Những vết đen tai tiếng của doanh nghiệp ngành y dược

Buôn bán thuốc ung thư giả, nhập lậu thuốc, thao túng thị trường dược... là những vụ việc gây rung động dư luận và khiến cho những người làm trong ngành Y cảm thấy đau đớn, còn dư luận thì hết sức bức xúc.
ANH MAI
27, Tháng 02, 2018 | 09:35

Buôn bán thuốc ung thư giả, nhập lậu thuốc, thao túng thị trường dược... là những vụ việc gây rung động dư luận và khiến cho những người làm trong ngành Y cảm thấy đau đớn, còn dư luận thì hết sức bức xúc.

Hôm nay 27/2/2017 kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Ngành Y vẫn còn đó những tồn tại, tiêu cực, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành y dược vì đã lợi nhuận mà kinh doanh sai phạm, thiếu đạo đức.

Vụ án Yteco thao túng thị trường dược

Mọi chuyện bắt đầu "vỡ ra" từ việc Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) bất ngờ kiểm tra chứng từ nhập khẩu thuốc của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP. HCM (Yteco) vào chiều 22/9/2004. Và một "sự thật kinh hoàng" đã được phát hiện: Yteco đã cạo sửa quota, tráo đổi toa thuốc, vaccin để nhập lậu cho các hãng dược nước ngoài nhằm mục đích trốn thuế.

Điều đáng nói là, hành vi ấy đã đồng nghĩa với việc biến sức khỏe của người dân Việt Nam thành một nơi tiêu thụ nhiều loại thuốc không bảo đảm chất lượng, trong đó có cả... thuốc độc.

duoc pham

 Yteco và các hãng dược nước ngoài đã tìm mọi cách nhập khẩu, kể cả nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Yteco là một doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hóa vào tháng 8/2001. Nhờ uy tín là một “đại gia” trong ngành dược Yteco đã thông đồng móc nối làm ăn thông qua tư cách pháp nhân của Yteco để đưa mặt hàng thuốc tân dược, nguyên liệu dược từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo cơ quan chức năng, các “chiêu” mà Yteco áp dụng là cấu kết với nhà sản xuất thuốc nước ngoài thông qua văn phòng đại diện tại Việt Nam tìm đối tác trong nước. Khi có người mua, thỏa thuận giá cả, phương thức thanh toán... thì chi cho Yteco một khoản tiền để Yteco tìm cách nhập khẩu về, Yteco hưởng phí dịch vụ.

Một “chiêu” khác, Yteco bán “tư cách pháp nhân” thông qua việc ký hợp đồng với các hãng dược nước ngoài phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam, theo thỏa thuận thì Yteco sẽ được hưởng từ 6–10% lợi nhuận so với giá ngoại thương của tất cả các lô hàng nhập khẩu, còn giá bán trong nước thì do các hãng dược phẩm nước ngoài quyết định.

Việc làm này đẩy giá thuốc trong nước tăng cao, tạo điều kiện cho các hãng dược phẩm nước ngoài lũng loạn thị trường trong nước, Nhà nước không quản lý được giá thuốc. 

Yteco đã có mối quan hệ với nhiều văn phòng đại diện của các hãng dược nước ngoài. Lợi dụng chức năng kinh doanh tiếp thị các văn phòng này đã móc nối với một số cá nhân của Yteco tìm mọi cách đưa hàng vào Việt Nam kiếm lời như: giả mạo giấy phép, chi tiền để Yteco chi phí làm thủ tục nhập khẩu đối với những lô hàng không có giấy phép, chuyển cho Yteco toa thuốc của nhà sản xuất để công ty làm giả.

Cũng qua xác minh, cơ quan chức năng còn phát hiện, một số cá nhân trong Yteco thỏa thuận với văn phòng đại diện nâng giá thuốc, sau khi thanh toán ra nước ngoài, khoản tiền đó lại được chuyển về Việt Nam để chia nhau.

Việc nhập khẩu thuốc tân dược, vaccin, nguyên liệu dược nhập khẩu được quản lý rất nghiêm ngặt, phải có giấy phép hoặc đơn hàng nhập khẩu với sự quản lý của Bộ Y tế, Cục Quản lý dược và Cục Y tế dự phòng. Nhưng bất chấp quy định Nhà nước, Yteco và các hãng dược nước ngoài đã tìm mọi cách nhập khẩu, kể cả nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Để nhập được các loại thuốc khi chưa có giấy phép hoặc chưa đủ điều kiện nhập khẩu... lãnh đạo Yteco đã chỉ đạo các phòng kế hoạch nghiệp vụ thực hiện chỉnh sửa cả giấy phép của Cục Quản lý dược, Cục Y tế dự phòng với “chiêu”: đánh chèn dòng trên giấy phép, cạo sửa trên giấy phép, hoặc chỉnh sửa trên bản photocopy giấy phép và đóng dấu “sao y bản chính” để đưa vào bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhận hàng.

Vụ án Yteco khép lại với bản kết luận điều tra và Cơ quan Công an cũng đã đề nghị VKSND tối cao truy tố trước pháp luật một số bị can về tội buôn lậu, trốn thuế. Các đối tượng trong vụ án này đã sửa chữa hàng loạt giấy tờ để nhập khẩu vắc-xin, thuốc và nguyên liệu dược với số lượng lớn, trị giá 12,33 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần TAND TP.HCM trả hồ sơ điều tra bổ sung, trị giá hàng buôn lậu được VKSND Tối cao xác định giảm từ 12 tỷ xuống chỉ còn 373 triệu đồng và 3 bị can thoát tội.

Nhập lậu thuốc ung thư giả chấn động dư luận

Vụ công ty VN Pharma nhập thuốc ung thư giả bị phát hiện tử năm 2013, nhưng đến 2017, khi vụ việc bắt đầu được đưa ra xét xử thì dư luận mới thực sự biết được phần nào sự thật, và đó là những sự thật gây sốc.

Năm 2013 - 2014, Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty Dược VN Pharma) đặt Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) mua lô hàng 9.300 hộp thuốc Capita 500mg Caplet điều trị ung thư của công ty dược tại Canada để cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam.

Để có hồ sơ xin Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép, Hùng chỉ đạo nhân viên thuê người viết hồ sơ giả. Ngoài ra, cựu Chủ tịch VN Pharma và dàn lãnh đạo cấp dưới còn bị cáo buộc thông qua Phạm Anh Kiệt (Tổng giám đốc công ty Dược Sapharco), sử dụng con dấu chữ ký của 2 công ty dược nước ngoài làm giả các hợp đồng mua bán thuốc để nhập nhiều loại thuốc khác. Để có tiền chi cho việc trúng đấu thầu bán thuốc vào bệnh viện, Hùng còn chỉ đạo kê khống giá thuốc nhập khẩu.

vn pharma

Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm xử vụ VN Pharma buôn thuốc ung thư giả.

Tháng 8/2014, Cục Quản lý dược nghi ngờ, kiểm tra lô thuốc và phát hiện hàng loạt sai phạm của VN Pharma. Từ lúc này, công an bắt đầu vào cuộc. Ngày 29/9/2014, Nguyễn Minh Hùng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma bị bắt. Ngày 25/8/2017, tòa tuyên án Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường đều chịu 12 năm tù về tội buôn lậu.

Bản án trên khiến dư luận xôn xao. Nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đề nghị đưa vụ án đúng bản chất là tội buôn bán hàng giả chứ không phải tội buôn lậu.

Những điểm đáng chú ý và dư luận đặc biệt quan tâm trong vụ án này, đó là Cục trưởng Nguyễn Quốc Cường cấp phép nhập khẩu, vậy thì ai là người phát hiện và báo cơ quan công an? Thứ hai, thời gian đầu, khi dư luận phát hiện em chồng của bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – ông Hoàng Quốc Dũng- làm Phó Tổng Giám đốc VN Pharma thì bà Bộ trưởng đã khẳng định không có người nhà làm ở Công ty này, sau đó lại nói là “không biết”. Thứ ba, trong khi ý kiến chuyên gia cho rằng thuốc H-Capital là thuốc giả thì Bộ Y tế khẳng định đây chỉ là thuốc “kém chất lượng”.

Đặc biệt khiến dư luận chú ý đó là thông tin cho biết công ty này đã dùng 7,5 tỷ đồng làm tiền "hoa hồng" cho các bác sĩ. 

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ