VEPR: Tăng trưởng kinh tế quý I đạt 6,6%

Nhàđầutư
Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố nghiên cứu về kinh tế vĩ mô quý I/2018. Theo đó, VEPR cho rằng chỉ số hoạt động kinh tế VEPI đạt khoảng 6,6%, khá thấp so với con số tăng trưởng GDP 7,38% do Tổng cục Thống kê (TCTK) đưa ra hồi cuối tháng 3.
ĐÌNH VŨ
10, Tháng 04, 2018 | 15:59

Nhàđầutư
Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố nghiên cứu về kinh tế vĩ mô quý I/2018. Theo đó, VEPR cho rằng chỉ số hoạt động kinh tế VEPI đạt khoảng 6,6%, khá thấp so với con số tăng trưởng GDP 7,38% do Tổng cục Thống kê (TCTK) đưa ra hồi cuối tháng 3.

sam-sung-xk

 Theo VEPR chỉ số hoạt động kinh tế của Việt Nam quý I đạt 6,6%

Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Viet Nam Economic Performance Index), do VEPR xây dựng dựa trên số liệu về sản lượng điện thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng trưởng tín dụng, đầu tư, và chỉ số sản xuất công nghiệp IPI.

Theo đó, VEPI quý I/2018 của Việt Nam chỉ đạt mức 6,6%, thấp hơn khá nhiều so với con số tăng trưởng GDP do TCTK mới đây công bố là 7,38%.

Giải thích cho sự chênh lệch này, VEPR cho biết: Do chỉ số VEPI được xây dựng dựa trên các nguồn số liệu trong quá khứ nên biến động của nó phần nào phản ánh những biến động theo chu kỳ, cụ thể là tăng trưởng trong Quý 1 các năm trước thường thấp.

Mặc dù vậy, VEPI quý 1/2018 đạt mức 6,6% cũng là cao hơn đáng kể nếu so sánh với chỉ số này các năm trước (2017: 5,77%; 2016: 4,89%).

Nếu nhìn vào biến động của các thành phần cấu thành, có thể thấy chỉ số sản xuất công nghiệp IPI đóng vai trò quan trọng giúp VEPI tăng cao trong quý 1 năm nay, với mức tăng trưởng 11,6% (2017: 4,2%; 2016: 6,3%).

Việc khu vực công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là các sản phẩm điện thoại và linh kiện, nhận được sự đóng góp lớn từ Samsung. Cụ thể, giá trị hàng xuất khẩu (điện thoại và linh kiện) của Samsung Việt Nam đạt 12,3 tỷ USD, tăng tới 58,8% so với cùng kỳ năm 2017 (trong khi quý 1/2017 tăng trưởng thấp hơn nhiều do khi đó sản lượng của Samsung còn thấp). 

Tuy nhiên, chính điều này sẽ đặt ra những thách thức cho việc duy trì đà tăng trưởng trong các quý sau cũng như cho cả năm 2018 và xa hơn nữa, khi chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng lệ thuộc vào khu vực này.

Số doanh nghiệp mới và việc làm tạo mới không cao tương ứng với tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tăng trưởng GDP ở mức cao, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong quý 1 cũng gia tăng so với tháng 12/2017, PMI tăng từ 52,5 điểm lên mức 53,4 và 53,5 lần lượt trong tháng 1 và 2/2018. 

Tuy nhiên, có một diễn biến ngược chiều với dấu hiệu tăng trưởng tích cực là việc số doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh trong tháng 2 và tháng 3/2018 với chỉ 7.864 và 8.082 doanh nghiệp thành lập mới so với cuối năm ngoái là 10.814. 

Tổng số vốn đăng ký là 278,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ.

Tháng 1/2018 cũng chứng kiến lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhiều nhất trong hơn hai năm qua với 13.300 doanh nghiệp, cao hơn cả tháng 1/2017 là 13.289 doanh nghiệp. Quý 1 có tổng số 21.115 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Quy mô việc làm tạo mới trong quý 1 thể hiện mức tăng cao không tương ứng với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế so với năm trước. Cụ thể, tính chung cả quý 1, có 225,4 nghìn việc làm mới được tạo thêm, trong khi cùng thời điểm này năm 2017 nền kinh tế thậm chí tạo thêm 291,6 nghìn việc làm.

Theo nhận định của VEPR, hiện tượng số việc làm mới tạo ra ít hơn, trong khi tăng trưởng vẫn cao, một lần nữa đặt ra câu hỏi về chất lượng tăng trưởng và sức mạnh thực chất của khu vực nội địa.

Vốn đầu tư FDI suy giảm

Một trong những điểm đáng lưu ý tại nghiên cứu của VEPR là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý 1 suy giảm. Cụ thể, so với Quý 4/2017, tăng trưởng vốn đầu tư tại khu vực Nhà nước và khu vực FDI đều giảm sút, xuống mức 4,7% và 9,1%. Riêng khu vực kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng cao hơn quý trước, đạt 18,2%, gấp bốn lần khu vực Nhà nước và gấp đôi khu vực FDI.

Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn giải ngân đạt mức 3,88 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017. Mức tăng này gần gấp đôi so với quý 4/2017 (4,6%). Trong khi đó, lượng vốn đăng ký mới và vốn đăng ký bổ sung giảm mạnh so với quý 1/2017. Cụ thể, vốn đăng ký mới chỉ đạt 2,12 tỷ USD (giảm 27,3%) và vốn đăng ký bổ sung đạt 1,79 tỷ USD (giảm tới 54,6%).

Sự sụt giảm này, tuy chỉ mang tính tạm thời nhưng vẫn gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam khi sự phụ thuộc của toàn nền kinh tế vào khu vực FDI là rất lớn, VEPR đặt vấn đề.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ