Những dự báo khác nhau cho tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021

ĐÌNH VŨ
06:06 19/02/2021

Đã có những cách nhìn khác nhau trong mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 được các Viện nghiên cứu trong nước đưa ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có những điểm mấu chốt đều đã được các Viện nghiên cứu đưa ra để khuyến cáo.

Trong báo cáo mới đây về triển vọng kinh tế Việt Nam 2021, Viện Nghiê cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng không quá lạc quan cho kinh tế Việt Nam năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 5,5-5,8% (tích cực) và kịch bản xấu hơn là chỉ 1,8-2%. Tuy VEPR nghiêng về kịch bản lạc quan nhưng là dựa trên cơ sở dịch bệnh được kiểm soát tốt. Nhưng ngay cả đạt được mức cao nhất mà viện nghiên cứu này đưa ra thì vẫn không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra cho tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,0%.

Trước báo cáo của VEPR, TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa ra dự báo đầy lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 với 3 kịch bản cơ sở, tích cực và tiêu cực. Ở mức tích cực GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 7,5-8%, kịch bản cơ sở (trung bình) là ở mức 6,5-7% và ở kịch bản tiêu cực thì GDP tăng trưởng từ 4-4,5%.

GDP

Kịch bản nào cho tăng trưởng GDP Việt Nam 2021? Ảnh: Minh hoạ.

Chia sẻ riêng với Nhadautu.vn TS. Cấn Văn Lực cho biết, 3 kịch bản tăng trưởng nêu trên đều được Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chạy trên mô hình dựa trên những số liệu giả định khá cụ thể và chính xác về tăng trưởng của từng ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam năm 2021.

"Với kịch bản tăng trưởng cơ sở, Việt Nam có thể đạt mức 6,5-7% vào năm 2021. Điều này hoàn toàn có thể đạt được do tăng trưởng GDP 2021 dựa trên mức nền tăng trưởng GDP năm 2020 thấp. Cùng với đó là việc các nước trên thế giới cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trong nửa đầu năm 2021, vắc xin được đưa vào tiêm chủng như kế hoạch giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục phần nào hoạt động kinh tế - xã hội tại các nước", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Với kịch bản lạc quan hơn, nếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được Chính phủ nhanh chóng ban hành và triển khai; quá trình cơ cấu lại, chuyển đổi số được thúc đẩy; thu hút đầu tư trong và ngoài nước hồi phục... thì tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 7,5-8%.

Trước đó, vào khoảng giữa tháng 1/2021, Viện Kinh tế Việt Nam cũng đã đưa ra các mô hình dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp). Tuy nhiên, Viện Kinh tế cho rằng, khả năng đạt được mỗi kịch bản trong thực tế phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và sự tăng cường năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trước khi có các nghiên cứu phân tích mô hình tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam từ phía các Viện nghiên cứu trong nước, một số tổ chức Quốc tế như IMF và WB đã đưa ra những dự báo đầy lạc quan về tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam. Các dự báo này đều tỏ rõ sự lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2021.

Cụ thể, IMF dự báo rằng năm 2021 Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7%, cao hơn Indonesia và Thái Lan, thấp hơn Malaysia và Philippines; WB cũng dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,7%, tiếp tục là nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Đâu là động lực và rủi ro cho tăng trưởng GDP 2021?

Một trong những báo cáo có quan điểm khá rõ ràng về tăng trưởng GDP năm 2021 là của VEPR cho thấy những rủi ro đáng chú ý với nền kinh tế trong thời gian tới.

Cụ thể, năm 2020, Việt Nam tăng trưởng hình chữ V, thấp nhất là vào quý 2/2020 và bắt đầu tăng trưởng trở lại ở quý 3 và 4. Riêng quý 4, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 4,48% cao hơn so với Quý 3/2020 (2,62%). Tính chung năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91%.

GDP-2020-

Nguồn: VEPR

Những yếu tố được cho là hỗ trợ cho tăng trưởng là Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư vàthương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Dù có kịch bản khác nhau tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 nhưng các Viện nghiên cứu cho rằng kiểm soát dịch bệnh sẽ là yếu tố hàng đầu trong tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP. Cùng với khả năng kiểm soát dịch là việc duy trì, triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ, tạo môi trường để doanh nghiệp sống sót và hoạt động, sáng tạo; cùng với đó là thúc đẩy ứng dụng cộng nghệ.

Các ý kiến cũng cho rằng việc thiết kế các gói hỗ trợ lần 1 là đi đúng hướng nhưng việc thực thi chính sách lại thiếu hiệu quả, thủ tục hành chính phức tạp và khó tiếp cận. Vì vậy, điều quan trọng ở năm 2021 là thực thi hiệu quả gói hỗ trợ lần 1, sau đó mới tính tới gói hỗ trợ lần 2.

Phân tích về khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2021, VEPR cho rằng, đặc biệt, một điều rất cần lưu ý là tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Thực tế thì trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư và hộ gia đình. Điều này có thể hiểu được trong giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên, việc lãi suất huy động tiền gửi liên tục hạ do cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn. Thêm vào đó, khi mức tăng giá trên các thị trường tài sản đủ lớn để tạo ra hiệu ứng của cải thì mức tiêu dùng sẽ tăng đối với các mặt hàng không phải thiết yếu.

"Điều này dẫn tới sự lan tỏa của sự tăng giá từ thị trường tài sản sang thị trường tiêu dùng, dù chậm chạp, nhưng có thể cảm nhận được. Đây cũng là một biểu hiện của hiện tượng tăng giá khi chính sách nới lỏng tiền tệ được theo đuổi trong thời gian đủ dài", báo cáo của VEPR nhận định.

Theo đó, một khuyến cáo đáng lưu ý thời gian tới là, trong mọi tình huống, ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì. Điều này được cho là hết sức cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch.

Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cũng cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn.

Một trong những điểm đáng lưu ý nữa là, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế và khai thác thị trường nội địa, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ như đã nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2021 nhằm làm chủ một số yếu tố đầu vào vừa là hạn chế nhập khẩu, vừa tăng tính chủ động trong nhiều tình huống khác nhau, vừa tạo việc làm và tăng khả năng kết nối giữa các khối doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi (giảm thuế, phí…) để phát triển sản xuất và thương mại trong nước nhằm thúc đẩy thị trường nội địa.

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục
Hà Nội xem xét thông qua 2 dự án đầu tư 'khủng'

Hà Nội xem xét thông qua 2 dự án đầu tư 'khủng'

UBND TP. Hà Nội trình HĐND TP. Hà Nội xem xét đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị có tổng số vốn 55,426 tỷ USD và đề án nâng cao năng lực PCCC hơn 26.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 01/07/2024 18:22

'Xây dựng Chiến lược phát triển Tổng công ty và kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thị trường khí' tại PV GAS

'Xây dựng Chiến lược phát triển Tổng công ty và kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thị trường khí' tại PV GAS

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức Hội thảo về định hướng "Xây dựng Chiến lược phát triển Tổng công ty và kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thị trường khí".

Doanh nghiệp - 01/07/2024 16:40

Tracodi (TCD) sắp phát hành 30,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

Tracodi (TCD) sắp phát hành 30,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông

Bên cạnh phát hành cổ phiếu thưởng, trong năm nay, Tracodi còn có kế hoạch phát hành riêng lẻ 170 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Doanh nghiệp - 01/07/2024 16:32

Đầu tư phát triển con người, ROX Group được tôn vinh tại giải thưởng quốc tế

Đầu tư phát triển con người, ROX Group được tôn vinh tại giải thưởng quốc tế

Ngày 28/6, tại lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á - AREA, ROX Group vinh dự được vinh danh tại hạng mục Investment in People (Đầu tư cho con người).

Doanh nghiệp - 01/07/2024 16:31

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

Hôm nay, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành.

Doanh nghiệp - 01/07/2024 16:30

Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam

Dư địa hợp tác lao động giữa Việt Nam - Hàn Quốc có tiềm năng rất lớn, do đó, Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tiếp tục đi đầu trong việc đào tạo nhân lực quốc tế, trong đó có lao động Việt Nam. Tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam theo chương trình cấp phép việc làm.

Sự kiện - 01/07/2024 16:28

Đêm Gala Night vinh danh các nhà vô địch cuộc thi E!CONTEST 11.0

Đêm Gala Night vinh danh các nhà vô địch cuộc thi E!CONTEST 11.0

E!CONTEST 11.0 được diễn ra với mong muốn trở thành bệ phóng vững chắc để những người trẻ tự tin đối mặt và tự mình tìm kiếm câu trả lời cho những điều chưa biết, mở ra một vùng trời hoàn toàn mới lạ và vượt ra khỏi giới hạn của chính mình.

Doanh nghiệp - 01/07/2024 16:28

Fintech thúc đẩy tài chính toàn diện

Fintech thúc đẩy tài chính toàn diện

Để phát triển hệ thống tài chính toàn diện, giảm gánh nặng vốn đầu tư phát triển kinh tế lên hệ thống các tổ chức tín dụng truyền thống, TS. Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, việc sử dụng hai công cụ là tài chính vi mô và các công ty Fintech là cần thiết và cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa.

Đầu tư - 01/07/2024 16:27

SeABank được vinh danh giải thưởng quốc tế Ngân hàng Quản trị rủi ro xuất sắc và Ngân hàng sáng tạo xuất sắc

SeABank được vinh danh giải thưởng quốc tế Ngân hàng Quản trị rủi ro xuất sắc và Ngân hàng sáng tạo xuất sắc

SeABank (HOSE: SSB) vừa được hai tổ chức quốc tế The European và The CEO View bình chọn và trao giải thưởng "Ngân hàng Quản trị rủi ro xuất sắc Việt Nam năm 2024 - The Risk Management Bank of The Year Vietnam 2024" và "Ngân hàng sáng tạo xuất sắc năm 2024 - Innovation Excellence Award 2024".

Doanh nghiệp - 01/07/2024 16:25

Gần 80% doanh nghiệp FDI ở TP.HCM dự báo kinh doanh khởi sắc trong quý III

Gần 80% doanh nghiệp FDI ở TP.HCM dự báo kinh doanh khởi sắc trong quý III

79,4% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TP.HCM đánh giá tình hình kinh doanh sẽ tốt hơn trong quý III/2024. Con số này ở khối doanh nghiệp nhà nước là 82,5% và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 76,9%.

Ý kiến - 01/07/2024 16:05

Các lô đất của Kita Group tại Khu đô thị Ciputra

Các lô đất của Kita Group tại Khu đô thị Ciputra

Các dự án tại Khu đô thị Ciputra là bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng ra khu vực phía Bắc của nhóm Kita. Dù vậy, phần lớn các lô đất có bóng dáng Group này đều nằm trong tình trạng bỏ hoang.

Tài chính - 01/07/2024 15:58

Cổ phiếu MWG lên đỉnh 2 năm

Cổ phiếu MWG lên đỉnh 2 năm

Cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động bứt phá mạnh mẽ trong phiên đầu tháng 7 và thiết lập mức giá cao nhất kể từ tháng 9/2022.

Tài chính - 01/07/2024 15:52

Báo Pháp luật Việt Nam phát động chương trình bình chọn, tôn vinh 'Gương sáng pháp luật' lần III

Báo Pháp luật Việt Nam phát động chương trình bình chọn, tôn vinh 'Gương sáng pháp luật' lần III

Năm nay, ngoài các cá nhân cư trú tại Việt Nam, đối tượng bình chọn còn bao gồm cả công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài có thành tích, đóng góp đối với quá trình xây dựng, tổ chức, thi hành pháp luật.

Sự kiện - 01/07/2024 15:45

Vasta Stone và cam kết cùng ẩm thực Việt vươn tầm thế giới

Vasta Stone và cam kết cùng ẩm thực Việt vươn tầm thế giới

Vừa qua, Vasta Stone đã đồng hành cùng MICHELIN Guide tại Lễ trao giải Michelin Guide 2024 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sự hợp tác tiếp tục lần này khẳng định đá nung kết là sản phẩm mang đến không gian bếp đẳng cấp và an toàn cho sức khỏe người dùng.

Doanh nghiệp - 01/07/2024 14:54

Nam Tiến thực hiện dự án gần 1.500 tỷ xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam

Nam Tiến thực hiện dự án gần 1.500 tỷ xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam

Tỉnh Quảng Trị vừa cùng lúc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Đầu tư - 01/07/2024 14:53

Mít tinh kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Mít tinh kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Sáng nay 1/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế cùng BHXH Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7/2009 - 1/7/2024).

Chính sách - 01/07/2024 14:14