Những ngân hàng "nợ" ĐHĐCĐ: Cổ đông MaritimeBank bao giờ được "nếm mùi" cổ tức?

Nhàđầutư
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) vừa công bố các báo cáo, tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ thường niên năm nay, dự kiến tổ chức vào ngày 26/5 sau lần lỡ hẹn vào tháng 4. Trong đó, nhiều con số đã được điều chỉnh mạnh so với kế hoạch đề ra ban đầu.
NGUYỄN THOAN
20, Tháng 05, 2017 | 08:31

Nhàđầutư
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) vừa công bố các báo cáo, tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ thường niên năm nay, dự kiến tổ chức vào ngày 26/5 sau lần lỡ hẹn vào tháng 4. Trong đó, nhiều con số đã được điều chỉnh mạnh so với kế hoạch đề ra ban đầu.

Ngan-hangmaritime-bank

Cổ đông MaritimeBank đã nhiều năm không "biết mùi" cổ tức. Ảnh minh hoạ

Điều chỉnh kế hoạch năm 2016

Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên và báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của MaritimeBank, các con số kế hoạch kinh doanh năm 2016 đều đã được điều chỉnh giảm, nhờ đó nhiều chỉ tiêu trong năm gần đạt mục tiêu, riêng lợi nhuận trước thuế vượt cả kế hoạch.

Cụ thể, theo kế hoạch năm 2016 đã được ĐHĐCĐ thông qua, tổng tài sản của MaritimeBank dự kiến tăng 4% lên 108,967 tỷ đồng, tổng huy động tăng 20%, gần 79,000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 25.4%, đạt 62,866 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế (bao gồm cả phần thu hồi nợ từ đã sử dụng dự phòng) là 190 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với thực hiện năm 2015.

Tuy nhiên, trong báo cáo sau kiểm toán và tài liệu ĐHĐCĐ năm 2017, kế hoạch đã được điều chỉnh giảm, gồm tổng tài sản 92,803 tỷ, huy động 62,780 tỷ, cho vay 55,041 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 160 tỷ đồng. Kết quả thực hiện, tổng tài sản mặc dù giảm 11,2% so với đầu năm, xuống 92.606 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động giảm 5,8%, đạt 61.805 tỷ đồng, vẫn đều sát với kế hoạch.

Lý do dẫn tới sự suy giảm tổng tài sản của MaritimeBank là giảm cho vay và gửi liên ngân hàng, đồng thời giảm sở hữu chứng khoán đầu tư. Riêng về sự sụt giảm nguồn vốn huy động, MaritimeBank cho biết nguyên nhân là do ảnh hưởng của sự kiện cuối tháng 6/2016 nên số dư tiền gửi sụt giảm đáng kể.

Sự kiện cuối tháng 6 được nhắc đến ở đây chính là sự việc trên mạng xã hội lan truyền tin đồn về việc ông Đinh Trường Chinh, lãnh đạo Công ty Địa ốc Việt Hân bị bắt do câu kết với ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch MaritimeBank rút ruột 30.000 tỷ từ MaritimeBank. Cùng thời điểm này thì bà Nguyệt Hường, vợ của ông Tuấn bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có vấn đề trong kê khai quốc tịch và tài sản. Các thông tin này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới  lòng tin của những người gửi tiền về tính thanh khoản và năng lực của MaritimeBank.

Để giải oan, đầu tháng 8/2016, ông Trần Anh Tuấn đã phải viết một bức tâm thư phủ nhận tin đồn về việc MaritimeBank mất thanh khoản và khẳng định thông tin ông Chinh bị bắt chưa được xác thực bởi cơ quan chức năng. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng lên tiếng, cho biết, NHNN đánh giá ngân hàng MaritimeBank đang hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng thanh khoản và dù có thế nào thì NHNN cũng đủ khả năng và phương án để chủ động can thiệp, hỗ trợ đảm bảo hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, người gửi tiền.

Những con số "lạ"

Cuối tháng 7/2016, MaritimeBank đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm chưa kiểm toán với con số lợi nhuận tăng 163% so với cùng kỳ năm trước để khẳng định thanh khoản dư thừa, trấn an khách hàng.

Cụ thể, tính tới 30/6/2016, số dư tiền gửi cuối kỳ đạt trên 74.600 tỷ, tăng 13% so với đầu năm và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tín dụng tăng 20% so với đầu năm, đạt trên 33.600 tỷ đồng. Doanh thu thuần lũy kế 6 tháng đầu năm ở mức 1.280 tỷ, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tổng tài sản đạt 114,5 nghìn tỷ, tăng 9% so với năm 2015, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 151 tỷ đồng, tăng 163% so với cùng kỳ năm 2015.

Nửa đầu năm MaritimeBank công bố kết quả kinh doanh tích cực như vậy, nhưng báo cáo sau kiểm toán của ngân hàng này thì lại thể hiện một kết quả không tương xứng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Maritime Bank đạt 164 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 3,8% so với năm 2015 và chỉ tăng so với kết quả 6 tháng đầu năm là 13 tỷ đồng. 

Lợi nhuận trước thuế tuy tăng trưởng thấp, nhưng thu nhập lãi thuần của ngân hàng này lại rất cao, cả năm 2016 đạt 2.252 tỷ đồng, tăng tới 42% so với một năm trước đó. Riêng mảng dịch vụ, lãi thuần là 93 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2015. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về 13,4 tỷ đồng, cải thiện rõ rệt so với con số lỗ thuần tới 70,9 tỷ đồng trong năm 2015. Mảng mua bán chứng khoán đầu tư cũng đem lại cho ngân hàng này món lợi kếch xù lên tới 602 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2015.

Vậy tiền chảy đi đâu mà lợi nhuận trước thuế lại giảm mạnh như vậy? Lý giải cho vấn đề này chính là tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần rất cao. Cụ thể, nguồn dự phòng rủi ro tín dụng năm 2016 là 1.847 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2015. Trong đó trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC là 1.098 tỷ đồng.

Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này khá sát với mục tiêu đề ra, vào khoảng 2,17%. Tuy nhiên, trong năm MaritimeBank cũng đã tích cực bán nợ xấu cho VAMC. Cụ thể, bán nợ xấu cho VAMC là 517,6 tỷ đồng, bán nợ xấu cho tổ chức, cá nhân khác là 543,1 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2016, các chỉ số đều tăng mạnh, tuy nhiên, đến hết ngày 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của Maritime Bank ở mức 13.599 tỷ đồng, giảm nhẹ 16 tỷ đồng so với con số đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng của ngân hàng này đạt 57.586 tỷ đồng, giảm 8%; tiền vay và nhận gửi liên ngân hàng giảm mạnh 39,4%, đạt 10.536 tỷ đồng. 

Mong đừng lỡ hẹn

dfb32_ong_huynh_buu_quang_va_chu_tich_msb

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT MaritimeBank và ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc 

Đã 6 năm kể từ ngày Maritime thực sự "về tay" ông Trần Anh Tuấn. Ông Tuấn đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT MaritimeBank từ đầu năm 2012 và năm 2016 cũng là năm thứ 5 cổ đông ngân hàng này không được chia cổ tức (riêng năm 2012 là chia cổ tức bằng cổ phiếu). Trong ĐHĐCĐ năm 2015, cổ đông đã yêu cầu được chia cổ tức, dù chỉ ở mức 5% để động viên. Tuy nhiên, HĐQT ngân hàng này đưa lý do khó khăn, mong cổ đông thông cảm, để tạm giữ lại nguồn tài chính để ổn định hoạt động và hứa hẹn sẽ chia cổ tức vào những năm sau.

Tiếp sau đó là ĐHĐCĐ năm 2016, ngân hàng này tiếp tục kêu khó và quyết định không chia cổ tức, giữ lại lợi nhuận. Trong tài liệu cổ đông chuẩn bị cho ĐHĐCĐ 2017 sắp diễn ra cũng chung một kịch bản như vậy, vì còn khó khăn nên ngân hàng sẽ tiếp tục giữ lại cổ tức. Tuy nhiên, cũng trong tài liệu, có một tia hy vọng đã loé lên khi kế hoạch năm 2017 khá lạc quan, ngân hàng đặt mục tiêu tăng lợi nhuận trước thuế từ 164 tỷ đồng năm 2016 lên 165 tỷ đồng năm 2017 (nhiều hơn 01 tỷ đồng) và dự kiến đến hết năm sẽ chia cổ tức 5% cho cổ đông. 

5% này có thể là tiền mặt hoặc cổ phiếu. Mong rằng, đến trước thềm ĐHĐCĐ 2018, ngân hàng sẽ không tiếp tục lỡ hẹn với cổ đông và sẽ không phải điều chỉnh lại kế hoạch như năm nay.

Cùng danh sách "nợ" ĐHĐCĐ năm 2017 với MaritimeBank thì còn có các ngân hàng như DongABank, PVcomBank, Sacombank, trong đó có 2/3 ngân hàng có cổ phần và vốn góp của MaritimeBank là DongABank và PVcomBank.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ