Nông sản Việt lao đao vì thiếu phương án dự phòng

Nhàđầutư
Khó khăn đầu ra có phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong những ngày qua nhiều mặt hàng nông sản bị “thừa hàng, dội chợ” rớt giá thê thảm, đáng chú ý là đây không phải lần đầu nông sản Việt rơi vào hoàn cảnh bi đát như vậy.
AN HÒA
03, Tháng 06, 2021 | 14:48

Nhàđầutư
Khó khăn đầu ra có phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong những ngày qua nhiều mặt hàng nông sản bị “thừa hàng, dội chợ” rớt giá thê thảm, đáng chú ý là đây không phải lần đầu nông sản Việt rơi vào hoàn cảnh bi đát như vậy.

khoai chat cao nhu nui

Nông dân huyện Bình Tân, Vĩnh Long thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng do khoai lang rớt giá. Ảnh: Trung Tín

Củ hành, khoai, mít, xoài, vải thiều đồng loạt rớt giá

Những ngày này nhiều nông dân vùng chuyên canh khoai lang ở huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long xấc bấc, xang ban vì thu hoạch cả ruộng khoai mà không đủ trả tiền công thu hoạch, bi đát hơn là mặc dù bán mỗi ký khoai chưa đến 1.000 đồng không bằng 1 viên kẹo nhưng cũng hiếm người mua. Theo tính toán của người trồng khoai: mỗi công khoai (1.000m2) chi phí đầu tư từ 15-20 triệu đồng nhưng bán khoai chỉ thu được trên dưới 2 triệu đồng chỉ bằng nhân công thu hoạch nên vụ khoai này người trồng khoai cầm chắc thua lỗ từ 15-20 triệu đồng/công. Như vậy, nếu tính diện tích trồng khoai của toàn vùng 1.300ha thì vụ khoai này người trồng khoai mất trắng lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Tương tự như vậy, trong những ngày qua quả mít Thái liên tục rớt giá. Nếu như trước đây quả loại 1 được các vựa mua vào giá vài mươi ngàn đồng/kg thì nay chỉ còn 9.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chính cách phân loại tùy ý của chủ vựa mà mít được đưa vào loại 1 rất ít, còn lại là các loại thấp hơn với giá 3.000-5.000 đồng/kg, loại thấp nhất giá mua vào chỉ 500 đồng/kg tương đương 1kg khoai lang, trong khi theo tính toán của người trồng mít thì giá thành sản xuất 1kg mít đã trên 10.000 đồng. Với diện tích trồng mít cả vùng gần 40.000ha thì mức lỗ của người trồng mít cũng lên đến con số “ngàn tỷ”.

Và cũng tương tự như vậy, các mặt hàng nông sản khác như xoài, vải thiều, ổi, mận…cũng đều rớt xuống dưới giá thành sản xuất.

Trước đó, chính quyền địa phương vùng chuyên canh hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã phải vào cuộc phát động toàn thể cán bộ, công nhân viên và người dân mua hành hỗ trợ cho bà con trồng hành khi giá một kg hành chỉ còn bằng 1/3 giá thành sản xuất.

6 to hop che bien

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT cả nước chỉ mới hình thành được 6 tổ hợp chế biến nông sản quy mô lớn.

Làm gì để “nâng niu” nông sản Việt?

Khi vải thiều rớt giá nhiều cơ quan truyền thông dùng từ “giải cứu” để kêu gọi người tiêu dùng góp phần tiêu thụ vải thiều. Ngay sau đó UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gởi Cục Báo chí: đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ "giải cứu" khi tuyên truyền về việc tiêu thụ nông sản nói chung, quả vải thiều nói riêng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng này.

Trả lời phỏng vấn trên nongnghiep.vn: Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng cho rằng: “Nông sản không phải là thứ để giải cứu mà đó là sản phẩm để chúng ta nâng niu”.“Để làm được điều đó, Bộ sẽ cùng 3 tổ chức chính trị xã hội đã xây dựng hình mẫu về kết nối cung - cầu nông sản với những chuẩn mực về chất lượng sản phẩm cũng như quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các cá nhân, tổ chức sẽ cùng tham gia để lan tỏa tinh thần hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con với tinh thần tiếp cận khác, tránh rơi vào sự bi thương”, người đứng đầu Bộ NN&PTNT cho biết.

Xét cho cùng cho dù dùng cụm từ nào thì chung quy vẫn là kêu gọi mọi người chung tay ít nhiều mua ủng hộ nhằm “tăng cầu” để kìm hãm loại nông sản đó không tiếp tục lao dốc. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực đó chỉ là “chữa cháy”, vẫn đề cốt lõi để tránh điệp khúc “ được mùa, mất giá” cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài.

“Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; sản xuất thiếu liên kết khép kín chuỗi giá trị” là căn bệnh trầm kha của nông nghiệp nước ta dù đã được nói nhiều nhưng chưa được chữa trị, đó là nhận định của GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu trên lĩnh vực nông nghiệp.

Theo GS Xuân để trị căn bệnh này thì nhà nước cần có quy hoạch, khuyến khích hỗ trợ, cho phép tích tụ ruộng đất để có những doanh nghiệp đủ: “Tâm, Tầm, Tiền” phát triển mô hình sản xuất khép kín. Những doanh nghiệp này chính là hạt nhân liên kết những nông hộ cùng trồng một loại nông sản có nhà máy chế biến, bảo quản và tìm đầu ra, có như thế thì mới giảm bớt rủi ro trong sản xuất.

Cú “đánh chặn” của Đài Loan khi Trung Quốc chơi trò “phục kích” thương mại khi đột ngột ngưng nhập khẩu 40.000 tấn dứa của Đài Loan vào tháng cuối tháng 2 cũng là một bài học về thị trường cho nông sản Việt Nam.

Dứa được xem là cây trồng chủ lực của Đài Loan với sản lượng hàng năm lên đến trên 40.000 tấn, 90% trong số này được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, do vậy khi thị trường này đột ngột ngưng nhập khẩu, nếu không có phương án dự phòng thì chắc chắn Đài Loan sẽ bị rơi vào cú sốc “khủng hoảng dứa”.

Nhờ 20 năm phát triển nghề làm bánh dứa, chế biến dứa thành nhiều sản phẩm khác nhau tiêu thụ nội địa kết hợp với xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ sản phẩm chế biến thông qua khách du lịch mà Đài Loan đã “giải cứu” được một lượng lớn dứa khi Trung Quốc chơi trò phục kích thương mại.

Việc phụ thuộc với tỷ lệ quá lớn vào một thị trường như nhiều loại nông sản của Việt Nam xuất khẩu 70-80% vào thị trường Trung Quốc nhưng không có biện pháp dự phòng rủi ro thì khi thị trường này ngưng nhập khẩu hàng hóa ngay lập tức ùn ứ, tắt đầu ra là điều khó tránh khỏi.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Hiện nay mức tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp còn lớn, tùy lĩnh vực nhưng giao động từ 10 - 25%; phương pháp bảo quản còn đơn giản, lạc hậu; logistics còn yếu, nhất là phương tiện vận tải, kho bảo quản, kho lạnh.

Sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp chiếm đến 70 - 80%; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 15 – 30%; sản phẩm có tính tiện dụng cao như làm sẵn, ăn liền còn thấp, chủ yếu là bán thành phẩm cho chế biến tiếp theo, đó là thực trạng hiện nay của nền sản xuất nước ta nói chung, mặt hàng rau quả nói riêng.

Ngày 22/3/2021, Thủ Tướng Chính phủ có Quyết định số 417/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030.

Đề án xác định mục tiêu cụ thể: đến năm 2030 giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 đến 10 tỷ USD; trong đó, tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên; tổn thất sau thu hoạch rau quả giảm bình quân trên 1,0%/năm; trên 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2020; thu hút đầu tư mới 50 đến 60 cơ sở chế biến rau quả có quy mô lớn và vừa; xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến rau quả hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới với khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Những nhiệm vụ chủ yếu của đề án: Đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực chế biến rau quả; phát triển cơ sở sơ chế, bảo quản rau quả tươi; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm rau quả chủ lực, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tổ chức sản xuất rau quả nguyên liệu phục vụ chế biến; phát triển thị trường tiêu thụ rau quả cả về thị trường xuất và thị trường trong nước…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ