Những mối đe dọa đối với vị thế độc tôn của đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế

Nhàđầutư
Trước bối cảnh căng thẳng kinh tế, thương mại gia tăng giữa Mỹ và nhiều quốc gia khác, các quốc gia bị Mỹ trừng phạt về mặt kinh tế đang tìm cách để thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế.
NGỌC TRÂM
28, Tháng 08, 2018 | 10:04

Nhàđầutư
Trước bối cảnh căng thẳng kinh tế, thương mại gia tăng giữa Mỹ và nhiều quốc gia khác, các quốc gia bị Mỹ trừng phạt về mặt kinh tế đang tìm cách để thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế.

dollar flag cut

Vị thế độc tôn của đồng đô la Mỹ đang bị đe dọa 

Hoa Kỳ hiện đang có chiến tranh kinh tế với 1/10 số quốc gia trên thế giới với tổng dân số vào khoảng 2 tỷ người và tổng GDP hơn 15.000 tỷ USD.

Trong số những quốc gia này có Nga, Iran, Venezuela, Cuba, Sudan, Zimbabwe, Myanmar, Cộng hòa Công Gô, Triều Tiên và một số nước khác bị Mỹ cấm vận đã nhiều năm. Cũng có cả những quốc gia như Trung Quốc, Pakistan hay Thổ Nhĩ Kỳ - những nước không bị Mỹ cấm vận toàn phần nhưng lại là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ.

Thêm vào đó, hàng ngàn cá nhân từ hàng loạt nước đã bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách cấm trong hệ thống giao dịch tài chính toàn cầu. Nhiều người trong số này là quan chức hoặc có liên hệ mật thiết với lãnh đạo của các quốc gia nói trên. 

Theo ông Gal Luft, đồng Giám đốc Viện Phân tích anh ninh toàn cầu kiêm cố vấn cấp cao của Ủy ban An toàn năng lượng Hoa Kỳ, Mỹ đã viện dẫn nhiều lý do khác nhau cho hành động trên của mình, chẳng hạn như vi phạm nhân quyền, khủng bố, tội phạm, buôn bán hạt nhân, tham nhũng hay như trường hợp của Trung Quốc là thương mại không công bằng và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. 

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây hành động đó của Nhà Trắng đã thúc đẩy nhiều chính phủ và cá nhân liên kết lại để tạo ra một hệ thống tài chính khác song song với hệ thống hiện hành mà hệ thống này vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. Nếu những nỗ lực này thành công thì ảnh hưởng của nó lên vị thế toàn cầu của Mỹ sẽ rất lớn. 

Theo ông Gal Luft , vị thế siêu cường thế giới của Mỹ không chỉ có được nhờ sức mạnh quân sự và hệ thống đồng minh của nước này mà còn nhờ ở vai trò quan trọng của nó trong việc kết nối hệ thống tài chính toàn cầu và đặc biệt là sự công nhận rộng rãi đồng đô la Mỹ như là một đồng tiền dự trữ của thế giới. Vị thế duy nhất của đồng bạc Mỹ đã giúp định hình hệ thống tài chính toàn cầu kể từ sau Thế chiến II.

Các đối tác có liên quan đến các giao dịch bằng đồng đô la Mỹ hoặc sử dụng dịch vụ của ngân hàn Mỹ sẽ tự động bị chi phối bởi hệ thống luật pháp Mỹ. Khi Mỹ đơn phương áp dụng lệnh trừng phạt, như trong trường hợp của Iran, các chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân buộc phải lựa chọn giữa việc ngừng làm ăn với quốc gia bị cấm vận hoặc bị cấm cửa với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là một cây gậy đầy quyền lực của Mỹ, ông Gal Luft nhận định.

Không có nhiều công ty hoặc nhà băng có khả năng từ bỏ thị trường Mỹ hoặc ngắt kết nối với các tổ chức tài chính Mỹ.

Các quốc gia thách thức hệ thống do Mỹ dẫn dắt coi những việc làm nói trên của Mỹ là sự xỉ nhục đối với chủ quyền kinh tế của họ. Đó là lý do Trung Quốc và Nga đã đưa ra phiên bản SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế) của riêng họ. Hệ thống này cho phép các giao dịch tài chính xuyên biên giới diễn ra giữa hàng ngàn nhà băng. Cả Nga và Trung Quốc cũng đang thúc giục các đối tác thương mại của họ từ bỏ việc sử dụng đồng đô la Mỹ để sử dụng đồng tiền bản địa trong các giao dịch thương mại giữa họ với hai nước này.   

Trong tháng này Nga đã nhanh chóng kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào khối các quốc gia chống lại đồng đô la khi tuyên bố rằng Nga ủng hộ các giao dịch không sử dụng đồng đô la với nước này sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ xảy ra căng thẳng. Trung Quốc thì đang sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng ngàn tỷ đô la Mỹ như một công cụ để lôi kéo các quốc gia có liên quan sử dụng đồng Nhân dân tệ là ngoại tệ thanh toán thay vì đồng đô la Mỹ. Pakistan và Iran đã tuyên bố ý định chấp thuận lời đề nghị này của Bắc Kinh. Trong cuộc họp thượng đỉnh của khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại Johannesburg hồi tháng trước khối này đã mời Thổ  Nhĩ Kỳ, Jamaica, Indonesia, Ác-hen-ti-na và Ai Cập vào cái gọi là BRICS mở rộng để chống lại ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, với mục tiêu là tạo ra một nền kinh tế không đô la.      

Mặt trận chính quyết định tương lai của đồng đô la Mỹ chính là thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là thị trường dầu lửa với giá trị lên tới 1,7 ngàn tỷ USD. Kể từ năm 1973 khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon đơn phương xóa bỏ bản vị vàng đối với đồng đô la Mỹ, thuyết phục Ả-rập Xê-út và các nước OPEC khác bán dầu bằng đồng đô la Mỹ, giao dịch dầu lửa toàn cầu đã được gắn với đồng nội tệ của Mỹ. Điều này đã mở đường cho các hàng hóa khác giao dịch bằng đồng đô la Mỹ. Việc làm này đã mang lại nhiều lợi ích cho nước Mỹ. Nó đã tạo ra nhu cầu lớn chưa từng thấy đối với đồng đô la, tạo điều kiện cho chính phủ của các đời tổng thống Mỹ tiếp theo điều hành đất nước với mức thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng mà không cần phải lo ngại.

Điều này hiện không còn tiếp tục diễn ra, bởi rất nhiều thành viên của liên minh chống đô la là các quốc gia xuất khẩu hàng hóa. Họ không còn cảm thấy cần thiết phải định giá sản phẩm của họ, chẳng hạn như dầu WTI hay brent, hay tiến hành giao dịch bằng đồng đô la Mỹ nữa. 

Ví dụ, khi Trung Quốc mua dầu từ Ăng-gô-la hoặc khí của Nga, than Mông Cổ hay đậu tương từ Brazil, họ muốn thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ để tránh cho cả bên bán và bên mua không phải trả phí giao dịch ngoại hối. Điều này đã bắt đầu diễn ra.

Nga và Trung Quốc đã thỏa thuận một số giao dịch năng lượng sẽ thông qua đồng Nhân dân tệ. Trung Quốc cũng đang thúc giục Ả-rập-Xê-út, Ăng-gô-la và Iran chấp nhận đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch dầu khí. Năm ngoái Trung Quốc đã đã đưa vào sử dụng loại hợp đồng tương lai được đảm bảo bằng vàng (được gọi là đồng Nhân dân tệ dầu lửa trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải). Đây là mốc chuẩn đầu tiên cho các giao dịch dầu thô không gắn với đồng đô la Mỹ ở châu Á.

Việc đồng tiền kỹ thuật số từng bước được chấp nhận cũng mang tới một lựa chọn nữa khi từ bỏ việc sử dụng đồng đô la Mỹ trong các giao dịch quốc tế. Ngân hàng Trung ương Nga đã đánh tiếng cân nhắc đưa vào sử dụng đồng tiền kỹ thuật số quốc gia có tên gọi ‘đồng rúp kỹ thuật số” trong khi họ giúp Venezuela đưa đồng tiền kỹ thuật số của Venezuela - đồng petro - vào sử dụng và đồng tiền này sẽ được bảo đảm bởi trữ lượng dầu khí khổng lồ của nước này. Giờ đây các quốc gia thuộc khối BRICS đang thảo luận về một đồng tiền kỹ thuật số được bảo đảm bởi chính khối này.  

Theo cách nhìn của ông Gal Luft, tất cả những hành động trên đều hướng về một mục tiêu: xóa bỏ vị thế độc tôn của đồng đô la Mỹ trong những năm tới. Ông này cho rằng thị trường năng lượng sẽ là một trong những chiến trường chính quyết định sự thống trị của kinh tế Mỹ. Bất cứ thành công nào trong việc xóa bỏ sự lệ thuộc của thương mại hàng hóa vào đồng đô la Mỹ sẽ gây ra tác động liên hoàn tới không chỉ hệ thống kinh tế toàn cầu mà còn cả vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.  

Với vị thế của nền kinh tế Mỹ hiện nay và sức mạnh đáng kể của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền khác như Rúp, Nhân dân tệ, lira Thổ Nhĩ Kỳ và rial của Iran, sẽ dễ dàng xảy ra tâm lý tự mãn và cho rằng hành động chống đồng đô la đơn thuần chỉ là ‘muỗi đốt gỗ’.  

Thế nhưng phớt lờ liên minh chống đô la có thể gây thiệt hại lớn đối với Mỹ. Thị trường giá lên rồi sẽ phải kết thúc. Với mức nợ quốc gia ở mức 21 ngàn tỷ USD và mỗi năm lại tăng thêm cả ngàn tỷ USD, việc lật đổ sự độc tôn của đồng đô la Mỹ có thể đến sớm hơn so với dự báo của nhiều nhà kinh tế.

Trong bối cảnh hưng thịnh của nền kinh tế Mỹ hiện nay, sẽ là hữu ích khi nhắc lại rằng có tới 25% số người trên hành tinh này sống tại quốc gia mà chính phủ của họ quyết tâm chấm dứt sự lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Vì vậy ông Gal Luft cho rằng, ngăn cản những nỗ lực này nên là ưu tiên quốc gia hàng đầu của Washington.

(Theo CNBC)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ