Những vụ hối lộ đình đám trên thế giới

Nhàđầutư
Nạn hối lộ tình - tiền để đổi lấy lợi ích cá nhân như thăng quan tiến chức, hợp đồng kinh doanh từ xưa nay không hiếm. Tuy nhiên, vấn nạn này đang là một trong những trở ngại lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới.
HÀ MY
03, Tháng 09, 2019 | 17:01

Nhàđầutư
Nạn hối lộ tình - tiền để đổi lấy lợi ích cá nhân như thăng quan tiến chức, hợp đồng kinh doanh từ xưa nay không hiếm. Tuy nhiên, vấn nạn này đang là một trong những trở ngại lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới.

Theo một công bố của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) vào năm 2018, mỗi năm ước tính khoảng 1.000 tỷ USD bị dùng vào việc hối lộ và khoảng 2.600 tỷ USD bị đánh cắp thông qua hành vi tham nhũng - tương đương với 5% GDP toàn cầu.

Đại diện UNODC cho rằng, tham nhũng đang là một trong những trở ngại lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới.

Trung Quốc

Hồi tháng 6/2013, tòa án Trung Quốc đã tuyên án tử hình treo đối với cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, đồng thời tước của ông này quyền chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản.

20141030103127-1tq

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân

Theo cáo trạng của tòa, Đinh Thư Miêu - 57 tuổi - có quan hệ phức tạp với Lưu Chí Quân. Từ một cô gái thất học bán rong, Đinh Thư Miêu gặp Lưu Chí Quân khi đã 40 tuổi và trở thành người tình của ông này.

Lợi dụng quan hệ tình ái, Đinh Thư Miêu can thiệp sâu vào các hoạt động đấu thầu hàng chục dự án của ngành đường sắt Trung Quốc. "Yêu nữ" này bị cáo buộc hối lộ, kinh doanh trái phép với số tiền lên tới 29 tỷ USD, tương đương 1/4 số tiền đầu tư của chính phủ Trung Quốc vào ngành đường sắt năm 2010.

Báo chí Trung Quốc trích dẫn cáo trạng cho biết, nhan sắc không còn nhưng vẫn muốn "cột chân" Lưu Chí Quân, Đinh Thư Miêu đã dùng tiền đưa các thiếu nữ trẻ đẹp tới phục vụ người tình. Đổi lại, ông Lưu đã giúp 23 doanh nghiệp do Đinh Thư Miêu "rỉ tai" trúng thầu hơn 50 dự án liên quan đến đường sắt.

Mỹ

Báo Daily Mail hồi tháng 11/2013 dẫn các tài liệu của tòa án Hải quân Mỹ cho biết, trung tá Hải quân gốc Campuchia Michael Vannak Khem Misiewicz bị buộc tội di chuyển tàu "như quân cờ" tới các cảng ở châu Á để làm lợi cho một nhà thầu quốc phòng, đổi lại ông này nhận được sự chăm sóc của các gái mại dâm, hưởng các chuyến du lịch và vé xem Lady Gaga hát.

20141030103133-4my

Trung tá Hải quân gốc Campuchia Michael Vannak Khem Misiewicz

Misiewicz, 46 tuổi, bị bắt vào tháng 9 ở bang Colorado, do bị các công tố viên buộc tội gửi cho Leonard Glenn Francis - Tổng giám đốc Công ty quốc phòng Glenn Davis Marine Asia - thông tin mật liên quan đến việc triển khai các tàu chiến. Trung tá này còn bị cáo buộc sắp xếp cho tàu hải quân Mỹ ghé thăm các cảng nơi Francis có hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD cung cấp tàu kéo, nhiên liệu, dịch vụ làm vệ sinh tàu, an ninh và nhiều dịch vụ khác.

Đổi lại, Francis được cho là đã "trả công" cho Misiewicz bằng các chuyến du lịch, giải trí, các đêm ở khách sạn hạng sang và gái mại dâm. Ngoài ra, các công tố viên còn xác định Francis đã tặng Misiewicz 5 vé vào xem một buổi trình diễn của Lady Gaga ở Thái Lan hồi tháng 5/2012.

Vào thời điểm bị cho là nhận hối lộ, Misiewicz là sĩ quan phó tác chiến của Hạm đội 7 giám sát các hoạt động trên vùng biển từ Nhật Bản đến đảo san hô Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và từ thành phố Vladivostok của Nga đến Australia.

Nhật Bản

Một đại án nổi tiếng ở Nhật Bản là vụ kết tội cựu Thủ tướng Kakuei Tanaka vì bê bối nhận hối lộ của Tập đoàn Lockheed năm 1976. Kakuei Tanaka là chính khách ảnh hưởng nhất của đảng cầm quyền LDP suốt từ thập niên 1960 đến 1980. Ông là thành viên hạ viên từ 1947 đến 1990, và là Thủ tướng thứ 40 của Nhật từ 1972 đến 1974.

Năm 1974, Tanaka phải từ chức sau khi có tố cáo trên báo rằng các doanh nhân thân cận thủ tướng đã kiếm lời từ hoạt động mua đất. Bê bối Lockheed ban đầu được tiết lộ tại buổi điều trần ngày 4/2/1976 của một ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Tại đây, có công bố bằng chứng Lockheed Aircraft Corporation đã hối lộ ở nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, để bán máy bay. Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tìm được tài liệu cho thấy Lockheed trả hơn 10 triệu USD cho Yoshio Kodama, một trung gian, và Marubeni Corporation, công ty đại lý của Lockheed.

Sang ngày 6/2/1976, phó chủ tịch Lockheed thông báo rằng một quan chức Nhật đã nhận 2 triệu USD từ Marubeni. Ngoài ra, Lockheed dựa vào Kenji Osano, người thân cận của cựu thủ tướng Kakuei Tanaka, để bán 21 máy bay cho All Nippon Airways (ANA).

Tháng 3/1976, Yoshio Kodama bị buội tội trốn thuế vì không khai báo khoản tiền hơn sáu triệu USD hoa hồng nhận từ Lockheed. Tháng 7/1976, cựu thủ tướng Kakuei Tanaka bị bắt giữ, và đến tháng Tám, bị buộc tội đã nhận hối lộ hơn hai triệu USD. Ông Tanaka sau đó được tạm thời trả tự do sau khi đóng tiền thế chân.

Cho mãi tới tháng 10/1983, ông Tanaka mới bị tòa án kết án bốn năm tù. Nhưng ông nộp đơn kháng án. Hai tháng sau, ông thậm chí được tiếp tục bầu lại vào hạ viện với đa số phiếu của cử tri tại địa hạt Niigata. Mãi đến năm 1987, tòa án giữ nguyên phán quyết ban đầu, với án 4 năm tù cho Tanaka. Nhưng ông tiếp tục kháng án. Tiến trình kháng án cứ kéo dài hơn một thập niên, cho mãi đến ngày Tanaka qua đời tháng 12/1993, có nghĩa là ông không phải thi hành bản án tù.

Indonesia

Dư luận Indonesia một thời nóng ran vì bê bối liên quan đến nghị sĩ Emir Moeis thuộc Đảng Dân chủ đấu tranh (PDI-P).

20141030103127-2indonesia (1)

Nghị sĩ Emir Moeis

Emir Moeis bị cáo buộc nhận 300.000 USD từ Nhà máy điện Pháp Alstom để giúp hãng trúng thầu dự án xây nhà máy điện trị giá 212 triệu USD ở Lumpung năm 2004. Theo điều tra vào năm 2012 của Ủy ban Chống Tham nhũng Indonesia (PKP), ông nghị này đã tham dự một buổi yến tiệc tại Paris và ở đó có màn biểu diễn "sung sướng" dành cho đàn ông.

Emir Moeis khẳng định tự bỏ tiền vé máy bay và khách sạn cho chuyến đi Paris và không hề nhận tiền từ nhà thầu Alstom. Tuy vậy, ông thừa nhận có tham gia bữa tiệc mà "du khách nào cũng có thể đến" và tình cờ gặp một lãnh đạo của Alstom.

Việt Nam

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng công ty Mobifone và một số đơn vị liên quan.

nguyen-bac-son-0741

Ông Trương Minh Tuấn (trái) và ông Nguyễn Bắc Son

Theo đó, CQĐT đề nghị truy tố 14 bị can liên quan đến vụ án về các tội danh nêu trên, trong đó bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (đều nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) bị đề nghị truy tố về hai tội danh: "Vi phạm quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".

Bị can Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), bị đề nghị truy tố về tội "Đưa hối lộ".

Theo kết luận điều tra, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai, trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần liên lạc, gọi điện thoại, nhắn tin để hối thúc, mong muốn ông Son chỉ đạo để sớm bán được cổ phần.

Cụ thể, Cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son khai được cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ mang 3 triệu USD đến nhà biếu, sau khi thương vụ mua bán cổ phần trị giá hơn 8.000 tỷ đồng hoàn tất. Ông Vũ cũng mang 200.000 USD lên phòng làm việc biếu cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn...

Quá trình điều tra, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn nhận thức số tiền nhận từ ông Phạm Nhật Vũ là hưởng lợi bất chính nên đã viết đơn xin khắc phục hậu quả. Ông Son xin nộp số tiền hơn 500 triệu đồng; ông Tuấn xin nộp 2,12 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực vẫn luôn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn nạn này gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội.

Thế nhưng có thể thấy, số quan chức rất nhiều, và lý do do giàu nhanh không rõ và để chứng minh bằng giấy tờ khối tài sản của số quan chức giàu nhanh này thì không dễ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ