Những ông lớn gọi xe công nghệ và tham vọng tại Việt Nam

Nhàđầutư
Thị trường gọi xe Việt Nam luôn là "miếng bánh" hấp dẫn, khiến các ông lớn gọi xe công nghệ muốn đổ vào hàng trăm triệu USD để phát triển các công nghệ mới và chiếm lĩnh thị phần.
HÀ MY
05, Tháng 11, 2019 | 21:10

Nhàđầutư
Thị trường gọi xe Việt Nam luôn là "miếng bánh" hấp dẫn, khiến các ông lớn gọi xe công nghệ muốn đổ vào hàng trăm triệu USD để phát triển các công nghệ mới và chiếm lĩnh thị phần.

Grab

Grab đang có ưu thế tại thị trường Việt Nam khi nắm tới 73% thị phần (theo nghiên cứu của ABI Research). Nền tảng này đã xây dựng được một hệ sinh thái khá hoàn chỉnh sau 5 năm vào Việt Nam.

Kể từ khi hoạt động tại Việt Nam vào năm 2014, đến nay Grab đã trở thành siêu ứng dụng dẫn đầu trên thị trường và là lựa chọn hàng đầu của người dân cho các dịch vụ giao nhận thức ăn và kết nối di chuyển . Trong khi đó, Moca - đối tác chiến lược của Grab - đang là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về thanh toán điện tử.

goi-xe-cong-nghe

Thị trường gọi xe Việt Nam luôn là "miếng bánh" hấp dẫn với các hãng gọi xe công nghệ

Sau khi dẫn dắt thị trường gọi xe, Grab đang thành công với lĩnh vực giao nhận đồ ăn và tài chính. Cụ thể, nền tảng giao nhận thức ăn GrabFood đã đạt tổng giá trị giao dịch tăng đến 400% trong nửa đầu năm 2019 với số lượng đơn hàng trung bình hàng ngày đạt đến 300.000 đơn hàng.

Trong khi đó, Grab cũng "hái quả ngọt" khi đặt chân vào lĩnh vực thanh toán điện tử với ví Moca. Phía Grab cho hay, tổng giá trị thanh toán qua ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab đạt mức tăng trưởng đến 150% trong nửa đầu năm 2019, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng đến hơn 70%. GrabFood, nền tảng giao nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, đạt tổng giá trị giao dịch tăng đến 400% trong nửa đầu năm 2019, với số lượng đơn hàng trung bình hàng ngày đạt đến 300.000 đơn hàng. Cũng trong khoảng thời gian này, GrabFood đã ký thỏa thuận hợp tác với các đối tác kinh doanh hàng đầu như Lotteria và một số thương hiệu khác.

Mới đây, trong một tuyên bố hồi tháng 8, ngay sau khi nhận được nguồn đầu tư mới, Grab cho biết sẽ đầu tư vào Việt Nam 500 triệu USD để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính, công nghệ di động mới và logistics.

Grab cũng sẽ ưu tiên triển khai các lĩnh vực phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác công tư nhằm ủng hộ tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của Chính phủ tới năm 2020 và sau đó.

Go-Viet

Được kỳ vọng là đối thủ xứng tầm với Grab khi ra mắt, Go-Viet nhanh chóng gây chú ý với tuyên bố của lãnh đạo công ty mẹ Go-Jek rằng hãng đã giành được 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP.HCM chỉ sau hơn 1 tháng hoạt động. 

Là ứng dụng "nội" của Indonesia, cũng là đơn vị đầu tiên tiếp cận thị trường 250 triệu dân này, Go-Jek có những lợi thế nhất định so với Uber và Grab. Khi Uber còn vận hành, ba hãng là đối thủ trực tiếp của nhau khi cùng đưa ra dịch vụ gọi xe theo nhu cầu qua ứng dụng với xe máy, ôtô và taxi cũng như các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, đồ ăn.

Tuy nhiên, theo Tech in Asia điểm khác biệt tạo nên lợi thế của Go-Jek lại nằm ở việc Uber hoạt động toàn cầu, Grab hoạt động trong khu vực Đông Nam Á và Go-Jek chỉ hoạt động tại Indonesia.

Dựa trên những nước cờ đầu của Go-Viet, có thể thấy Go-Jek sẽ không bước vào thị trường Việt Nam trong tâm thế phòng thủ mà sẽ táo bạo chiếm lấy thị phần. Điều này đồng nghĩa Go-Viet sẽ đốt vốn của Go-Jek và để vừa có thể mở rộng tại Việt Nam, vừa làm vui lòng các nhà đầu tư, Go-Jek sẽ phải thực hiện hoàn hảo quá trình trở thành siêu ứng dụng tại Indonesia, sinh lời mạnh từ thị trường nội để có nguồn lực đối đầu với Grab tại Việt Nam mà trước mắt là tại TP.HCM.

Tổng giám đốc Đông A Solutions cho rằng, Go-Viet là đối thủ tiềm năng của Grab trong bối cảnh công ty mẹ Go-Jek thành công ở thị trường Indonesia với một số đặc thù gần giống với Việt Nam. Theo ông, trường hợp của Go-Viet không giống với Uber trước đây xuất phát từ một thị trường hoàn toàn khác Việt Nam.

Không thể phủ nhận, trong số các tay đua tham gia thị trường gọi xe công nghệ cả trong và ngoài nước, Go-Viet đươc coi là đối thủ đáng gờm nhất của "anh cả" Grab hiện nay. Được hậu thuẫn từ hãng gọi xe hàng đầu Indonesia, Go-Viet có tiềm lực tài chính khá mạnh, chiến lược rõ ràng. Cũng giống như các "ông lớn" khác, khi bắt đầu vào thị trường TP.HCM, ứng dụng gọi xe này cũng không tiếc tiền tung loạt khuyến mãi lớn nhằm thu hút tài xế và người tiêu dùng. Tuy nhiên dù có mạnh thì chiêu "đốt vốn" làm ưu đãi cũng khó có thể kéo dài.

Tuy nhiên, Go-Viet gia nhập thị trường hơn một năm chỉ có dịch vụ chở khách bằng xe 2 bánh Go-Bike. Sau khi Grab ra mắt dịch vụ gọi đồ ăn, Go-Viet cũng tuyên bố dịch vụ giao đồ ăn Go-Food của mình tiếp nhận hàng trăm nghìn đơn hàng mỗi ngày nhưng lại không đưa ra con số cụ thể. 

Be

So với hai ông lớn nước ngoài Grab và Go-Viet, Be gia nhập thị trường muộn nhất, tuy nhiên tham vọng lại không thể xem thường. Đầu tháng Tám vừa qua, Be đã ra mắt bộ đôi dịch vụ giao nhận beExpress và beDelivery, cam kết chất lượng vượt trội và giá dịch vụ ổn định trong mọi khung giờ, với mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần giao vận nội địa đến năm 2020. 

Thống kê của ABI cho thấy Be hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được 16% thị phần. Dù ra mắt sau vào tháng 12/2018 nhưng đã có mặt ở 7 tỉnh, thành và cung ứng cả BeBike lẫn BeCar.

Nhà sáng lập của ứng dụng gọi xe Be không phải là nhân vật xa lạ, chính là Trần Thanh Hải, đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật (CTO) của Vinagame, nay là Công ty Cổ phần VNG. Trước đó, ông từng có gần 5 năm là thành viên hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS).

Phía công ty cho biết, ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ kĩ sư Việt Nam có nhiều năm làm việc tại các quốc gia công nghệ phát triển như Mỹ (Thung lũng Silicon), Singapore và các tập đoàn công nghệ lớn cả ở Việt Nam và quốc tế. 

Từ trung tuần tháng 12/2018, Be ra mắt, đồng thời tuyên bố đã nhận được sự hỗ trợ vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng từ nhiều nguồn, đủ sức để cạnh tranh dài hạn trên thị trường.

Số tiền tương đương hàng trăm triệu USD không được Be thuyết minh rõ đến từ đâu. Song trong cùng ngày, Be Group đã ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty bảo hiểm OPES. Mà OPES, nên nhớ tiền thân chính là CTCP Bảo hiểm Việt Nam Thịnh Vượng - một thành viên của VPBank.

Cuối tháng 5/2019, Be Group và VPBank đã cho ra mắt beFinancial, hướng tới trở thành một trong những nền tảng dịch vụ tài chính di động tốt nhất phục vụ nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là bước đi quan trọng để hiện thực hoá chiến lược kinh doanh của mình.

Theo ước tính của Google và Temasek, năm 2018, thị trường gọi xe công nghệ, bao gồm cả dịch vụ giao thức ăn tại Việt Nam có quy mô 500 triệu USD, cao gấp 2,5 lần so với năm 2015. Con số này có thể tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2025. 

Có thể thấy, thị trường gọi xe Việt rất tiềm năng, đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh khốc liệt, khi các hãng bắt buộc phải lao vào cuộc chiến giành giật thị phần. Và sân chơi này cũng chỉ có chỗ cho các ông lớn trường vốn và chấp nhận bạo chi, lỗ lớn trong thời gian không hề ngắn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ