Những phát ngôn ấn tượng tại phiên chất vấn của Quốc hội

Nhàđầutư
"1 bánh heroin lọt vào Việt Nam thì 10 gia đình có người đi tù; không loại trừ quy hoạch khu đô thị bị điều chỉnh vì sức ép nào đó; chiếm đoạt cả tỷ đồng quỹ bảo trì chung cư sao không bị xử lý..." là những phát ngôn ấn tượng trong 2,5 ngày của phiên chất vấn tại Quốc hội.
THẮNG QUANG
08, Tháng 06, 2019 | 15:46

Nhàđầutư
"1 bánh heroin lọt vào Việt Nam thì 10 gia đình có người đi tù; không loại trừ quy hoạch khu đô thị bị điều chỉnh vì sức ép nào đó; chiếm đoạt cả tỷ đồng quỹ bảo trì chung cư sao không bị xử lý..." là những phát ngôn ấn tượng trong 2,5 ngày của phiên chất vấn tại Quốc hội.

1 bánh heroin lọt vào Việt Nam thì 10 gia đình có người đi tù

Sáng 4/6, phiên chất vấn ở Quốc hội bắt đầu với nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền trả lời của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Hàng loạt vấn đề nóng được đại biểu đặt ra, trong đó có việc tội phạm ma tuý tăng nhanh và nỗi lo Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma tuý.

Trả lời việc này, Bộ trưởng Công an cho rằng sở dĩ có thực trạng trên vì Việt Nam đang phải chịu áp lực ma tuý từ nước ngoài vào rất lớn. Từ khu vực Tam Giác Vàng đến Việt Nam chỉ 500 km; điều kiện đất nước mở cửa để phát triển kinh tế cũng là cơ sở để tội phạm lợi dụng đưa ma tuý vào Việt Nam. Ngoài ra, đường biên giới Việt Nam rất dài khiến việc kiểm soát khó khăn. Hiện, cơ quan chức năng mới kiểm soát ở các cửa khẩu, còn các lối mòn thì chưa thể kiểm soát hết.

Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh: "Mỗi bánh heroin lọt vào Việt Nam thì 10 gia đình có người đi tù, vi phạm pháp luật. Đây là loại tội phạm hết sức nguy hiểm, tội phạm của các loại tội phạm. Hiện 50% số phạm nhân trong các trại giam có liên quan tới ma tuý. Vì thế, đấu tranh trong lĩnh vực này rất quan trọng để giảm tội phạm trong nước".

to-lam1

Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: Bảo Lâm.

Nhiều người có tiền, vị trí đã bỏ trốn khi bị khởi tố

Cũng chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (đoàn Tiền Giang) cho rằng có việc nhiều người có tiền, có vị trí đã bỏ trốn khi bị khởi tố. "Vậy có hiện tượng lộ, lọt thông tin hoặc bảo kê cho tội phạm bỏ trốn không và giải pháp cho vấn đề này?", ông đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết tăng cường đề phòng trường hợp bắt nhầm, bắt oan và các quy định không cho phép lực lượng công an bắt các đối tượng khi chưa chứng minh được hành vi phạm tội hoặc đối tượng chưa bị khởi tố bị can thì hầu như không được bắt. Vì vậy, trong thời gian có sơ hở này, các đối tượng bỏ trốn.

Đại tướng Tô Lâm nói thêm, người phạm tội trước khi gây án đều có tính tới việc chạy tội, trốn tội nên cần tính các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. "Chúng tôi đang đề nghị sửa đổi để nguyên lý đề ra là không bỏ lọt các đối tượng bỏ trốn nhưng cũng không để bắt oan cho người vô tội". Về phía ngành công an cũng sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ mà pháp luật cho phép nhằm quản lý được các đối tượng ngay từ đầu.

'Không loại trừ quy hoạch khu đô thị bị điều chỉnh vì sức ép nào đó'

Chiều 4/6, chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, nhiều đại biểu Quốc hội nêu vấn đề việc quy hoạch chi tiết bị điều chỉnh nhiều lần, phá nát quy hoạch đô thị; thậm chí phải điều chỉnh nhiều lần theo ý chủ đầu tư.

pham-hong-ha

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Ảnh: Bảo Lâm.

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) đặt câu hỏi: "Có hay không việc nhiều chủ đầu tư chỉ đạo quy hoạch?" và ông đề nghị Bộ trưởng đưa ra phương án xử lý vi phạm về quy hoạch tại các đô thị lớn.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết Bộ chưa có thông tin đầy đủ về vấn đề chủ đầu tư chỉ đạo quy hoạch. "Song, không loại trừ quy hoạch chi tiết bị điều chỉnh do sức ép nào đó", ông Hà nói.

Giải trình làm rõ thêm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết tới đây sẽ thanh tra các quy hoạch có dấu hiệu được điều chỉnh chạy theo nhà đầu tư, điều chỉnh tùy tiện.

Chiếm đoạt cả tỷ đồng quỹ bảo trì chung cư sao không bị xử lý?

Sáng 5/6, chưa đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) tranh luận và nhấn mạnh hành vi chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư đã cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự. Việc thanh tra không phát hiện ra là do năng lực yếu hoặc không làm hết trách nhiệm.

nguyen-mai-bo

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang). Ảnh: Bảo Lâm.

"Nếu thanh tra xây dựng không phát hiện được thì có thể mời ít nhất 3 đại biểu nêu vấn đề này tham gia đoàn thanh tra, chúng tôi sẽ chỉ rõ. Tôi đề nghị Bộ trưởng nhìn nhận lại vấn đề này “để bảo vệ người nghèo. Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?", đại biểu Nguyễn Mai Bộ băn khoăn.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM – nơi có nhiều dự án chung cư chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 của Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước với công tác quản lý vận hành nhà chung cư.

“Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo đúng quy định, nhất là vi phạm quỹ bảo trì để bảo vệ lợi ích của cư dân", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu kinh nghiệm vận hành

Sáng 5/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nhận được nhiều chất vấn liên quan đến việc chậm tiến độ, đội vốn của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Theo ông Thể, dự án này thực hiện theo hiệp định vay vốn giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tổng thầu do Trung Quốc chỉ định.

"Quá trình triển khai dự án, tổng thầu xây dựng đường sắt tốt, nhưng vận hành đường sắt thì thiếu kinh nghiệm, vì thi công và vận hành tàu đường sắt đô thị là hai việc khác nhau. Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với các đơn vị liên quan của Trung Quốc nhiều lần để cải thiện tình hình, cố gắng đưa dự án sớm đi vào vận hành", ông Thể nói.

nguyen-van-the

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Thể. Ảnh: Bảo Lâm.

Hiện, dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, còn 1% là một số hạng mục nhỏ và tổng thầu đang triển khai công tác chứng minh an toàn hệ thống.

Đề nghị đại biểu cung cấp thông tin quan chức góp tiền làm chùa đề xử lý

Chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại biểu Nguyễn Mai Bộ nói: "Có hay không việc quan chức đóng cổ phần để chia lợi nhuận trong những ngôi chùa không? "

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định thương mại hóa các công trình tâm linh và lợi dụng tâm linh để thu lợi bất chính, thực hiện hành vi mê tín dị đoan là hành vi vi phạm pháp luật, cần lên án và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Thiện cho rằng Bộ VHTT&DL là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, còn vấn đề quản lý về tôn giáo, và chùa thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Dù vậy, theo ông, về khía cạnh quản lý văn hóa, ông Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định chưa có thông tin nào về sự đóng góp của quan chức trong xây dựng chùa như đại biểu Nguyễn Mai Bộ nói.

bo-truong-nguyen-ngoc-thien

Bộ trưởng VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Bảo Lâm.

Ông đề nghị: "Nếu đại biểu có thông tin, đề nghị cung cấp cho Quốc hội và các vị lãnh đạo để xử lý". Nói thêm vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý đại biểu chất vấn phải có trách nhiệm, việc quan chức đóng góp xây chùa thì đề nghị đại biểu cung cấp để các cơ quan xem có việc này hay không và xử lý theo đúng quy định.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định hiện chưa phát hiện trường hợp cán bộ công chức nào góp tiền xây dựng chùa để kinh doanh trục lợi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ