Năng suất lao động thấp, lương vẫn tăng 'đều'

Nhàđầutư
Giai đoạn 2004-2015, năng suất lao động tăng bình quân 5%/ năm, tuy nhiên tốc độ tăng lương lên tới 6,7%/ năm.
MINH TRANG
08, Tháng 05, 2018 | 16:27

Nhàđầutư
Giai đoạn 2004-2015, năng suất lao động tăng bình quân 5%/ năm, tuy nhiên tốc độ tăng lương lên tới 6,7%/ năm.

Screen Shot 2018-05-08 at 4.23.59 PM

 VEPR cho rằng tốc độ tăng lương bình quân cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế

Đây là kết quả nghiên cứu của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018 do PGS-TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố sáng nay 8/5 tại Hà Nội.

Theo PGS-TS Nguyễn Đức Thành, giá trị năng suất lao động (NSLĐ) tổng hợp của Việt Nam có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh qua các năm. NSLĐ bình quân tăng từ 38,64 triệu đồng/năm vào năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động/năm năm 2017. 

Chuyên gia Nguyễn Đức Thành dẫn nguồn báo cáo chỉ ra rằng trong giai đoạn 2004-2015, năng suất lao động tăng bình quân 5%/ năm. Tuy nhiên tốc độ tăng lương trung bình lên tới 5%/ năm. Tính toán cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2015, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động đã tăng từ 25% lên 50%. Tại thời điểm năm 2015, tỷ lệ này của Việt Nam là cao nhất khu vực, hơn Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.

Mối liên hệ giữa mức lương bình quân và NSLĐ thay đổi theo thời gian, loại hình sở hữu doanh nghiệp và theo ngành kinh tế, Viện trưởng VEPR nhận định.

Trong giai đoạn 2008-2016, các ngành kinh tế vẫn duy trì NSLĐ ở mức cao là ngành khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, hoạt động kinh doanh bất động sản, cung cấp nước. ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có NSLĐ chưa cao. Còn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức NSLĐ thấp nhất nền kinh tế. 

Đáng chú ý, xét theo loại hình sở hữu, tăng trưởng tiền lương đã vượt mức tăng NSLĐ của các doanh nghiệp FDI, nhưng thấp hơn mức tăng NSLĐ của các doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp tư nhân, tăng trưởng lương trung bình khá sát với mức tăng NSLĐ.

Nghiên cứu của VEPR chỉ ra rằng lương tối thiểu của Việt Nam đang tăng rất cao, tuy nhiên, năng suất lao động lại không bắt kịp tốc độ tăng của lương, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi việc tăng lương tối thiểu nhìn chung dẫn đến tăng lương trung bình và giảm việc làm cũng như giảm tỷ suất lợi nhuận khi khu vực tư nhân có xu hướng cắt giảm lao động chính  thức để đối phó. 

PGS-TS Nguyễn Đức Thành cho rằng điều chỉnh lương tối thiểu do vậy cần được thực hiện phù hợp với tăng trưởng năng suất lao động. Và Chính phủ cần lựa chọn thúc đẩy năng suất lao động như một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kết hoạch trung và dài hạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ