Những 'ông trùm' đặt nền móng cho các ngân hàng lớn của Việt Nam

Nhàđầutư
Thời gian gần đây nhiều lãnh đạo cấp cao ngành ngân hàng vướng vòng lao lý với những đại án nghìn tỷ, gây ra cái nhìn xấu cho ngành này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì thấy có nhiều "ông trùm" tiên phong đặt nền móng, để lại dấu ấn đậm nét trong những ngân hàng lớn và nền kinh tế.
NGUYỄN THOAN
09, Tháng 08, 2017 | 15:16

Nhàđầutư
Thời gian gần đây nhiều lãnh đạo cấp cao ngành ngân hàng vướng vòng lao lý với những đại án nghìn tỷ, gây ra cái nhìn xấu cho ngành này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì thấy có nhiều "ông trùm" tiên phong đặt nền móng, để lại dấu ấn đậm nét trong những ngân hàng lớn và nền kinh tế.

20727383_1162200847256590_1990032427_o

Những ông chủ đặt nền móng cho các ngân hàng lớn của Việt Nam 

Thị trường tài chính đang dậy sóng với thông tin ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, ông Phan Huy Khang nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank, STB) bị bắt. Giá cổ phiếu STB đã giảm liên tục, từ mức 13.100 đồng/cổ phiếu xuống mức 12.300 đồng/cổ phiếu và đã có những tin đồn cho rằng mã này sẽ xuống tới mức 4.615 đồng/cổ phiếu. 

Ngoài ông Trầm Bê, thời gian vừa qua CEO các ngân hàng cũng liên tục xộ khám trong các đại án tạo ra một cái nhìn xấu từ phía công chúng tới ngành này và giới chủ nhà băng nói riêng.

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách khách quan và tổng thể bức tranh có thể thấy cũng đã có rất nhiều các CEO, các doanh nhân lớn, được coi là những người đặt nền móng cho các ngân hàng lớn nói riêng và cả huyết mạch nền kinh tế nói chung bằng năng lực và nhiệt huyết của mình. Họ mới thực sự là những "ông trùm" trong ngành ngân hàng.

Những "di sản" của ông Trần Bắc Hà tại BIDV

8 năm ngồi ghế nóng BIDV, ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV (2008-2016), đúng là vị “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền BIDV ra biển lớn. 

Tính đến ngày 1/9/2016, ông Trần Bắc Hà công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tròn 35 năm, từ khi mới chỉ là Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. 

Trong thời gian này, ông Bắc Hà trực tiếp xây dựng, khởi tạo thành lập Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản, Trưởng Ban Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Nam Đô, chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.

Tháng 10/1999, ông là Phó Tổng Giám đốc BIDV. Tháng 5/2003, ông là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIDV. Đến tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV.

BIDV dưới “triều đại” Trần Bắc Hà có một bước tiến lớn về sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, đi từ ngân hàng quốc doanh trở thành công ty đại chúng và chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán ngày 24/1/2014.

Dưới sự chèo lái của ông Hà, BIDV đã có bước tăng vọt tổng tài sản tăng từ 246.494 tỷ đồng (năm 2008) lên 930.267 tỷ đồng (tháng 6/2016), gấp 4 lần; lợi nhuận trước thuế cũng tăng mạnh từ 2.350 tỷ đồng (năm 2008) lên 7.948 tỷ đồng (năm 2015); 6 tháng đầu năm 2016 là 3.311 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của BIDV cũng tăng liên tục, từ mức 8.756 tỷ đồng của năm 2008 lên mức 28.112 tỷ đồng năm 2013 và là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn thứ 3 trong toàn hệ thống.

Sau khi sáp nhập, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), vốn điều lệ của BIDV đã tăng thêm hơn 6.000 tỷ đồng lên mốc 34.187 tỷ đồng và là ngân hàng với quy mô vốn điều lệ lớn thứ 2 toàn hệ thống, sau Vietinbank.

Ông Trần Bắc Hà cũng nổi tiếng với nhiều phát ngôn táo bạo liên quan tới ngành ngân hàng. Ví như nói về búa rìu dư luận với ngành ngân hàng khi nợ xấu cao gây tắc nghẽn nguồn tín dụng cung cấp ra thị trường, ông Bắc Hà cho biết: “Phải chăng ngân hàng là huyết mạch nên mọi bệnh tật của nền kinh tế đều đổ cho ngân hàng thì hợp lý hơn? Tâm trạng của những người làm ngân hàng từng hoang mang, lo sợ thậm chí uất ức”.

Nói đến khối nợ lên đến 27 nghìn tỷ đồng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong đó có đến gần một nửa là do vay BIDV, dù cho người ngoài "lo sốt vó" cho BIDV thì ông Trần Bắc Hà lại cho biết: “Hoàng Anh Gia Lai quan hệ với BIDV 20 năm nay, vay trả sòng phẳng nhưng do tình hình thị trường nên có chậm”.

Rõ ràng những dấu ấn, di sản mà ông Bắc Hà để lại cho BIDV là vô cùng sâu đậm và không thể phủ nhận vai trò của ông này với BIDV.

Ông Phạm Huy Hùng, "cái bóng lớn" tại Vietinbank

Ông Phạm Huy Hùng từng làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng Vietinbank từ năm 2007 đến tháng 4/2014; trước đó ông làm Tổng giám đốc ngân hàng này từ năm 2002 đến năm 2009. 

Ông Hùng là người đại diện phần vốn của Nhà nước tại Vietinbank với hơn 842 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 14.232 tỷ đồng. Cá nhân ông Hùng cũng có gần 7.200 cổ phiếu CTG.

Ông Hùng từng là cán bộ Vụ thương nghiệp Vật tư Bộ Tài chính, cán bộ Vụ Tín dụng Thương nghiệp Ngân hàng Nhà nước và sau đó gia nhập Vietinbank từ năm 1988 với vị trí Phó Văn phòng ngân hàng.

Gắn bó hơn 20 năm với Vietinbank, ông Phạm Huy Hùng trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank ước đạt 7.700 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 13%, tín dụng tăng 11% so với năm 2012 và nợ xấu chỉ chiếm chưa đến 1% trên tổng dư nợ.

Trong thời gian chèo lái con thuyền Vietinbank, ông Hùng được đánh giá là lãnh đạo năng động, sáng tạo và quyết liệt trong công việc. Ông có vai trò rất lớn tới sự phát triển của Vietinbank. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng ông Hùng là một "cái bóng lớn" tại Vietinbank và ai là người thay thế ông Hùng sẽ rất được dư luận quan tâm, cùng với đó phải đối diện với áp lực không hề nhỏ.

Ông Trần Mộng Hùng, hơn cả một người lãnh đạo tại ACB

Không chỉ là một lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Á Châu, ông Trần Mộng Hùng còn là "cha đẻ", người sáng lập ra ACB, dẫn dắt ngân hàng này không ngừng phát triển trong suốt hơn 20 năm. Trước đây, ông là chủ tịch HĐQT và hiện nay là cố vấn HĐQT của ACB. 

Gia đình ông Hùng là gia đình ít ỏi tại Việt Nam, tất cả các thành viên đều có nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu ngân hàng của mình và có tới 3 người nằm trong HĐQT. Ở thời điểm 2012, khi ông Hùng quay trở lại ACB sau khoảng thời gian lui về hậu trường, nhiều phân tích cho thấy, ông và vợ mỗi người có hơn 200 tỷ đồng giá trị cổ phiếu ACB đang nắm giữ. Ba người con: Trần Hùng Huy, Trần Đặng Thu Thảo, Trần Minh Hoàng cũng nắm giữ số tài sản tối thiểu 200 tỷ đồng. Riêng ông Huy nắm giữ gần 560 tỷ đồng.

Hiện nay, con trai ông Trần Mộng Hùng, Trần Hùng Huy đang là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB (bổ nhiệm ngày 18/9/2012), đến 31/12/2016, ông Huy đang sở hữu hơn 28 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 2,92% cổ phần. Năm 2016 được coi là năm ACB làm việc hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn trong năm qua đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với 2015.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ