Nhiều dư địa hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ

Nhàđầutư
Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ sẽ đạt mức 13 tỷ USD trong năm nay và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, do đó có thể nhìn thấy dư địa hợp tác rất lớn cho doanh nghiệp hai nước.
MY ANH
24, Tháng 03, 2022 | 14:53

Nhàđầutư
Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ sẽ đạt mức 13 tỷ USD trong năm nay và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, do đó có thể nhìn thấy dư địa hợp tác rất lớn cho doanh nghiệp hai nước.

Group 1

Các diễn giả tham gia Hội thảo trực tuyến.

Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề "Tổng quan về ngoại thương của Ấn Độ trong 5 năm qua, các đối tác thương mại và mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Ấn Độ và cơ hội cho Việt Nam". Hội thảo đã thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ấn Độ. 

Phát biểu tại hội thảo, ông Atul Kumar Saxena, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) đánh giá, nền kinh tế Ấn Độ có độ mở chưa cao khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ mới chiếm 36% GDP và còn nhiều dư địa để mở rộng.

Tuy nhiên, điều này lại giúp nền kinh tế Ấn Độ ổn định, không bị tác động quá lớn vào thương mại quốc tế, đồng Rupee của Ấn Độ có tỷ giá ổn định. Hai đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ là Trung Quốc và Mỹ. Trong khi phải nhập khẩu chính từ Trung Quốc thì Mỹ lại là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ. 

"Hiện Ấn Độ xuất khẩu đứng thứ 8 thế giới và nhập khẩu đứng thứ 10 thế giới. Quốc gia này có kế hoạch nâng tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP lên 60% và đang nỗ lực mở cửa thị trường", ông Atul Kumar Saxena cho biết.

Là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới với dân số khoảng 1,4 tỷ người, thị trường lớn Ấn Độ thực sự là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam. 

Ông Atul Kumar Saxena đã đưa ra những dẫn chứng thành công của các doanh nghiệp Ấn Độ đang hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, và những tiềm năng cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Có thể kể đến Tập đoàn Reliance - một tập đoàn lớn tại Ấn Độ với các sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm sản phẩm nhựa, dệt may. Hiện nay, Reliance cũng có nhiều triển vọng mở rộng hợp tác đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông.

Thứ hai là Tập đoàn Tata Group. Tata đã hiện diện tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, xe ôtô, sắt thép.

Thứ ba là Tập đoàn RK Marble, với các sản phẩm đá xẻ, đá ốp lát, hiện tại tập đoàn này đã có 1 mỏ đá ở Yên Bái, mở ra cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn Agro World, là một trong những đơn vị nhập khẩu sản phẩm thanh long của Việt Nam. Ông Atul Kumar Saxena nhấn mạnh, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long và nông sản nói chung tới khu vực phía nam Ấn Độ.

Ngoài các mặt hàng hoa quả tươi, Việt Nam và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng kinh doanh với mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả,… khi các doanh nghiệp Ấn Độ đang muốn tìm kiếm các đối tác tại Việt Nam để sản xuất các mặt hàng này. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang có ý định đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ. 

Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ còn có tiềm năng mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như dược phẩm, dệt may, thực phẩm chế biến,…

Trong lĩnh vực dược phẩm, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp Ấn Độ hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên chưa có hợp tác liên doanh nào giữa doanh nghiệp hai nước. Nếu có thể phát triển hợp tác liên doanh sẽ giúp chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất dược phẩm, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dược phẩm sang các quốc gia trong khu vực.

Cũng tại hội thảo, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ ban hành chính sách ngoại thương 5 năm một lần. Chính sách ngoại thương hiện hành ban hành từ năm 2015, hết hiệu lực năm 2020 và được kéo dài đến tháng 3/2022.

Điểm đáng chú ý  của chính sách ngoại thương Ấn Độ là đưa ra các gói hỗ trợ xuất khẩu đối với các mặt hàng trọng điểm, chủ lực của Ấn Độ thông qua cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Đối với các hội chợ, hội thảo do Chính phủ Ấn Độ tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại, khách sạn, chi phí tham dự,…Thông qua các chương trình hội chợ, hội thảo này, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được các đối tác Ấn Độ. Dự kiến chính sách ngoại thương mới của Ấn Độ sẽ được ban hành vào ngày 22/4/2022 tới. 

Trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2017-2018 đến năm 2020-2021, Việt Nam luôn đạt thặng dư trong thương mại đối với Ấn Độ. Tính trong khoảng thời gian 10 tháng trong năm tài chính hiện tại (từ tháng 04/2021-01/2022) Việt Nam đang đứng thứ 23 trong danh sách các thị trường đối tác của Ấn Độ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 11,3 tỷ USD. Kỳ vọng trong hết năm tài chính 2021-22, tổng kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt mức 13 tỷ USD, cán cân thương mại cơ bản cân bằng, và Việt Nam sẽ nằm trong top 20 đối tác lớn nhất của Ấn Độ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ