Nikkei: Bất lợi lộ diện, lợi ích của Việt Nam từ thương chiến bị đe dọa bởi Thái Lan, Malaysia và Indonesia

Thái Lan và Malaysia đang tích cực thu hút nhà sản xuất tháo chạy từ Trung Quốc sang. Hai nước đều đặt mục tiêu trở thành các trung tâm sản xuất lớn khi mà chi phí lao động tăng cao đe dọa vị thế của Việt Nam - quốc gia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thương chiến.
KHẢ NHÂN
19, Tháng 11, 2019 | 16:45

Thái Lan và Malaysia đang tích cực thu hút nhà sản xuất tháo chạy từ Trung Quốc sang. Hai nước đều đặt mục tiêu trở thành các trung tâm sản xuất lớn khi mà chi phí lao động tăng cao đe dọa vị thế của Việt Nam - quốc gia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thương chiến.

Theo Nikkei Asian Review, Thái Lan và Malaysia đang cung cấp nhiều gói ưu đãi về thuế để thu hút nhà sản xuất nước ngoài, trong khi Indonesia cũng xem xét các biện pháp tương tự. Nỗ lực của ba nước trên có thể thay đổi mạnh mẽ hệ thống chuỗi cung ứng ở châu Á.

1-15741391501522026526550

Thái Lan thu hút doanh nghiệp nước ngoài với nhiều chính sách mới. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Thái Lan tung ra gói ưu đãi thuế, xây dựng khu công nghiệp mới cho doanh nghiệp nước ngoài

Vào tháng 9, Thái Lan đã phê duyệt gói ưu đãi, trong đó giảm một nửa thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài hứa hẹn đầu tư ít nhất 1 tỉ baht (tương đương 33 triệu USD) vào nước này.

Để đủ điều kiện nhận ưu đãi, doanh nghiệp phải rót vốn đầu tư trước thời điểm cuối năm 2021 và phải nhắm vào các lĩnh vực quan trọng như điện tử công nghệ cao và hóa sinh.

Các lĩnh vực nêu trên đang được thúc đẩy tại Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC), một khu công nghiệp phục hồi đang được xây dựng tại vùng biển phía đông của Thái Lan. EEC là phần trọng tâm trong chương trình nghị sự chính sách nhằm nhanh chóng nâng cấp Thái Lan từ một quốc gia có thu nhập trung bình thành một nước phát triển.

Quá trình xây dựng một khu công nghiệp hướng đến doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bắt đầu khởi công vào đầu năm tới.

CP Land, công ty bất động sản thuộc tập đoàn lớn nhất Thái Lan - Charoen Pokphand Group, sẽ đồng sở hữu khu công nghiệp này với nhà thầu Trung Quốc Guangxi Construction Engineering Group.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang chuyển đến Thái Lan để tránh tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Vào tháng 4, nhà sản xuất lốp xe Prinx Chengshan đã quyết định xây dựng một nhà máy trị giá 600 triệu USD tại đây.

Chính phủ Thái Lan dự đoán vốn đầu tư từ doanh nghiệp Trung Quốc vào nước này trong năm 2019 sẽ tăng 30% lên 71,5 tỉ baht.

Malaysia không chấp nhận chùn bước trước Thái Lan

Không chịu thua kém, vào tháng trước Malaysia đã thông qua một loạt ưu đãi trị giá khoảng 1 tỉ ringgit (tương đương 240 triệu USD) mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Các gói ưu đãi này gồm cắt giảm thuế, trợ cấp tài chính và nhắm đến các tập đoàn cũng như startup lớn của nước ngoài.

Malaysia sẽ sớm chọn khoảng 60 công ty đa quốc gia và chính phủ sẽ vận động họ xây dựng nhà máy ở nước này. Các doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản được dự đoán sẽ là một phần của nhóm trên.

Theo dữ liệu chính thức, trong nửa đầu năm 2019 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia tăng khoảng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái lên 49,5 tỉ ringgit. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một yếu tố quan trọng cho thành công đó.

Các ưu đãi mới này được thiết lập để tăng tốc dòng vốn đầu tư và đưa Malaysia vào con đường trở thành một quốc gia phát triển. Hồi tháng 10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết các ưu đãi sẽ làm phong phú chuỗi cung ứng và tạo ra hơn 100.000 việc làm chất lượng cao cho đất nước trong vòng 5 năm tới.

Indonesia khát khao hưởng lợi từ thương chiến

Indonesia, quốc gia đông dân nhất ASEAN, cũng đang tìm cách chen chân vào cuộc chiến thu hút đầu tư trực tiếp. Vào cuối tháng 10, Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu một thứ trưởng thuộc Bộ Ngoại giao phụ trách các vấn đề kinh tế phải tối đa hóa vị thế của Indonesia trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh còn tiếp diễn.

Cho đến nay, Indonesia không hưởng được nhiều lợi ích từ cuộc thương chiến. Yêu cầu của Tổng thống Widodo hướng đến bãi bỏ nhiều qui định cũ, trong đó có giảm thuế doanh nghiệp.

Chi phí lao động tăng gây bất lợi cho Việt Nam

Trong khi đó, Việt Nam là nước nhận về nhiều lợi ích nhất từ chiến tranh thương mại. Trong số 33 doanh nghiệp Trung Quốc công bố kế hoạch chuyển sản xuất ra nước ngoài trong giai đoạn tháng 6 - 8/2019, có 23 công ty đã chọn Việt Nam, theo một khảo sát của World Bank.

Dòng vốn đầu tư ồ ạt của doanh nghiệp Trung Quốc đã giúp tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam tăng trưởng hơn 7% trong quí III so với cùng kì năm ngoái.

Trong khi xuất khẩu từ Đài Loan và Malaysia đều chững lại thời gian gần đây, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 7,31% trong quí III, cao hơn mức 6,73% trong quí II.

Một phần sức hấp dẫn của Việt Nam đến từ chi phí lao động thấp. Đối với công nhân trong lĩnh vực sản xuất, vào tháng 1/2014, chi phí lao động ở Bangkok đã cao gấp 2,4 lần so với ở Hà Nội, theo Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản. Còn Kuala Lumpur cao gấp 2,8 lần so với Hà Nội.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2019, khoảng cách giữa chi phí lao động ở Bangkok và Kuala Lumpur với Hà Nội đã giảm xuống còn 1,9 lần. Khi xem xét cơ sở hạ tầng, rất khó để Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất hàng đầu để thay thế Trung Quốc.

(Theo Kinh tế và Tiêu dùng)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ