Ngành mía đường phục hồi, dự báo thừa cung trong năm 2024

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), với nguồn cung đường dồi dào từ nhập khẩu cùng với đường lỏng sirô ngô nhập khẩu và lượng đường sản xuất từ mía của vụ ép 2023/24, dự báo thừa cung cho thị trường đường dịp tết và năm 2024.
THIÊN KỲ
04, Tháng 01, 2024 | 09:36

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), với nguồn cung đường dồi dào từ nhập khẩu cùng với đường lỏng sirô ngô nhập khẩu và lượng đường sản xuất từ mía của vụ ép 2023/24, dự báo thừa cung cho thị trường đường dịp tết và năm 2024.

vung-mia-phung-hiep-1640-1530

Vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: TL

Là doanh nghiệp có quy mô sản xuất đường lớn thứ 2 cả nước, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi liên tục báo lãi lớn trong 10 tháng năm 2023 với tổng doanh thu đạt 8.800 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỉ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực của Đường Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La cũng ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây với doanh thu đạt 1.715 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 523,1 tỉ đồng, vượt 595% kế hoạch năm niên vụ 2022-2023 (từ ngày 1/7/2022 đến ngày 30/6/2023).

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết năm 2023 là một năm tương đối thuận lợi khi ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022/23 trong tháng 6/2023.

Cụ thể sản lượng kết thúc vụ đã ép được hơn 9,6 triệu tấn mía và sản xuất được 935.104 tấn đường các loại.

So sánh với vụ ép mía 2021/22 sản lượng mía ép đạt 128% và sản lượng đường đạt 125%. So sánh với vụ ép mía 2020/21 sản lượng mía ép đạt 143% và sản lượng đường đạt 136%.

Theo VSSA diện tích, sản lượng trong năm 2024 sẽ tăng như sau:

STT Chỉ tiêu  Vụ 2022/23 Vụ 2023/24 Tỷ lệ (%)
1 Diện tích mía thu hoạch (ha) 141.904 159.159 112
2 Sản lượng mía chế biến (tấn)

9.645.454

10.918.307 113
3 Năng suất (tấn/ha) 69,3 70,0 101
4 CCS bình quân  10,1 10,1 100
5 Sản lượng đường (tấn) 935.104 1.026.719 110

"Nguồn gốc của sự tăng trưởng sản xuất trong hai vụ liên tiếp là các biện pháp phòng vệ thương mại mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng từ năm 2021, và trên cơ sở đó giá mua mía đã được ngành đường Việt Nam liên tục nâng lên, hiện nay  đã đến mức 1,1 – 1,3 triệu đồng/ tấn mía là mức tương đương so với các nước sản xuất mía đường trong khu vực, dẫn đến diện tích mía gia tăng, đồng thời cho thấy ngành mía đường Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể", ông Lộc phân tích.

Đại diện VSSA cho biết thêm trong năm 2023 giá đường thế giới đã tăng 60% so với mức giá thấp nhất được thiết lập vào vụ 2019/20 dẫn đến giá các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tăng và giá đường trong nước cũng tăng theo nhưng mức tăng thấp hơn. Trong 3 năm gần đây, giá đường trong nước dù tăng vẫn đang ở mức thấp so với các quốc gia lân cận.

Về tình hình ngành mía đường trong năm 2024, người đứng đầu Hiệp hội đự báo nguồn cung đường sẽ dồi dào bao gồm đường nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và nhập lậu qua biên giới Tây Nam cùng với đường lỏng sirô ngô nhập khẩu, cộng với lượng đường sản xuất từ mía của vụ ép 2023/24, thị trường đường dịp tết và năm 2024 dự báo thừa cung.

Do giá đường quốc tế có xu hướng giảm, giá đường trong nước sẽ giảm và vẫn sẽ ở mức thấp so với giá đường của các quốc gia trồng mía trong khu vực (Indonesia, Philippine và Trung Quốc).

Theo báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động, kế hoạch sản xuất niên vụ 2023/24 sẽ có sự tăng trưởng so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích mía thu hoạch là 159.159 ha, tăng 112%, sản lượng mía chế biến ước hơn 10,5 triệu tấn, tăng 109% và sản lượng đường đạt hơn một triệu tấn, tăng 110%.

Hiện sản lượng đường trong nước chỉ chiếm 30% tổng nguồn cung đường của Việt Nam.

"Dự kiến còn 25 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày. Niên vụ mía này dự báo sẽ gặp nhiều thách thức khi phải đối mặt với hiện tượng El Nino, giá vật tư nông nghiệp tăng, tình hình đường nhập lậu và gian lận thương mại cũng như thị trường đường bị thu hẹp do sự gia tăng nhập khẩu đường lỏng", ông Lộc cho biết.

Để phát triển bền vững, ngành mía đường cần có các biện pháp phù hợp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa cây mía và cây trồng khác ngày càng gia tăng tại các địa phương, ông Lộc nói thêm.

Khẳng định việc đạt lợi nhuận cao không phải là mục tiêu của ngành đường trong năm 2024. Chủ tịch VSSA cho biết ngành đường Việt Nam chủ trương phát triển hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan theo định hướng của Chính phủ để đảm bảo phát triển bền vững.

"Mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức tương đương và thấp hơn so với các nước sản xuất mía đường lân cận bao gồm Philippine, Indonesia và Trung Quốc", ông Lộc nói. 

4 mục tiêu trong niên vụ 2023/24

1. Củng cố phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường: tiếp tục nâng cao thu nhập của người trồng mía trên cơ sở người nông dân trồng mía được hưởng giá mua mía tương đương với nông dân trồng mía trong khu vực và áp dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật để giảm chi phí và tăng năng suất.

2. Xây dựng thị trường đường lành mạnh phát triển hài hòa: tham gia đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, ổn định giá đường ở mức hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng và không để giá đường vượt quá mức giá của các quốc gia lân cận.

3. Phòng chống các hành vi gian lận thương mại đường: Thiết lập hệ thống theo dõi thu thập các thông tin về diễn biến thị trường và các hoạt động gian lận thương mại để kịp thời cung cấp cho các cơ quan nhà nước. Triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc để giúp ngăn chặn hành vi gian lận thương mại nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng xác định nguồn gốc đối với hàng hóa lưu hành trên thị trường và phân biệt các loại hàng giả/ hàng nhập lậu/gian lận thương mại.

4. Ổn định vùng nguyên liệu mía trong điều kiện biến đổi khí hậu: áp dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật để sử dụng tối ưu nguồn nước cho cây mía. Triển khai chương trình giống nhằm mục tiêu tối ưu hóa cơ cấu bộ giống mía, tạo ra bước đột phá trong việc tăng năng suất và chất lượng mía. Hình thành quỹ bảo hiểm phòng chống rủi ro biến đổi khí hậu cho người nông dân trồng mía, giúp người nông dân an tâm canh tác và phát triển cây mía.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ