Những điều kiện chính trong đàm phán giữa Nga và Ukraine để giải quyết xung đột

HỒNG ANH
11:27 20/03/2022

Hiện các nhà ngoại giao Nga và Ukraine đang nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với hy vọng nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột khiến nhiều người dân Ukraine và binh sỹ của cả 2 phía thiệt mạng.

Sau 3 tuần giao tranh dữ dội, cả Nga và Ukraine đều hiểu rằng một cuộc xung đột kéo dài sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào và một thỏa thuận hòa bình là điều hai nước mong muốn ở thời điểm này. Nhiều quan chức cấp cao cùng các nhà phân tích của phương Tây và Nga kỳ vọng, thỏa thuận hòa bình nếu có giữa các bên sẽ bao gồm việc thực thi lệnh ngừng bắn toàn diện, lập trường của Ukraine đối với NATO cùng nhiều vấn đề hóc búa khác, như cách thức và thời điểm quân đội Nga rút khỏi lãnh thổ Ukraine.

Những tín hiệu tích cực đã phát đi từ cả phía Nga lẫn Ukraine cho thấy tiến trình đàm phán của hai nước đang có những chuyển biến rõ rệt và đi vào trọng tâm. Tia hy vọng vẫn được nhen nhóm bất chấp Moscow tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự và Kiev kiên quyết chống trả, cùng với đó là cuộc khẩu chiến giữa Nga và Mỹ.

Hiện, dư luận quốc tế đang hồi hộp theo dõi các cuộc đàm phán Nga - Ukraine và đưa ra đánh giá về các điều khoản có thể xuất hiện trong một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Empty

Binh sĩ Ukraine làm nhiệm vụ gần Thủ đô Kiev vào sáng 26/2. Ảnh: AFP

Trước hết là cơ chế trung lập

Theo những nguồn tin quen thuộc với các cuộc hòa đàm, điều quan trọng nhất của thỏa thuận là cơ chế trung lập về quân sự của Ukraine. Theo đó, Ukraine sẽ từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO, không đặt bất cứ căn cứ quân sự hoặc khí tài quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ nước này, chấp nhận trở thành một quốc gia trung lập như Áo hoặc Thụy Điển. Ông Vladimir Medinsky, trưởng đoàn đàm phán hòa bình của Nga cho biết: “Ukraine đang đưa ra một phiên bản trung lập tương tự như Áo hoặc Thụy Điển, phi quân sự nhưng có quân đội và lực lượng hải quân riêng”.

Đối với Nga, cam kết theo đuổi cơ chế trung lập của Ukraine có lẽ là yêu cầu tối quan trọng. Việc đảm bảo cam kết này trong bất cứ thỏa thuận nào cũng có thể giúp giảm bớt những lo ngại của Nga về mối đe dọa an ninh ngay sát sườn, đặc biệt là trước khả năng Kiev có thể trở thành thành viên NATO.

Ukraine có thể gia nhập EU

Benjamin Haddad, giám đốc cấp cao của Trung tâm Châu Âu của Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, điều mà Ukraine có thể đánh đổi là từ bỏ giấc mộng gia nhập NATO để đổi lấy cơ hội hội nhập với Liên minh châu Âu. Thụy Điển và Áo - 2 hình mẫu về cơ chế trung lập dù đứng ngoài NATO nhưng đều là là thành viên của EU. Song vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Putin có chấp nhận một thành viên EU tồn tại trước ngưỡng cửa của Nga hay không.

Benjamin Haddad, giám đốc cấp cao của Trung tâm Châu Âu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nói: “Nga từng tuyên bố không chấp nhận Ukraine gia nhập EU hoặc NATO. Nhưng nếu Ukraine có thể tách rời điều này, nói rằng họ chấp nhận đánh đổi sự đảm bảo quân sự để lấy sự đảm bảo về kinh tế thì họ có thể bắt đầu quá trình tới EU. Trước chiến tranh, điều này rất khó chấp nhận với Nga nhưng hiện giờ tình hình đã khác”.

Empty

Vòng đàm phán thứ 2 giữa phái đoàn Nga và Ukraine. Ảnh: RIA

Ukraine cần sự đảm bảo an ninh của phương Tây

Tiếp theo là việc Ukraine cần sự đảm bảo an ninh của phương Tây. Đối với Ukraine, cam kết trung lập có thể sẽ đi kèm với điều khoản cần được Nga chấp nhận đó là các cường quốc phương Tây sẽ hỗ trợ họ nếu Ukraine bị đe dọa về an ninh. Đây là điểm mấu chốt đối với Nga, vì điều đó sẽ cho phép một số quốc gia khác, ngoại trừ NATO được tham gia vào kế hoạch phòng thủ tương lai của Ukraine.

Một cách thức để điều khoản này trở nên khả thi hơn là Nga có thể giới hạn danh sách những loại vũ khí mà Ukraine được quyền sở hữu.

Nga muốn công nhận quy chế của Crimea, Lugansk và Donetsk

Sau khi cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ bởi phong trào biểu tình trong nước vào tháng 2/2014, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời hỗ trợ phong trào ly khai ở khu vực Donbass, nơi chủ yếu người dân nói tiếng Nga. Đến tháng 4/2014, phe ly khai thân Nga giành quyền kiểm soát một số khu vực ở miền Đông, tự xưng là CHND Donetsk (DPR) và CHND Lugansk (LPR).

Trước khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Putin chính thức công nhận nền độc lập của 2 khu vực này. Như một điều kiện chấm dứt xung đột, Nga có thể yêu cầu Ukraine công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga và công nhận độc lập cho DPR cũng như LPR. Tuy vậy, Ukraine từng tuyên bố không chấp nhận điều khoản này.

Ông Podalyak, thành viên thuộc phái đoàn đàm phán của Ukraine đề nghị tách biệt vấn đề này, có nghĩa là nó có thể được thảo luận trong một bối cảnh khác giữa Moscow và Kiev sau khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn cụ thể.

Nga rút quân

Ukraine có thể yêu cầu Nga rút quân khỏi lãnh thổ nước này và chấm dứt chiến dịch quân sự. Vẫn chưa rõ Nga sẽ rút quân ở mức độ nào vì Moscow đã công nhận biên giới của các khu vực ly khai kéo dài tới những thành phố phía Nam như Mariupol hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.

Ông Podolyak khẳng định rằng “quân đội Nga, trong mọi trường hợp, cần phải rời khỏi lãnh thổ Ukraine” ám chỉ những khu vực đã bị Nga giành quyền kiểm soát từ miền Nam đến miền Bắc và miền Đông Ukraine. Do đó, cuộc chiến giành Mariupol có thể rất quan trọng trong việc định hình phiên bản cuối cùng của thỏa thuận hòa bình.

Không dễ đồng thuận

Giới phân tích cho rằng, Nga và Ukraine khó có thể tiến tới việc đạt được thỏa thuận hòa bình một cách nhanh chóng. Sự ngờ vực và khác biệt về mục tiêu của mỗi bên là những yếu tố khiến các cuộc đàm phán gặp nhiều thách thức.

TS Domitilla Sagramoso, chuyên gia về chính sách an ninh và đối ngoại của Nga tại Đại học Kings College London nhận định, những vòng đàm phán vừa qua đã giúp đặt nền móng cho việc tìm kiếm thỏa thuận nhưng thế bế tắc vẫn chưa được phá vỡ. "Thật tốt khi có những cuộc đàm phán nhưng đó mới chỉ là giai đoạn đầu. Hy vọng sẽ sớm có một bước đột phá”, nhà phân tích Sagramoso nói.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Sự kiện - 13/06/2025 12:55

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.

Sự kiện - 12/06/2025 14:41

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.

Sự kiện - 12/06/2025 11:31

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.

Sự kiện - 12/06/2025 06:45

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.

Sự kiện - 11/06/2025 19:10

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện - 11/06/2025 14:07

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu

Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện - 11/06/2025 06:45

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Sự kiện - 11/06/2025 06:44

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23