Ngân hàng thế giới đề xuất cơ chế phát triển cân bằng đường bộ - đường thủy ở Việt Nam

Nhàđầutư
Sáng 28/3, tại Hà Nội, Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội thảo công bố 2 báo cáo nghiên cứu về ngành vận tải đường bộ và đường thủy Việt Nam.
NHÂN HÀ
28, Tháng 03, 2019 | 17:45

Nhàđầutư
Sáng 28/3, tại Hà Nội, Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội thảo công bố 2 báo cáo nghiên cứu về ngành vận tải đường bộ và đường thủy Việt Nam.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp tiếp nhận các báo cáo tăng cường ngành vận tải hàng hóa đường bộ hướng đến giảm chi phí logicstics, phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững ngành vận tải thủy nội địa Việt Nam được ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, ông Craig Chittick trao tặng.

Các chuỗi báo cáo phân tích chuyên ngành trên được WB thực hiện theo chương trình đối tác chiến lược giữa Chính phủ Úc và WB tại Việt Nam.

ong the

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp nhận các báo cáo nghiên cứu, khuyến nghị giải pháp của Ngân hàng thế giới. Ảnh: Phan Chính

“Chính phủ Việt Nam hiện rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo triển khai các giải pháp phát triển GTVT bền vững để giảm chi phí logistics, giảm ô nhiễm môi trường. Bộ GTVT cảm ơn sự giúp đỡ của WB, Chính phủ Úc và đánh giá cao nghiên cứu, các khuyến nghị về chính sách phát triển vận tải đường bộ, đường thủy của WB.

Sau hội thảo này, tôi yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nghiêm túc nghiên cứu các tài liệu, khuyến nghị của WB; tổ chức các cuộc họp bàn để có các đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể trên cơ sở khuyến nghị giải pháp của WB, trong đó ưu tiên phát triển vận tải thủy để từng bước cân bằng các phương thức vận tải”, ông Thể nói.

Ông Thể còn cho biết, những năm qua Chính phủ Việt Nam tập trung nhiều nguồn lực để phát triển giao thông đường bộ, đến nay đã xây dựng được 400.000km đường ô tô, mở rộng hệ thống quốc lộ và đường cao tốc, giao thông nông thôn...

Hệ thống giao thông đường bộ phát triển tạo kết nối các vùng miền, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Yêu cầu đặt ra là cần khai thác tốt hơn hệ thống hạ tầng giao thông hiện có, tăng cường năng lực kết nối hệ thống đường bộ và giữa đường bộ với các loại hình vận tải khác.

a2_ekbm

Đường thủy có thể kéo giảm chi phí vận tải, góp phần kéo giảm chi phí logistics

“Việt Nam có hệ thống sông kênh thuận lợi cho phát triển GTVT thủy cần được khai thác tốt hơn. Khai thác tốt vận tải đường thủy sẽ mang lại hiệu quả hơn so với đường bộ về kinh tế, môi trường và an toàn giao thông. Phát triển GTVT đường bộ, đường thủy đều quan trọng, nhưng trong giai đoạn hiện nay cần đầu tư nhiều hơn cho đường thủy để kéo giảm chi phí vận tải, góp phần kéo giảm chi phí logistics”, Bộ trưởng Thể nói.

Tại hội thảo này, nhóm chuyên gia của WB công bố các báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị nhiều nhóm giải pháp để tăng cường hiệu quả vận tải đường bộ, đường thủy. Có thể kể đến như: xây dựng các ứng dụng di động hỗ trợ giải quyết vấn đề cho lái xe tải, phát triển sàn giao dịch vận tải; cải thiện chất lượng đội xe bằng chương trình cho vay dựa trên đánh giá tăng trưởng; tích hợp các trung tâm logistics dịch vụ trọn gói; thúc đẩy vận tải ven biển tuyến Bắc - Nam; vận tải container bằng sà lan và tăng tải trọng tàu thủy nội địa…

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN, các dự án WB5, WB6 về phát triển hạ tầng đường thủy như về ở phía Nam và Bắc, sau khi được vào khai thác đã giúp tăng trưởng 20% khối lượng vận tải hàng hóa trên đường thủy so với trước đó.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có các giải pháp để khai thác tốt hơn hệ thống hạ tầng đường thủy đã được nâng cấp, cải tạo, nhất là các khu vực giao thông đường thủy trọng điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ