Nhiều dư địa để phát triển giao thương với các nước Mỹ Latinh

Nhàđầutư
Là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, da giày, nông sản, Mỹ Latinh còn là khu vực cung ứng nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành sản xuất nước ta. Tuy nhiên hiện giá trị thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng.
THIÊN KỲ
15, Tháng 09, 2023 | 12:00

Nhàđầutư
Là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, da giày, nông sản, Mỹ Latinh còn là khu vực cung ứng nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành sản xuất nước ta. Tuy nhiên hiện giá trị thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng.

z4694843140733_3b001c4c2866945f9a9e8e7d6d9b934c

Nhiều Tập đoàn thương hiệu Mỹ Latinh tìm kiếm nhà cung ứng hàng hóa tại Việt Nam. Ảnh: BCT

Số liệu từ Bộ Công thương, 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ Latinh đạt 13,4 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù vậy, một tín hiệu tích cực là đà giảm xuất nhập khẩu đang được thu hẹp dần so với những tháng đầu năm và vẫn có một số thị trường có kim ngạch 8 tháng đạt tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2022, cho thấy thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ Latinh đang có dấu hiệu phục hồi.

Đáng chú ý, bên cạnh các thị trường có kim ngạch trao đổi truyền thống tại khu vực như Brazil, Mexico, Argentina, Chile, nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru đã và đang trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với Mỹ Latinh với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Cụ thể một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng dương 8 tháng năm 2023 như Panama đạt 273,3 triệu USD, tăng 2,3%, Puerto Rico đạt 54,7 triệu USD, tăng 60%, Honduras đạt 39,2 triệu USD, tăng 7,2%, Nicaragua 24,7 triệu USD, tăng 38,3%, Bolivia đạt 16,8 triệu USD, tăng 106,5%.

"Quan hệ thương mại của Việt Nam - Mỹ Latinh vẫn luôn nằm trong số các thị trường quan trọng nhất. Không chỉ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, da giày, nông thủy sản…, Mỹ Latinh còn là khu vực cung ứng nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành sản xuất của Việt Nam, với các sản phẩm thế mạnh như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi…", ông Tạ Hoàng Linh, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) nhận định.

Về đầu tư, Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện một số dự án đầu tư quan trọng tại Mỹ Latinh với số vốn hàng trăm triệu USD như các dự án phát triển mạng viễn thông của Tập đoàn Viettel tại Peru và Haiti, các dự án của Tổng Công ty Viglacera và Công ty Thái Bình tại Cuba trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng… Ở chiều ngược lại, tính đến hết năm 2022 có 21 quốc gia Mỹ Latinh đầu tư tại Việt Nam với 117 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 673 triệu USD.

Với tiềm năng và lợi thế của hai bên, các chuyên gia đầu ngành nhận định, giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Latinh vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ Latinh vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác kinh doanh như: khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hoá trực tiếp, chi phí logistics cao, khác biệt về ngôn ngữ, thiếu thông tin thị trường và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, suy thoái kinh tế, xung đột địa chính trị và tác động kéo dài của đại dịch Covid-19.

Tại Diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latinh diễn ra ngày 14/9, bà Roberta Guttler Difini, Đại diện Tập đoàn may mặc Brazil Renner cho biết, doanh nghiệp có hơn 650 cửa hàng tại Brazil, Uruguay, Argentina…Hiện doanh nghiệp này cũng đã có một văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh cho lĩnh vực may mặc.

“Hiện nay, khoảng 35-40% nguồn cung của tập đoàn là đến từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, doanh nghiệp cũng mong muốn tìm kiếm các nhà cung cấp bên ngoài Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn hàng như Bangladesh, Việt Nam…”, bà Roberta Guttler Difini cho hay.

Trong đợt tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa tại Việt Nam khuôn khổ triển lãm quốc tế Viet Nam Sourcing, ông Federico Bucher, Giám đốc khu vực châu Á, Tập đoàn Cencosud Chile đưa ra 3 tiêu chí để doanh nghiệp Việt tham khảo là vấn đề chất lượng, giá cả và thương mại nhằm đi sâu hơn vào hệ thống của tập đoàn này.

Về định hướng giao thương giữa Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh trong thời gian tới ông Tạ Hoàng Linh cho biết, Việt Nam mong muốn xây dựng những khung khổ hợp tác mới với khu vực Mỹ La tinh. Cụ thể, Việt Nam hiện đã hoàn tất việc rà soát nội bộ liên quan đến việc đàm phán FTA với Mercosur (Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay); và mong muốn hai bên sớm khởi động đàm phán để đi đến ký kết hiệp định này, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên khối.

"Nếu hai bên không hành động nhanh trong vấn đề này chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp của cả hai phía. Tôi mong rằng, Brazil, nước đang là Chủ tịch luân phiên của Khối Thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR, với tư cách là Thành viên có tiếng nói quan trọng Khối MERCOSUR, tiếp tục thúc đẩy việc khởi động đàm phán FTA hơn nữa trong thời gian tới. Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp với Brazil cũng như các nước thành viên khác trong Khối MERCOSUR để khởi động và kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất như mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp hai bên", Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhấn mạnh.

Ông Mario Schuff, chuyên gia kinh tế, ngoại giao, Giám đốc phụ trách quan hệ Việt Nam – Argentina của Phòng Thương mại châu Á nhấn mạnh, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Mỹ La tinh hiện còn rất lớn.  Vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới là các doanh nghiệp cần có nhân sự am hiểu về thị trường, ngôn ngữ, văn hóa...để làm tốt công tác xúc tiến thương mại cho các bên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ