Mục tiêu tăng trưởng cao 2025: Góc nhìn từ tính khả thi?
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 được Tổng cục Thống Kê công bố là 7,1%, vượt khá xa mục tiêu 6,0 - 6,5% do Quốc hội đề ra cũng như cao hơn hấu hết mong đợi và dự báo trước đây của các tổ chức trong và ngoài nước.
Ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế vào năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8.0%, cao hơn nhiều mục tiêu thận trọng hơn của Quốc hội là 6,5 - 7,0%.
Chỉ bảy ngày sau, Thủ tướng ký công văn khác, đòi hỏi cần nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng hai con số ngay trong năm 2025. Trong cả hai công văn, Thủ tướng đều nhấn mạnh, 2025 là năm cột mốc để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của đất nước, yêu cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố liên quan có biện pháp quyết liệt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Câu hỏi đặt ra là các động lực tăng trưởng nằm ở đâu và liệu đây có là mục tiêu khả thi? Để trả lời câu hỏi, trước hết cần nhìn lại thành tích tăng trưởng năm 2024 và những nhân tố đằng sau đó. Với Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở cao, thì không thể không tính đến bối cảnh đầy biến động và rủi ro của kinh tế toàn cầu. Và câu chuyện không chỉ dừng ở năm 2025; Việt Nam cần sự phát triển nhanh, bền vững trong dài hạn.
Đúng là tăng trưởng năm 2024 khá cao. Tuy nhiên, có thể nói kết quả đó có được một phần rất lớn là ở các yếu tố "bên ngoài".
Thứ nhất, lĩnh vực thương mại là một động lực chính cho tăng trưởng năm 2024. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vọt lên mức cao kỷ lục 786,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2023 và vượt xa mục tiêu kế hoạch (7 - 8%), trong đó xuất khẩu đạt 405,5 tỷ USD, tăng 14,3%.
Việt Nam có thặng dư thương mại năm thứ 9 liên tiếp, đạt hơn 24,7 tỷ USD. Hoạt động xuất khẩu tận dụng sự phục hồi của các thị trường truyền thống lớn để tối đa hóa doanh thu, mang lại tăng trưởng ở hầu hết các lĩnh vực then chốt, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo và nông nghiệp.
Đáng chú ý, xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 20% (so với mức giảm 10% năm 2023), một yếu tố hỗ trợ tăng trưởng năm 2024, theo báo cáo ‘Hướng tới năm 2025’ gần đây của VinaCapital. Đó là nhờ sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và các sản phẩm công nghệ cao khác sang Mỹ (tăng 40%).
Lưu ý, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng nhất, đóng góp gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thặng dư thương mại có được là nhờ khu vực FDI; trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nhập siêu lớn.
Thứ hai, đầu tư luôn là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù tổng vốn FDI cam kết năm 2024 giảm 3.0% so với năm 2023, nhưng giải ngân FDI lại tăng 9,4%, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2020, đạt 25,4 tỷ USD. Trong khi đó, giải ngân đầu tư công trong 11 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt khoảng 64,0% kế hoạch năm Thủ tướng Chính phủ giao. Đồng thời, khác so với năm 2023, đầu tư tư nhân năm 2024 dần tăng theo quí, nhưng vẫn ở mức khá thấp, khoảng 8,7%.
Thứ ba, liên quan đến tiêu dùng, tổng doan số bán lẻ hàng hóa và doanh thu d dùng (đã loại trừ biến động giá) tăng 5,9% nă 2024, thấp hơn nhiều mức thường thấy 8,0 - 9,0%. Hơn nữa, ngay sự gia tăng này một phần rất đáng kể là nhờ sự phục hồi ngành du lịch trong thu hút khách quốc tế. Tổng số khách du lịch quốc tế tăng 39,5% so với năm 2023, đạt 17,6 triệu, bằng gần 98% so với 2019, năm trước khi đại dịch Covid bùng phát.
Một con số phản ánh chất lượng tăng trưởng và ít nhiều đằng sau là tác động của sáng tạo, đổi mới công nghệ, kỹ năng lao động, là tốc độ tăng năng suất lao động. Sau 3 năm trì trệ với mức tăng đều dưới 5.0%, năm 2024 năng suất lao động tăng gần 5,9%, vượt mục tiêu 4,8 - 5,3% Quốc hội giao. Nhưng ngay con số này vẫn thấp hơn mục tiêu phải đạt từ 6.0% trở lên cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.
Một mục tiêu thách thức
Trước hết, bức tranh toàn cầu năm 2025 có thể có không ít điểm không thuận cho phát triển kinh tế. Kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều khó khăn do xung đột địa - chính trị và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Đó là chưa nói tới rủi ro biến đổi khí hậu đi kèm các thảm họa thiên tai. Quá trình phục hồi kinh tế tiếp diễn nhưng còn chậm chạp.
Các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, như Mỹ và Trung Quốc được dự báo có mức tăng trưởng năm 2025 chậm hơn so với năm 2024 (Mỹ: 2,2% so với 2,8%, Trung Quốc; 4,5% so với 4,8%, theo IMF tháng 10/2024), trong khi khu vực đồng Euro sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ 1,2%. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến thương mại và xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, dù có thặng dư thương mại lớn thứ 3 với Mỹ nhưng Việt Nam khó có thể duy trì mức tăng mạnh xuất khẩu sang Mỹ khi Tổng thống đắc cử Trump cam kết sẽ áp mức thuế quan cao hơn đối với các quốc gia xuất khẩu khi ông nhậm chức.
Theo VinaCapital, ngay cả khi một số người có thể hạ thấp tác động của thuế quan, chu kỳ thay đổi hàng tồn kho của Mỹ thực sự là một mối lo ngại, vì nó sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm.
Ngoài ra, khác với kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ trong năm 2025, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại tuyên bố áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn đối với chính sách tiền tệ với kế hoạch chỉ cắt giảm hai lần. Đó là một chỉ báo rằng chỉ số giá USD được duy trì ở mức tương đối cao, và điều này càng gây áp lực giảm giá đối với VNĐ. Hay nói cách khác, nó ít nhiều thu hẹp dư địa điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Đó là chưa nói tới việc các nước nhập khẩu ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, lao động, môi trường cho sản phẩm nhập khẩu (như dự luật chống phá rừng của EU, CBAM và các vấn đề lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ….). Đây sẽ là những rào cản không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam nếu họ không thể chuyển mình đủ để thích ứng với những đòi hỏi khắt khe mới.
Việt Nam luôn được xem là một trong những “bến đỗ” an toàn, hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, nhất là khi các chuỗi cung ứng ở nhiều ngành/lĩnh vực quan trọng có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Tuy vậy, cũng có dự báo rằng FDI dự kiến có thể sẽ ít nhiều giảm vào đầu năm 2025 cho đến khi các nhà đầu tư rõ ràng và yên tâm chính sách Trump 2.0.
Các nhân tố bên trong mang tính quyết định
Việt Nam là một nền kinh tế còn tùy thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong điều kiện bên ngoài có thể không thuận, thì các nhân tố bên trong - tiêu dùng trong nước và chi tiêu công - cần trở thành động lực chính cho tăng trưởng năm 2025.
Tiêu dùng hiện chiếm trên dưới 70% GDP (tiêu dùng dân cư là 60%GDP), do đó, tăng trưởng mạnh tiêu dùng sẽ "bù đắp" cho sự chậm lại trong xuất khẩu,… Mặc dù việc cắt giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% được gia hạn thêm sáu tháng chơi giữa năm 2025, nhưng chỉ biện pháp này có thể không đủ mạnh. Cần thêm các giải pháp (về thủ tục xuất nhập cảnh, visa, quảng bá, phát triển sản phẩm,…) để du lịch Việt Nam trở nên thực sự hấp dẫn. Chính sách hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và lao động mất việc làm, dôi dư trong tiến trình tinh gọn bộ máy Đảng, Nhà nước cũng cần được thực thi kịp thời, chu đáo.
Cùng với đó là đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là việc thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân đầu tư công tăng 1% tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP tăng 0,058%. Ngoài ra, cứ 1 đồng vốn đầu tư công giải ngân sẽ kích thích 1,61 đồng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Các động lực tăng trưởng vào năm 2025 sẽ cần được đa dạng hóa hơn nữa, với những nỗ lực mạnh mẽ hơn để thực hiện hiệu quả các biện pháp kích thích tài khóa và hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đầu tư vào hạ tầng. Điều này càng quan trọng khi dư địa chính sách tiền tệ trong hỗ trợ tăng trưởng có thể bị thu hẹp. Bên cạnh đó, niềm tin của nhà đầu tư và khu vực tư nhân cần được vực dậy, củng cố qua cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và việc đảm bảo điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định.
Thay lời kết
Mục tiêu và tính khả thi gắn với con số tăng trưởng GDP năm 2025 không chỉ đơn thuần là mối quan tâm về mặt định lượng. Chúng ta phải chuẩn bị cho các kịch bản tăng trưởng khác nhau để vượt qua thách thức một cách hiệu quả. Trong bất cứ trường hợp nào, cải thiện điều kiện và niềm tin thị trường cùng ứng xử khéo léo quan hệ đối tác, nhất là những đối tác quan trọng nhất, là điều cốt yếu.
Quan trọng hơn, câu chuyện tăng trưởng năm 2025 cần được xem là việc tạo dựng những nền tảng vững chắc để Việt Nam đột phá phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. Điều này đòi hỏi thể chế phải được định hình chuẩn chỉnh cùng một bộ máy chính trị và bộ máy nhà nước hiệu lực, hiệu quả và việc triển khai nhanh chóng, nhưng hợp lý các dự án kết cấu hạ tầng.
Ngay đầu năm 2025, Việt Nam nức lòng khi đội tuyển quốc gia lên ngôi vô địch bóng đá Đông Nam Á. Khát vọng còn vươn xa hơn. Ý chí có, quyết liệt có. Song chiến thắng vinh quang này còn là kết quả của một chiến lược đúng hướng cùng những bước đi khoa học, chu đáo. Nâng tầm Việt Nam trong kỷ nguyên mới có lẽ cũng cần như vậy.
- Cùng chuyên mục
Quảng Ninh đón gần nửa triệu lượt khách du lịch trong dịp tết Ất Tỵ
Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán.
Thị trường - 01/02/2025 07:19
Đà Nẵng đón hơn 469.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ước đạt hơn 469.000 lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ.
Thị trường - 01/02/2025 07:13
Apple lập kỷ lục mới dù iPhone bán chậm
Bất chấp sự sụt giảm doanh số iPhone tại Trung Quốc, Apple vẫn đạt doanh thu kỷ lục 124,3 tỷ USD trong quý IV/2024, với mảng dịch vụ tăng trưởng ấn tượng 14%.
Thị trường - 31/01/2025 08:08
Lạc quan về triển vọng tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam
Chia sẻ với Tạp chí Nhà đầu tư, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm tới, và chỉ ra những ưu tiên hành động để cải thiện chất lượng tăng trưởng.
Thị trường - 31/01/2025 06:59
Trường liên cấp Newton và sứ mệnh vươn tầm quốc tế trong giáo dục
Hành trình 15 năm phát triển của hệ thống trường liên cấp Newton không chỉ là câu chuyện về sự nỗ lực mà còn là minh chứng cho tiềm năng vượt bậc của giáo dục tư thục tại Việt Nam.
Doanh nghiệp - 30/01/2025 11:10
Giá cà phê lập kỷ lục mới
Trong ngày mùng 2 tết, giá cà phê tiếp tục tăng và chính thức thiết lập cột mốc lịch sử mới. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhu cầu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2024 - 2025 sẽ tiếp tục tăng bất chấp áp lực về giá.
Thị trường - 30/01/2025 07:55
Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc trước những biến động toàn cầu
Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert đưa ra dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nước ta đang hân hoan chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Thị trường - 30/01/2025 06:58
Trong Mồng 1 Tết, Đà Nẵng đón hơn 20.000 lượt khách
Trong ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.
Thị trường - 29/01/2025 13:20
Nhà xuất bản là 'mắt xích' quyết định thành công xã hội hóa sách giáo khoa
Đó là khẳng định của PGS-TS. Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam khi đề cập đến vai trò, đóng góp của các nhà xuất bản đối với sự thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa hiện nay.
Doanh nghiệp - 29/01/2025 12:14
Đầu năm, giá cà phê tăng tưng bừng
Tin vui đầu năm với bà con trồng cà phê là trong đêm giao thừa, giá cà phê trên 2 sàn London (Anh) và New York (Mỹ) tăng kịch trần, báo hiệu một năm mới tiếp tục thành công rực rỡ.
Thị trường - 29/01/2025 09:51
'Bạc mặt' vì vàng
Giá vàng nổi 'sóng thần' vào giữa năm 2024 đã giúp một số người chốt lãi lớn, song cũng khiến không ít người 'bạc mặt' bởi 'say sóng' vàng.
Thị trường - 29/01/2025 09:16
Việt Nam năm 2025: Tăng tốc và hiệu quả hơn
Năm 2025 được xem là năm bản lề của công cuộc "đổi mới lần thứ 2" khi Việt Nam đang và sẽ thực hiện hàng loạt cuộc cách mạng lớn trên nhiều phương diện.
Thị trường - 29/01/2025 06:56
Quốc gia khởi nghiệp - Việt Nam khởi nghiệp
Có rất ít người biết rằng quá trình "hóa rồng" của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đều gắn liền với thành tựu về phát triển công nghệ bán dẫn và điện tử. Việt Nam chúng ta là nền văn hóa ăn đũa duy nhất chưa tham dự và chưa trở thành quốc gia có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn và Al toàn cầu đang đến rất rõ, nhất định không thể bỏ lỡ.
Thị trường - 29/01/2025 00:01
Giá cả ổn định, đào, quất, chuối xanh hạ nhiệt ngày cuối năm Giáp Thìn
29 Tết, ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, giá cả các hàng hóa thiết yếu vẫn ổn định, nhiều mặt hàng mấy hôm trước sốt giá như đào, quất, chuối xanh cũng đã hạ nhiệt từ buổi sáng.
Thị trường - 28/01/2025 19:26
Dấu ấn Tủ sách tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở nước ngoài
Thông qua Tủ sách tiếng Việt, các thế hệ người Việt ở nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận được với văn hoá dân tộc, củng cố tình yêu quê hương, đất nước… đặc biệt là góp phần gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Việt.
Doanh nghiệp - 28/01/2025 08:47
Công nghiệp bán dẫn: Chinh phục 'chiếc bánh' 1.000 tỷ USD
Nhiều triển vọng cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, song không chỉ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)... Trong bối cảnh cả thế giới đang chuyển động, việc tìm được "lối đi cho riêng mình" đang là bài toán sống còn của doanh nghiệp.
Thị trường - 28/01/2025 06:53
- Đọc nhiều
-
1
Doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng cho chu kỳ mới
-
2
'Giải mã' DeepSeek, cơn bão mạng những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025
-
3
Quảng Ngãi xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, chống lãng phí
-
4
Trong Mồng 1 Tết, Đà Nẵng đón hơn 20.000 lượt khách
-
5
Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên mới: Chính phủ và doanh nghiệp cùng đua
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago