Nợ xấu của ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tăng 2,25%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn tăng khoảng 2,25% so với cuối năm 2019.
VÂN LINH
10, Tháng 01, 2021 | 11:37

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn tăng khoảng 2,25% so với cuối năm 2019.

no-xau-5631

(Ảnh: Internet)

Theo số liệu của NHNN chi nhánh TP.HCM, tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đến hết năm 2020 đạt 2,775 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2019.

Trong đó, huy động vốn bằng VND đạt 2,435 triệu tỷ đồng, chiếm 87,7% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 9,9% so với cuối năm 2019.

Vốn huy động bằng ngoại tệ ước đạt 340.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 2,4% so với cuối năm 2019.

Theo NHNN, so với cùng kỳ 2019, vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng trưởng thấp. Cụ thể, 10 tháng đầu của năm 2020, lượng tiền gửi này chỉ tăng 0,12% và hiện chiếm khoảng 40% tổng vốn huy động trên địa bàn.

Song theo NHNN, đây là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch Covid-19.

Dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đến hết năm 2020 đạt 2,48 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ bằng VND đạt 2,31 triệu ỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,1% trong tổng dư nợ tín dụng, tăng 8,5% so với cuối năm 2019.

Còn dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 170.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,9% trong tổng dư nợ tín dụng, tăng 2,1% so với cuối năm 2019.

Phân loại theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 1,185 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,78% trong tổng dư nợ tín dụng, tăng 6,8% so với cuối năm 2019; Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 1,295 triệu tỷ đồng, chiếm 52,22%, tăng 9,1% so với cuối năm 2019.

Đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố tăng khoảng 2,25%. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng được NHNN mua lại 0 đồng (CBBank, GPBank, OceanBank) là 10.498 tỷ đồng, chiếm 19,7% tổng dư nợ xấu trên địa bàn. Nếu loại trừ nợ xấu của nhóm ngân hàng này thì tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn khoảng 1,99%.

Theo đánh giá của một số TCTD, việc áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn đã đạt được một số kết quả quan trọng, các khách hàng dần ổn định và phục hồi sản xuất.

Tuy nhiên, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng torng mối quna hệ ngâ nhàng – khách hàng.

Vì vậy, NHNN TP.HCM cũng kiến nghị Ngân hàng Trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua cũng như xem xét về thời gian áp dụng Thông tư 01 trong thời gian tới.

Về vấn đến này, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hướng của chỉnh sửa Thông tư 01 là hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp, chú trọng đến sự an toàn của các TCTD.

Theo ông Tú, Thông tư 01 được xem là công cụ tích cực, giải pháp chia sẻ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.... Khi xây dựng 01 cũng không ai nghĩ là dịch kéo dài như vậy.

Đến nay, câu chuyện dịch bệnh đối với Việt Nam đã được kiểm soát được dịch, nhưng các nước trên thế giới vẫn còn đối mặt với dịch Covid-19. Vì thế, theo lãnh đạo NHNN trên tinh thần vẫn là chia sẻ, hỗ trợ trên nguồn lực hỗ trợ củ các NHTM.

Lãnh đạo NHNN cho rằng, Thông tư 01 sẽ được xác định một cách hợp lý trong vấn đề cơ cấu lãi các khoản nợ, thời điểm, thời gian, đối tượng và trong đó cũng xác định những khoản trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng nhưng cũng bảo đảm các khoản trích lập này phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng.

Cũng theo ông Tú, sẽ có quy định trích lập trong một thời điểm nào đó, có thể trong 3 năm để có thể có thời gian xử lý trích lập cho khoản vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng. Đây là quan điểm của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính và thông tư sửa đổi thông tư 01 sẽ sớm ra đời.

Nhưng điều đáng mừng được NHNN chia sẻ là gần đây các khoản nợ phải cơ cấu theo Thông tư 01 đã có dấu hiệu giảm, đặc biệt các khoản vay ngắn hạn. Đây chính là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau dịch.

Tuy nhiên, hiện đã hết hạn lấy ý kiến đã lâu nhưng Thông tư sửa đổi thông tư 01 của NHNN về việc tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ... chưa được ban hành. Trong khi, doanh nghiệp lo sẽ bị liệt vào "danh sách đen" nợ quá hạn, sẽ không thể tiếp tục vay vốn.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ