Năng suất lao động Việt Nam thua Singapore 26 lần, thua Nhật 39 lần

Nhàđầutư
Con số so sánh được chính Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết.
PHAN CHÍNH
31, Tháng 05, 2017 | 13:30

Nhàđầutư
Con số so sánh được chính Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết.

Thu truong

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng (Ảnh: Phan Chính)

“Năng suất lao động công nghiệp Việt Nam bị bỏ xa so với các nước phát triển và các nước trong khu vực” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết tại Hội thảo “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững” được tổ chức sáng nay, 31/5/2017.

"Năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần của Việt Nam, Singapore cao gấp 26 lần, Hàn Quốc cao gấp 16 lần và Trung Quốc cao gấp 2 lần. So với các nước đang phát triển trong khu vực thị Malaysia cao gấp 6,5 lần; Thái Lan và Philippines cao gấp 1,5 lần. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới vào năm 2014, chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm (Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94) và xếp thứ 73/133 nước được xếp hàng", Thứ trưởng đưa ra con số cụ thể.

Mặc dù năng suất lao động trong công nghiệp của Việt Nam tăng hơn 2,5 lần trong 10 năm qua, từ 53,3 triệu đồng/lao động vào năm 2005 lên 135,8 triệu đồng/ lao đồng, tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2015 chỉ khoảng 2,4%/năm – chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%.

Lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn và cải thiện nhiều qua các năm (năm 2015 là 81,9%, năm 2007 là 78,8%), chỉ có 18,1% tổng số lao động đang làm việc có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên.

Đáng quan tâm, ngành công nghiệp của Việt Nam dù có năng suất lao động cao so với năng suất chung của toàn nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu tập  trung vào các ngành công nghiệp công nghệ thấp và trung bình. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong phân ngành cấp I, năng suất lao động của cả ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào đóng góp của ngành khai khoáng (1.696 triệu đồng/lao động) và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (1.147 triệu đồng/lao động).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức thấp (71 triệu đồng/lao động) - thấp hơn mức năng suất lao động chung của nền kinh tế và chỉ cao hơn năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (31,1 triệu đồng/lao động).

Theo phân ngành cấp II, năng suất lao động cao nhất thuộc về ngành công nghiệp khai thác, ngành hóa chất. Ngành có năng suất lao động thấp nhất lại thuộc về các ngành công nghiệp có quy mô sản xuất lớn và là ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, như các ngành dệt may, da giày, với năng suất lao động khoảng 35-40 triệu đồng/năm. Tiếp theo là các ngành chế biến thực phẩm.

Năng suất lao động chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, trong khi đây là nhóm ngành động lực cho phát triển công nghiệp đã làm nới rộng khoảng cách về năng suất của ngành công nghiệp Việt Nam so với các trước trên thế giới. Theo các đại biểu dự hội thảo, đây là điều cần nghiêm túc nhìn nhận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ