà Nẵng - Bài 1: Áp lực tài chính, loạt khách sạn được rao bán

Nhà đầu tư không dám xuống tiền

Nếu như những năm trước đây, thời điểm gần cuối năm là thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ nhộn nhịp, tấp nhập kẻ bán người mua thì năm nay, trái ngược hoàn toàn, thị trường rất trầm lắng, trong đó có nhiều phân khúc gần như "đóng băng".

Bà Vũ Quý Hợi, Trưởng phòng kinh doanh tại Minh Minh Group cho biết, thị trường bất động sản Đà Nẵng nhìn chung hiện đang chậm. Giá bất động sản khu vực Hòa Xuân, Nam Hòa Xuân giảm từ 5-10%.

"Hiện nay, khách hàng, nhà đầu tư tìm đến bất động sản ở Đà Nẵng rất ít, nguyên nhân là do các ngân hàng siết room tín dụng khiến các nhà đầu tư khó để vay được tiền, trong khi giá bất động sản vẫn ghi nhận ở mức cao", bà Hợi cho hay và kỳ vọng vào đầu năm 2023, ngân hàng mở room tín dụng để thị trường bất động sản nhộn nhịp trở lại. 

Trong khi đó, bà Bùi Thị Phúc (quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) - một trong những nhà đầu tư bất động sản ở Đà Nẵng cho biết, tình hình kinh tế hiện rất khó khăn nên để xuống tiền đầu tư vào bất động sản là rất khó. Chưa kể, việc đầu tư vào bất động sản hiện gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là lãi suất cho vay tăng cao.

"Nếu bỏ vài tỷ vào mua đất vào thời điểm này chưa chắc giá tăng lên và bán được. Nên việc đầu tư hiện nay là không hiệu quả bằng việc bỏ vào ngân hàng lấy lãi", bà Phúc nói. 

danang-flycam-3

Thị trường bất động Đà Nẵng thời gian qua rất trầm lắng, nhiều phân khúc giảm sâu. Ảnh: Thành Vân.

Theo đại diện một doanh nghiệp bất động sản ở Đà Nẵng, hiện chính sách "khóa van" tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp đột ngột đã tác động tiêu cực đến nguồn cung bất động sản, gây khó khăn "kép" cho nhiều doanh nghiệp bất động sản về nguồn vốn.

"Việc tăng lãi suất cao như hiện nay khiến nhiều dự án không thể triển khai, nhiều dự án dở dang cũng phải ngừng hoạt động… làm hạn chế nguồn cung. Chưa kể, chính sách tín dụng hiện tại đã hạn chế được tình trạng đầu cơ, vị giám đốc chia sẻ và cho biết thêm, sau câu chuyện thắt chặt tín dụng, rất nhiều nhà đầu tư thực có tâm lý e dè, cất giữ tiền, hệ quả thị trường không có giao dịch; thị trường đang chững lại.  

Theo báo cáo từ DKRA Vietnam, thị trường bất động Đà Nẵng và vùng phụ cận trong quý 3/2022 trầm lắng, nhiều phân khúc giảm sâu. Trong đó, đối với phân khúc căn hộ, nguồn cung mới toàn thị trường sụt giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 36% so với quý trước và tập trung tại Đà Nẵng, các thị trường còn lại khan hiếm nguồn cung mở bán mới. Sức cầu chung thị trường cải thiện so với cùng kỳ (thời điểm giãn cách toàn xã hội) tuy nhiên vẫn ở mức thấp, hầu hết các dự án chỉ đạt 30% - 40% giỏ hàng mở bán được tiêu thụ.

Phân khúc nhà phố/biệt thự, nguồn cung mới tại Đà Nẵng và các tỉnh giáp ranh ghi nhận có sự sụt giảm mạnh, bằng 74,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 36,8% so với quý 2/2022. Sức cầu thị trường giảm mạnh, bằng 37.3% so với quý 2/2022. Nguyên nhân là do những biến động của tình hình kinh tế vĩ mô, vấn đề kiểm soát tín dụng chưa được tháo gỡ, các chủ đầu tư có tâm lý thận trọng trong việc đưa sản phẩm ra thị trường nên các giỏ hàng đưa ra trong quý khá khiêm tốn…

Empty

Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang đối diện với nhiều thách thức như: Nguồn cung hạn chế; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng cao; lãi suất cao... Ảnh: Thành Vân.

Khó khăn chồng chất

Trao đổi với Nhadautu.vn, chuyên gia nghiên cứu bất động sản Nguyễn Hoàng cho biết, từ đầu năm đến nay, đặc biệt từ quý 2, thị trường bất động sản cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng trầm lắng, giao dịch rất thấp; thị trường thứ cấp kém sôi động.

Theo ông Hoàng, nguyên nhân là do bất động sản hiện nay vẫn neo ở giá cao, trong khi nguồn cung thấp, lạm phát tăng tăng cao. Đặc biệt, thị trường không sôi động do nhà đầu tư, khách hàng không tiếp cận được nguồn vốn.

"Thị trường mua đi bán lại (thứ cấp) gần như "đóng băng", điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản. Có thể nói, thứ cấp là động lực để cho thị trường sơ cấp phát triển, khi có mua đi, bán lại thì thị trường bất động sản mới sôi động, thu hút được nhà đầu tư", ông Hoàng phân tích.  

Ông Hoàng cho biết thêm, một nguyên nhân khác khiến thị trường chậm là do lãi suất ngân hàng tăng cao. Điều này khiến người mua bất động sản cân nhắc hoặc cản trở sức mua. Bởi thay vì người ta đi mua bất động sản mà không được sinh lời thì nhà đầu tư chọn cách bỏ tiền vào ngân hàng cho an toàn.

"Tâm lý lo lắng của khách hàng, nhà đầu tư bất động sản khi chứng kiến nhiều lãnh đạo của các tập đoàn bất động sản lớn bị bắt thời gian vừa qua. Do đó, họ cẩn thận hơn trong việc lựa chọn đầu tư vàp bất động sản", ông Hoàng nói và cho biết thêm, Quốc hội đang họp để sửa đổi Luật Đất đai, đây cũng là một nguyên nhân khiến chủ đầu tư và nhà đầu tư chờ đợi về một cơ chế, chính sách mới.

Tương tự, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D của DKRA Vietnam cho rằng, những bất ổn về chính trị, kinh tế trên thế giới tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước trong thời gian vừa qua: thị trường chừng khoán giảm mạnh, tỷ giá USD liên tục tăng, lãi suất tăng mạnh… khiến cho nhà đầu tư e dè và thận trọng hơn trong giai đoạn này.

Đặc biệt, tăng cường kiểm soát tín dụng, trái phiếu bất động sản, gia tăng lãi suất khiến người mua và doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

"Động thái đẩy mạnh thanh tra kiểm tra các chủ đầu tư lớn phần nào ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường, bên cạnh đó những nút thắt pháp lý trong việc cấp phép dự án mới còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ triệt để", ông Thắng phân tích.

Cũng theo ông Thắng, dòng tiền đầu cơ từ các địa phương đổ về Đà Nẵng trong giai đoạn 2016 – 2019 bị rút ròng ra khỏi thị trường; giá bán sơ cấp các dự án vẫn ở mức cao do áp lực chi phí đầu vào phát triển dự án tăng cao trong khi giá bán thứ cấp liên tục nâng chiết khấu để cải thiện thanh khoản.

"Việc khách du lịch sụt giảm mạnh và hồi phục không như kỳ vọng trong năm 2022 cũng là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản, nhất bất động sản nghỉ dưỡng sụt giảm mạnh trong thời gian vừa qua", ông Thắng nói.

Đón xem:'Nốt trầm' bất động sản Đà Nẵng - Bài cuối: Thời điểm nào thị trường bắt đáy?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ