Những điểm 'nóng' trước mùa họp đại hội đồng cổ đông 2020

Kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên hằng năm là cơ hội để cổ đông được đối thoại trực tiếp với ban lãnh đạo. Rất nhiều sự kiện "nóng" có tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp đã diễn ra như Nghị định 100, dịch Covid-19, Hiệp định EVFTA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.
NGỌC ĐIỂM
26, Tháng 02, 2020 | 11:48

Kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên hằng năm là cơ hội để cổ đông được đối thoại trực tiếp với ban lãnh đạo. Rất nhiều sự kiện "nóng" có tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp đã diễn ra như Nghị định 100, dịch Covid-19, Hiệp định EVFTA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.

Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, liên tiếp nhiều sự kiện xảy ra có tầm ảnh hưởng lớn đến loạt doanh nghiệp như Nghị định 100, dịch Covid-19, Hiệp định EVFTA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn... Do đó, kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên tới đây sẽ là cơ hội để cổ đông hiểu rõ hơn tác động thông qua chia sẻ thực tế của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, EVFTA

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan ra các quốc gia khác. Dịch bệnh khiến Trung Quốc phải kéo dài kỳ nghỉ Tết, tiến hành cách ly gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế Trung Quốc và toàn cầu thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỷ USD. Nguyên nhân do vai trò của kinh tế Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, lớn hơn nhiều so với thời điểm diễn ra dịch SARS (4%). Đồng thời, tính liên kết, kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới cũng chặt chẽ hơn nhiều.

Với Việt Nam, “gã khổng lồ” hàng xóm vốn là đối tác giao thương quan trọng chiếm 15,7% giá trị xuất khẩu và 30% giá trị nhập khẩu, theo số liệu hải quan 2019. Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam cũng rất lớn, có địa phương khách Trung Quốc chiếm đến 70% (Khánh Hòa).

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp khi lan ra 17 quốc gia, trong đó số lượng người nhiễm tại Hàn Quốc vượt 1.000 người và Italia hơn 322 người. Hàn Quốc đứng thứ đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 22%, đứng thứ 2 về khách du lịch tới Việt Nam với 24% và đặc biệt doanh thu Samsung chiếm tới 28% GDP.

Do vậy, tác động của dịch Covid-19 và kế hoạch ứng phó của doanh nghiệp sẽ là những vấn đề mà cổ đông quan tâm tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên sắp tới đây. Đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chịu tác động ngay như hàng không, vận tải biển, du lịch...hay lĩnh vực chuyên nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc như dệt may.

Hai doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không có vốn nhà nước là Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) và Vietnam Airlines (HoSE:HVN) đều có ước tính thiệt hại ban đầu. ACV ước tính hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 có thể chỉ đạt 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm.

Lãnh đạo Vietnam Airlines (HoSE: HVN) cho biết lượng hành khách thời gian qua giảm 50% cả quốc ngoại và quốc nội, riêng khu vực thị trường Bắc Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Macau giảm 80-100%.

Giữa bối cảnh này, EVFTA vừa được Nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu thông qua vào 12/2 vừa qua là điểm sáng hiếm hoi. Những lĩnh vực như thủy sản, dệt may, gỗ… được kỳ vọng hưởng lợi nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có khả năng hưởng lợi khác nhau.

Sabeco, Habeco giữa 2 “gọng kìm” Nghị định 100 và dịch Covid-19

Ngay từ đầu năm 2020, Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bắt đầu có hiệu lực đã khiến tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp bia giảm sút. Sau đó, dịch Covid-19 bùng phát làm cho người tiêu dùng hạn chế tụ tập và đến nơi công cộng càng khiến cho sản lượng tiêu thụ bia trở nên ảm đạm hơn.

Giữa 2 “gọng kìm” này, các nhà đầu tư chờ đợi chiến lược ứng phó cùng dự báo kết quả kinh doanh 2020 của các doanh nghiệp bia lớn như Sabeco (HoSE: SAB) và Habeco (HoSE: BHN).

bang1-9470-1582605597

 

Diễn biến bất lợi khiến cổ phiếu Sabeco lao dốc từ vùng giá 230.000 đồng/cp về 178.000 đồng/cp, Habeco giảm từ vùng giá 78.000 đồng/cp về 60.000 đồng/cp; tương ứng mức giảm lần lượt 22% và 23%.

Những câu hỏi tại Hòa Phát, Hùng Vương và Yeah1

Sau thương vụ M&A chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+, Công ty VinEco, điều nhà đầu tư quan tâm là chiến lược phát triển và ảnh hưởng của chuỗi bán lẻ này vào kết quả kinh doanh của Masan Group (HoSE:MSN). Trước sáp nhập, hệ thống bán lẻ của Vingroup vẫn đang lỗ tới 5.000-6.000 tỷ đồng mỗi năm, cao hơn cả lợi nhuận hợp nhất của tập đoàn sở hữu hàng loạt sản phẩm tiêu dùng nhanh.

Hòa Phát (HoSE:HPG) đang xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về mở rộng dự án Hòa Phát Dung Quất với tổng vốn đầu tư dự án 60.000 tỷ đồng. Mặc dù giai đoạn đầu tư tối thiểu là 6 năm, nhưng với việc tiếp tục mở rộng với số vốn tương đương giai đoạn đầu tư hiện tại sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về tính toán nguồn vốn, khả năng tiêu thụ và áp lực trả lãi vay trong thời gian tới.

Một thời gian dài vật lộn trong nợ nần, bán nhiều tài sản để trả nợ, “vua cá” một thời Hùng Vương (HoSE: HVG) hợp tác chiến lược cùng Công ty Sản xuất Chế Biến và Phân phối nông nghiệp Thadi – công ty con Ôtô Trường Hải (Thaco). Theo nội dung hợp tác, Thadi sẽ sở hữu 35% vốn Hùng Vương và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và Thadi phát triển mảng sản xuất heo giống.

Theo tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, doanh nghiệp đề ra kế hoạch doanh thu 12.524 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 790 tỷ đồng. Tuy vậy, những câu hỏi đặt ra là chiến lược phát triển sắp tới, vai trò của Thadi cũng như lý giải khoản lỗ hơn 1.000 tỷ năm 2019.

Năm 2019 có thể nói là năm hạn với Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) khi động lực tăng trưởng chính mạng lưới đa kênh (MCN) bị Youtube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung. Thời gian qua, Yeah1 đã công bố nhiều hướng đi mới như lập công ty xây nền tảng cho người nổi tiếng, phát hành game, xây dựng nhóm nhạc, xây nền tảng đọc báo…và mới đây nhất là việc xuất hiện cổ đông chiến lược đến từ Tân Hiệp Phát.

Chia sẻ trong một sự kiện gần đây, Chủ tịch Yeah1 – ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho biết sau 6 tháng tái cấu trúc doanh nghiệp đã tìm ra hướng đi và mục tiêu trước mắt là 8 triệu USD lợi nhuận cho năm 2020. Câu hỏi đặt ra là ban lãnh đạo Yeah1 sẽ kiếm lợi nhuận nhờ mảng kinh doanh nào và khả năng thu hồi khoản đầu tư vào Công ty ScaleLab LLC (trụ sở Mỹ), nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ đậm 372 tỷ đồng năm 2019.

(Theo Người đồng hành)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ