Nhiều rủi ro khi lạm dụng chức năng 'cho vay tiêu dùng'
Cơ chế kiểm soát chưa chặt chẽ khiến việc lợi dụng "cho vay tiêu dùng" và mở rộng giao dịch thông qua các "chân rết", các ứng dụng len lỏi đến mọi ngóc ngách của đời sống và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Các công ty tài chính lạm dụng thực hiện chức năng cho vay tiêu dùng với lãi suất cao, đẩy người vay vào những rủi ro khó lường.
Với việc trao quyền cho các công ty tài chính (hình thức tín dụng phi ngân hàng) cho vay tiêu dùng, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, các nhà làm luật đã định vị hình thức cho vay này có những khác biệt so với cho vay trong dân sự và của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên chính sự phân bổ bất hợp lý, thiếu cơ chế kiểm soát, quy định này tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân (ngoài ngân hàng) “chạy đua” cùng với các công ty tài chính lạm dụng thực hiện chức năng cho vay tiêu dùng với lãi suất cao, đẩy người vay vào những rủi ro khó lường.
Khảo sát của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính phổ biến ở mức 40-50%, cá biệt lên đến 85%/năm. Mức lãi thể hiện qua phán quyết của tòa án có trường hợp là 72,72%/năm. Trong khi đó, trần lãi suất cho vay tài sản dân sự theo luật là 20%/năm (Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).
Cho vay tiêu dùng (consumer loan) được các nước theo hệ thống luật thành văn đưa vào luật dân sự, bên cạnh khoản vay tài sản khác, đồng thời ấn định trần lãi suất để bảo vệ quyền lợi người vay. Ví dụ như tại Đức, trần lãi suất cho vay tiêu dùng là 8%/năm, Thái Lan là 15%/năm... Vì vậy, quy định theo luật Việt Nam hiện nay không tránh khỏi những quan ngại, thực tế đã nảy sinh sự bất hợp lý về lãi suất. Bên cạnh đó cách tính lãi qua các mẫu hợp đồng do chính họ (công ty tài chính) phát hành bất lợi cho bên vay.
Khảo sát của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính phổ biến ở mức 40-50%, cá biệt lên đến 85%/năm. Mức lãi thể hiện qua phán quyết của tòa án có trường hợp là 72,72%/năm. Trong khi đó, trần lãi suất cho vay tài sản dân sự theo luật là 20%/năm (Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).
Thực tế này tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tự đứng ra tổ chức các hoạt động cho vay tiêu dùng tương tự như các công ty tài chính bởi họ cho rằng đây cũng là giao dịch dân sự, sẽ không bị sai phạm. Qua đó, đẩy họ vào những rủi ro, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi (nếu lãi suất cao gấp 5 lần quy định và thu lợi trên 30.000.000 đồng, theo Điều 201, Bộ luật Hình sự 2015). Trong khi đó, cũng hành vi tương tự, các công ty tài chính thì không chịu trách nhiệm này (do đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước không ấn định trần lãi suất cho vay tiêu dùng).
Trên lý thuyết, cho vay tiêu dùng nhiều rủi ro, nên lãi suất thường cao hơn các khoản vay có mục đích khác. Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cũng so sánh với một số nước. Tuy nhiên, cần đặt quan hệ này dựa trên lẽ công bằng trong đó lãi suất cũng là nhân tố tạo sự công bằng đó.
Tại hệ thống luật của các nước, quan hệ cho vay tiêu dùng, người vay với tư cách là bên yếu thế. Như vậy quyền lợi bình đẳng được đề cao thông qua các quy định đề cao trách nhiệm của bên cho vay. Trong khi đó, tại Việt Nam, các công ty tài chính chủ động đưa chi phí, rủi ro vào tiền lãi, tự áp mức lãi và được phép chuyển nợ quá hạn (150% lãi suất trong hạn) cho đến khi trả hết nợ, tạo áp lực tối đa lên người vay.
Với nhận thức cho vay tiêu dùng thiếu bình đẳng giữa các khoản cho vay dân sự vốn dĩ có cùng lợi ích, đó là nhân tố dẫn đến việc lạm dụng chức năng này để hưởng lợi. Quy định như hiện nay đẩy người vay đối diện với những rủi ro tiềm ẩn, mất khả năng hoàn trả (tiền vay và các khoản phí, lãi, bồi thường…). Trong khi đó, các cá nhân, tổ chức (ngoài ngân hàng) nhận thức không đúng về chức năng cho vay tiêu dùng có thể đối mặt trách nhiệm hình sự.
Nhìn chung, việc lợi dụng "cho vay tiêu dùng" và mở rộng giao dịch thông qua các "chân rết", các ứng dụng (app) len lỏi đến mọi ngóc ngách của đời sống và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, các cơ quan pháp luật cần khẩn trương can thiệp, xử lý nghiêm khắc. Đối với các công ty tài chính, ngành ngân hàng cần làm rõ các vị thế, bằng việc cân bằng quyền lợi hợp đồng giữa bên cho vay và bên vay yếu thế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Đồng thời cần có giải pháp, nâng cao trách nhiệm của các công ty tài chính chia sẻ rủi ro với người vay. Ngoài ra, hạn chế thời gian và mức lãi khi bị chuyển nợ quá hạn, xử nghiêm các hành vi tính lãi chồng lãi, không tính lãi theo dư nợ giảm dần… để bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho người vay, vốn dĩ phần lớn là những người thu nhập thấp, người lao động yếu thế.
(Theo TBKTSG)
- Cùng chuyên mục
Đầu tư cổ phiếu nào đón sóng nâng hạng?
Nếu được nâng hạng, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK Việt Nam có thể lên vài tỷ USD, tạo ra cú hích lớn. Các CTCK điểm tên loạt cổ phiếu vốn hóa lớn hưởng lợi.
Tài chính - 13/07/2025 07:27
'Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có hiệu suất sinh lời rất cao'
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc khối Đầu tư Dragon Capital cho rằng, trong 5 năm tới khi nền kinh tế bứt phá, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư hiệu suất rất cao.
Tài chính - 13/07/2025 07:25
Nhóm Vingroup kéo VN-Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp
VN-Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong khi nhiều cổ phiếu bước vào pha điều chỉnh. Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh.
Tài chính - 11/07/2025 16:34
Đạm Phú Mỹ phát quà ‘khủng’ cho cổ đông
Đạm Phú Mỹ đang triển khai các thủ tục cần thiết để thực hiện chia thưởng lớn cho cổ đông theo quyết định đã được thông qua từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Tài chính - 10/07/2025 15:38
Chính sách thuế quan mới của Mỹ: Thách thức và cơ hội chiến lược cho Việt Nam
Chính sách thuế quan mới của Mỹ là thách thức lớn đối với các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên cũng mở ra cơ hội để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và nâng cao vị thế cạnh tranh trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy biến động.
Tài chính - 10/07/2025 08:41
Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thực hiện các cải cách để hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán lên hạng mới nổi (Emerging Market), vai trò của nhà đầu tư cá nhân ngày càng trở nên quan trọng.
Tài chính - 10/07/2025 07:30
‘Mưa’ cổ tức sau mùa đại hội
Hàng loạt doanh nghiệp thông báo chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức trong tháng 7. Nổi bật nhất, Bia Hạ Long trả cổ tức tiền mặt lên đến 110%.
Tài chính - 10/07/2025 07:00
[E] Nhìn lại 25 năm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Đánh dấu 25 năm mở cửa, chứng khoán Việt Nam đứng trước cột mốc mới là được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Điều này sẽ giúp thị trường Việt Nam trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn trên bản đồ tài chính thế giới.
Tài chính - 10/07/2025 07:00
Vốn ngoại ‘ồ ạt’ chảy vào chứng khoán và ngân hàng
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị gần 2.000 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán và ngân hàng.
Tài chính - 09/07/2025 16:12
Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina
Tân cổ đông của Vinaconex ITC là Công ty TNHH Sàn giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha.
Tài chính - 09/07/2025 08:00
Niềm tin trở lại với chứng khoán
Chuyên gia VPBankS cho rằng niềm tin đã trở lại với chứng khoán khi VN-Index tăng tốt từ đầu tháng 4. Còn nhiều động lực để VN-Index chinh phục mốc 1.500 điểm phía trước.
Tài chính - 09/07/2025 07:00
'Có dư địa để tăng trưởng tín dụng cao hơn 16%'
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 8% cho năm 2025, ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết con số tăng trưởng tín dụng 16% không chỉ khả thi mà còn có thể cao hơn, với điều kiện kiểm soát tốt lạm phát và nợ xấu.
Tài chính - 08/07/2025 21:31
Cổ đông TCBS chốt phương án IPO và lên sàn
Sau đợt IPO, TCBS sẽ triển khai việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, niêm yết HoSE hoặc đăng ký giao dịch UPCoM nếu không thỏa điều kiện niêm yết.
Tài chính - 08/07/2025 15:58
UOB: Kỳ vọng lãi suất ổn định, tỷ giá dần hạ nhiệt
Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng UOB nhận định, lạm phát tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát và chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được giữ ở mức hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Tài chính - 08/07/2025 15:57
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp
Giao dịch của khối ngoại tiếp tục là điểm sáng đáng chú ý khi họ có phiên mua ròng thứ 5 phiên liên tiếp (tổng giá trị đạt 7.679,37 tỷ đồng) trên sàn HoSE.
Tài chính - 08/07/2025 15:56
Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp
Bà Nguyễn Hoàng Yến, Chủ tịch Mirae Asset cho biết, không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng nhà đầu tư cũng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng nhiều nhà đầu tư bắt đầu tiếp cận phương pháp quản lý tài sản, đầu tư có kỷ luật thay vì chỉ đơn thuần giao dịch ngắn hạn.
Tài chính - 08/07/2025 14:10
- Đọc nhiều
-
1
Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'
-
2
Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina
-
3
Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp
-
4
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
-
5
Người nước ngoài được mua những dự án nhà ở nào ở TP.HCM?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago