Những vấn đề định hình thế giới năm 2019
Căng thẳng Mỹ - Trung khó tiêu tan, quốc hội Mỹ sẽ cứng rắn với Thái tử Arab Saudi còn Nga - Mỹ có thể chạy đua vũ trang.
Năm 2018 đi đến hồi kết với một loạt vấn đề như căng thẳng Mỹ - Trung, vụ ám sát nhà báo Arab Saudi hay triển vọng cho bán đảo Triều Tiên. Giới chuyên gia cho rằng những những vấn đề này vẫn sẽ tác động đến thế giới trong năm sau, có thể theo triều hướng tích cực hoặc gây nảy sinh mâu thuẫn mới.
Mỹ - Trung tháng này đạt được "thỏa thuận ngừng bắn" trong chiến tranh thương mại, đồng ý ngừng áp thêm thuế với nhau trong 90 ngày. Các cuộc đàm phán giữa hai bên được lên kế hoạch vào tháng một năm sau.

Phái đoàn của Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề G20 đầu tháng 12. Ảnh: AFP. |
Giới chuyên gia nhận định các vấn đề như thuế quan và thâm hụt thương mại có thể đạt được tiến bộ vì các đòn áp thuế đang gây ra những "vết thương" ở cả hai nước. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn có khoảng cách lớn trong những vấn đề khác như bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, căng thẳng mới giữa hai nước không ngừng nổi lên như vụ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ. Washington tuần trước buộc tội hai tin tặc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc xâm nhập hệ thống kinh doanh và chính phủ ở nhiều quốc gia để đánh cắp các bí mật có giá trị.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bước vào năm mới sau khi củng cố quyền lực trong nước và ít khả năng ông sẽ lùi bước trên trường quốc tế. Trong bài phát biểu tuần trước, ông Tập đã bảo vệ các chính sách của mình. Ông không trực tiếp nhắc đến cuộc chiến thương mại với Mỹ nhưng nhấn mạnh rằng "không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc".
Vì vậy, 2019 có thể là một năm khó đoán đối với hai siêu cường thế giới. Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận, hoặc tất cả có thể sụp đổ và cuộc chiến thương mại sẽ leo thang trở lại, theo Vox.
Anh bước vào năm mới với khủng hoảng chính trị liên quan đến quyết định rời Liên minh châu Âu (Brexit). Thủ tướng Anh Theresa May đã đạt được thỏa thuận Brexit với EU nhưng thỏa thuận này đối mặt với sự phản đối từ trong chính đảng Bảo thủ của bà, khiến bà phải dời lịch biểu quyết của quốc hội, vốn được lên kế hoạch vào tháng 12, sang tuần thứ ba của năm 2019.
Nếu quốc hội không phê chuẩn thì vào thời hạn 29/3/2019, Anh sẽ rời EU mà không có thỏa thuận, có thể dẫn đến những viễn cảnh u ám như các chuyến bay bị hủy hay tắc nghẽn ở cảng nhập cảnh.
Đó là lý do ngày càng có nhiều lời kêu gọi mở một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai để quyết định tương lai của Brexit, có thể bao gồm phương án là ở lại EU. Nhiều cử tri từng chọn rời EU giờ nhận ra Brexit không đẹp đẽ như họ nghĩ, nhưng đất nước vẫn chia rẽ về quyết định đi hay ở. Vì vậy, dù điều gì xảy ra vào ngày 29/3/2019 thì một bộ phận lớn người dân Anh cũng sẽ phải thất vọng.
Thế giới có thể nắm bắt toan tính của Triều Tiên trong năm 2019 ngay vào ngày 1/1, khi Kim Jong-un có bài phát biểu nhân dịp năm mới. Ông có thể tiết lộ về chương trình nghị sự, đặc biệt là về vấn đề hạt nhân.
Ngày 20/12, Triều Tiên đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ không phi hạt nhân hóa cho đến khi Mỹ đồng ý "loại bỏ tất cả các yếu tố đe dọa hạt nhân không chỉ từ Triều Tiên mà còn từ Hàn Quốc và các quốc gia láng giềng".
Theo Vipin Narang, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, thông điệp của Triều Tiên là: "Chúng tôi sẽ chỉ giải giáp nếu các anh giải giáp. Nếu không thì chúng tôi không thể từ bỏ vũ khí hạt nhân".
Nếu ông Kim nhắc lại yêu cầu này trong bài phát biểu năm mới thì chính quyền Trump sẽ càng khó khăn hơn trong việc thuyết phục chính mình rằng Triều Tiên đang dỡ bỏ chương trình hạt nhân, Narang nhận xét.
Giới chuyên gia nghi ngờ Bình Nhưỡng không chỉ không có ý định phi hạt nhân hóa mà còn đang âm thầm tăng cường chương trình tên lửa. Theo Narang, Bộ Ngoại giao Mỹ biết rằng Triều Tiên không "chơi đẹp" nhưng Trump không bao giờ thừa nhận mình sai. Điều này có thể khiến ông có bất đồng với phụ tá trong chính quyền.
"Tất cả những gì Triều Tiên cần làm là hành động lặng lẽ - điều họ đã làm khá tốt trong vài tháng qua", Narang nói. Nếu Kim tiếp tục như vậy, ông ấy có thể có được thứ mình muốn: hội nghị thượng đỉnh thứ hai với Trump vào năm 2019.
Quan hệ Mỹ - Arab Saudi có thể là quan hệ đối tác bấp bênh nhất vào năm 2019. Thế giới vẫn chú ý đến vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi và nghi ngờ về vai trò của Thái tử Mohammed bin Salman (thường gọi tắt là MBS), lãnh đạo thực tế của đất nước, trong vụ giết người.

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại hội nghị về đầu tư ở Riyadh hồi tháng 10. Ảnh: AFP. |
Cái chết của Khashoggi khiến nhiều người chú ý đến những hành động gây tranh cãi của ông như chặn tự do ngôn luận hay vai trò của ông trong cuộc khủng hoảng nhân đạo và xung đột ở Yemen.
Krist Coates Ulrichsen, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Baker, cho rằng một trong những diễn biến trong năm 2019 có thể là Arab Saudi trông đợi Nhà Trắng bảo vệ MBS và Nhà Trắng cố gắng làm điều đó, nhưng nhận ra rằng họ không thể vì quốc hội.
Trump đã tránh lên án cá nhân MBS về cái chết của Khashoggi và điều này khiến ông bất hòa với cả lưỡng đảng. Thượng viện Mỹ tháng này thông qua nghị quyết nhằm chấm dứt sự hỗ trợ của quân đội Mỹ cho liên minh do Arab Saudi dẫn đầu ở Yemen và lên án MBS về vụ giết Khashoggi. Hạ viện, được kiểm soát bởi phe Dân chủ vào năm 2019, nhiều khả năng sẽ thúc đẩy các biện pháp cứng rắn với MBS.
Ngoài ra, đảng Dân chủ dự kiến mở cuộc điều tra về tài chính và các mối liên hệ với nước ngoài của Trump. Họ đã cảnh báo rằng mối quan hệ kinh doanh của Trump với Arab Saudi sẽ bị đem ra xem xét.
Cuộc chiến của Arab Saudi chống lại phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen sẽ tiếp tục bị lưỡng đảng Mỹ chỉ trích năm 2019. Nó đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo khổng lồ với khoảng 75% dân số cần giúp đỡ.
Mặc dù năm 2018 kết thúc với một số hy vọng về các cuộc đàm phán hòa bình, giải pháp thực sự cho cuộc xung đột dường như là không thể. Arab Saudi và Iran tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực và cả hai bên đều sẽ không lùi bước.
Đó là lý do tại sao MBS và quyền lực ông sẽ là vấn đề được theo dõi trong năm 2019. "Giờ đây, quyền lực tập trung trong tay một người đàn ông. Và người đó 33 tuổi, không bị kiềm chế", Ulrichsen nói
Trump từng nói rằng nếu Jared Kushner, con rể và cố vấn cấp cao của ông, không thể tạo ra hòa bình ở Trung Đông thì không ai có thể. Năm 2019 sẽ kiểm chứng điều đó vì chính quyền Mỹ chuẩn bị công bố kế hoạch hòa bình cho Israel và Palestine vào năm tới, thời điểm lý tưởng là trước khi Israel tổ chức bầu cử quốc gia vào tháng 4.
Ngày 18/12, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết bà đã xem trước kế hoạch này nhưng không hé lộ nhiều chi tiết cụ thể. Bà mô tả nó như "sự lựa chọn giữa tương lai đầy hy vọng, giải tỏa những yêu cầu cũ kỹ và phi thực tế của quá khứ, hoặc mở ra một tương lai còn đen tối hơn".
Quan hệ Nga - Mỹ vẫ sẽ là tâm điểm chú ý của thế giới. Tổng thống Nga Putin đã công khai ca ngợi việc Trump rút quân khỏi Syria. Đây là điều mà Putin luôn mong muốn: Mỹ rút lui khỏi vũ đài thế giới.

Trump (trái) và Putin gặp nhau tại Phần Lan hồi tháng 7. Ảnh: AFP. |
Xu hướng này có thể tiếp tục vào năm 2019. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tháng này từ chức, cho rằng Trump không coi trọng liên minh với các nước phương Tây, vốn đóng vai trò là công cụ để kiềm chế Nga. Khi Mattis đã rời ghế, Trump có thể muốn thúc đẩy chính sách "nước Mỹ trước tiên" hơn nữa.
Trong khi đó, Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử không chỉ ở Mỹ mà ở các vùng nóng tiềm năng như Balkan và các nước Liên Xô cũ. Vụ Nga bắt tàu Ukraine vào tháng 11 cũng có thể khiến căng thẳng tiếp tục sôi sục vào năm 2019.
Mặc dù Trump và Putin thể hiện rằng họ muốn cải thiện quan hệ, hai nước ngày càng có nhiều bất đồng. Trong bài phát biểu ngày 20/12, Putin cảnh báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vì Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh. Giới chuyên gia cho rằng căng thẳng xoay quanh vấn đề này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang.
Phủ bóng lên quan hệ hai nước là cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Nhiều câu hỏi cốt lõi trong cuộc điều tra chưa được trả lời, nhưng Mueller được cho là chuẩn bị đưa ra báo cáo vào năm 2019 - có nghĩa là người dân Mỹ và phần còn lại của thế giới cuối cùng có thể biết được mức độ ảnh hưởng thực sự của Nga đối với tình hình chia rẽ trong chính trường Mỹ hiện tại.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago