Môi trường kinh doanh và tình cảnh Tòa án đang "mất khách"
Tinh thần “Nhà nước phục vụ” do Thủ tướng phát động, dường như chưa lan tỏa đến ngành tòa án khi nhiều doanh nghiệp không thể tìm được sự bảo vệ từ tòa mà phải tìm kiếm các giải pháp khác cho các vấn đề của mình.
Doanh nghiệp ngày càng kém mặn mà với tòa án
Giữa tháng 3/2017, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo về phòng chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm lợi ích cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Hầu hết những người tham dự (chủ yếu là cán bộ ngành nội chính, tư pháp) đều cảm thấy cái tiêu đề Hội thảo rất lạ. Việc chống tham nhũng trong ngành Tòa án là chuyện hoàn toàn bình thường, vì sao lại gắn nó với hoạt động kinh doanh?

Ảnh minh họa
Gần đây, trong công việc, tôi có cơ hội được ngồi nói chuyện với nhiều thẩm phán, thư ký tòa án, luật sư, doanh nghiệp, ngân hàng về chủ đề doanh nghiệp sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp hay còn gọi là án kinh doanh, thương mại. Tôi có hỏi họ về vai trò của tòa án trong nền kinh tế và tòa án cần phải làm gì để thực hiện vai trò này tốt hơn. Điều khiến tôi ngạc nhiên là sự đối lập trong câu trả lời giữa bên tòa án và bên doanh nghiệp.
Hầu hết thư ký tòa và thẩm phán mà tôi nói chuyện thì đều không hình dung được vai trò của tòa án trong nền kinh tế. Họ nói rất chung chung về bảo vệ công lý, hay niềm tin của người dân vào pháp luật. Và giải pháp chủ yếu mà họ đưa ra là nâng cao trình độ hay chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ.
Còn về phía doanh nghiệp và luật sư, họ trả lời rành mạch hơn rất nhiều. Trong nền kinh tế, vai trò quan trọng nhất của tòa án là bảo vệ hợp đồng. Vì không có nền kinh tế nào vận hành được mà thiếu các hợp đồng, và hợp đồng chỉ có thể được tôn trọng nếu các bên biết rằng nếu mình vi phạm thì tòa án sẽ đứng ra bảo vệ nó.
Có doanh nghiệp kể, khi đối tác nợ tiền không trả, họ tìm đủ mọi cách không biết làm sao, đành phải khởi kiện ra tòa. Tòa án gây khó dễ, thẩm phán nói: "Tòa đi đòi nợ thuê cho các anh à?", doanh nghiệp đành phải im lặng. Khi mà quyền hợp đồng, quyền tài sản của doanh nghiệp bị xâm phạm, họ đã tìm đến tòa án như một sự lựa chọn cuối cùng, nếu tòa án không làm thì tòa án tồn tại làm gì nữa?
Không phải vô cớ mà Ngân hàng thế giới đưa "Thực thi hợp đồng" và "Giải quyết phá sản" trở thành 2 trên 10 tiêu chí để đánh giá môi trường kinh doanh tại mỗi quốc gia. Và trọng trách cải thiện 2 tiêu chí này đặt lên vai của tòa án và thi hành án.
Thế nhưng, tinh thần Nhà nước phục vụ do Thủ tướng phát động, dường như chưa lan tỏa đến ngành tòa án. Theo kết quả khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mất niềm tin vào hệ thống tòa án. Nếu như năm 2013 có đến 58% doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ khởi kiện ra tòa khi có tranh chấp với đối tác thì đến năm 2016, con số này chỉ còn 37%. Nói cách khác, nếu coi tòa án là nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp, thì nhà cung cấp này hiện đang "mất khách".
Lý do chủ yếu của việc doanh nghiệp ngày càng kém mặn mà với tòa án chủ yếu nằm ở vấn đề thời gian và tình trạng chạy án ngày một gia tăng. Nếu như năm 2013, chỉ có 39% doanh nghiệp không đến tòa khi có tranh chấp vì lý do thời gian kéo dài, thì năm 2016, con số này tăng lên đến 48%. Tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại tình trạng chạy án phổ biến cũng tăng từ mức 26% năm 2013 lên 37% năm 2016.
Hành xử ra sao khi không thể đến tòa?
Không tìm đến tòa, vậy khi có tranh chấp thì doanh nghiệp đi đâu? Trong đa số trường hợp là chấp nhận thua thiệt. Điều này gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế vì nó tạo tâm lý nhờn hợp đồng, nhờn luật trong kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ nghĩ: Mình có chây ỳ thì chắc gì đối phương đã kiện. Nếu kiện thì chắc gì đã thắng. Nếu thắng thì cũng chắc gì đã đòi được tiền. Mà nếu có đòi được tiền thì cũng mất vài năm rồi. Vậy tội gì mà phải trả tiền sớm?
Lại có vụ việc, con nợ có tiền nhưng không trả. Chủ nợ kiện ra tòa đòi tài sản bảo đảm. Con nợ nói thẳng vào mặt chủ nợ: Khai thác tài sản bảo đảm mỗi ngày sinh ra vài trăm triệu doanh thu. Chúng tôi chỉ cần trích doanh thu của một ngày, chạy một vòng Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án thì cũng kéo dài được vài năm. Chủ nợ ngồi đó mà đợi nhé.
Một cán bộ pháp chế ngân hàng lớn cho biết: Anh đang làm một vụ, con nợ có tiền, nhưng không trả. Kiện ra tòa để đòi tài sản bảo đảm. Con nợ nói luôn: Tài sản bảo đảm mỗi ngày sinh ra vài trăm triệu doanh thu. Họ chỉ cần trích doanh thu của 1 ngày, chạy 1 vòng tòa án, thi hành án, viện kiểm sát thì ít nhất kéo dài được vụ án vài năm. Ngân hàng cứ ngồi đó mà đợi.
Nếu không chấp nhận thua thiệt, các doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc nhờ bên khác can thiệp như cán bộ nhà nước quen biết, báo chí, xã hội đen… Dù bất kể phương án nào thì cũng sẽ để lại những hậu quả rất xấu cho xã hội và nền kinh tế. Sự việc Ngân hàng Techcombank đòi nợ bằng một đội quân mặc áo giáp, mang dùi cui là biểu hiện sự bất lực của hệ thống tư pháp. Mặc dù cách làm của Techcombank bị nhiều ý kiến chỉ trích là không hợp tình, hợp lý, nhưng nhiều ngân hàng khác cũng phải công nhận là nó hiệu quả hơn ra tòa.
Trong cuộc hội thảo của Ban Nội chính, vị diễn giả chính, người từng là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đưa ra hai nhận định mà nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Một là "Lương của thẩm phán không đủ sống" và hai là "Các thẩm phán sợ nhất là không được tái bổ nhiệm".
Thẩm phán làm việc cho Nhà nước cũng là một người lao động làm việc cho chủ. Tại sao chủ trả lương tệ bạc như thế mà vẫn không muốn chuyển việc? Chỉ có hai khả năng. Một là các thẩm phán của ta thật sự dĩ công vi thượng, sợ mình nghỉ thì Nhà nước sẽ thiếu nhân lực, tòa án sẽ quá tải, người dân và doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục phải chờ đợi mỏi mệt để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Hai là chẳng thẩm phán nào sống bằng lương cả, và phần thu nhập ngoài lương chỉ có thể có được nếu họ vẫn là thẩm phán.
Nhìn ra xung quanh, khi mà Singapore mất trung bình có 164 ngày từ lúc nộp đơn đến lúc thi hành án xong, trong khi Việt Nam là 400 ngày (theo World Bank). Khi mà Thái Lan có tòa án du lịch, cam kết giải quyết các vụ án có liên quan đến khách du lịch nước ngoài chỉ trong 1-3 ngày, để khách vẫn có thể vừa đi chơi vừa theo kiện, trong khi Tòa VN vẫn chưa biết phải áp dụng thủ tục rút gọn như thế nào.
Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đang yếu kém!
- Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đảm bảo công bằng giữa các Đối tác chiến lược toàn diện'
Điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng.
Pháp luật - 26/03/2025 14:55
Nợ hơn 730 tỷ đồng, Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị rao bán
Công ty CP Hằng Hà, chủ đầu tư của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị ngân hàng BIDV rao bán khoản nợ hơn 730 tỷ đồng.
Pháp luật - 26/03/2025 13:21
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
4 dự án có dấu hiệu lãng phí, gồm: Dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại của VICEM; Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Pháp luật - 26/03/2025 08:02
Tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026: Ngân sách giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng
Nếu đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026 được Quốc hội thông qua, dự kiến ngân sách sẽ giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng nhưng qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm nguồn thu...
Pháp luật - 26/03/2025 07:19
Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện
Ngày 25/3, TAND thị xã Hương Thủy, TP. Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ trúng số độc đắc nhưng không nhận được tiền.
Pháp luật - 25/03/2025 12:58
Bắt giám đốc lừa bán siêu xe Rolls-Royce Phantom VIII cho 'đại gia' Cần Thơ
Nguyễn Huy Tuấn bị công an Cần Thơ bắt giam vì đưa thông tin gian dối có thể nhập khẩu ô tô Rolls-Royce Phantom VIII về bán cho đại gia Cần Thơ nhằm chiếm đoạt gần 6,5 tỷ đồng.
Pháp luật - 24/03/2025 17:55
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng
Trước phiên tòa phúc thẩm, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp 600 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.800 tỷ đồng buộc phải bồi thường thiệt hại
Pháp luật - 24/03/2025 17:18
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu
"Bảo kê" cho Công ty Trung Hậu đã khải thác cát lậu, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng trăm ngàn USD.
Pháp luật - 24/03/2025 06:53
Nợ hơn 23 tỷ tiền thuế, CTCP Đông Dương Miền Trung bị thu hồi đất
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định thu hồi hơn 71.300m2 của CTCP Đông Dương Miền Trung do nợ thuế với số tiền hơn 23 tỷ đồng.
Pháp luật - 23/03/2025 11:01
Nhiều người 'sập bẫy' trò lừa đảo 'đổ thạch' online
Gần đây, người dân ở nhiều tỉnh, thành phố đến cơ quan công an trình báo về việc bị "sập bẫy" trò "đổ thạch" online và bị lừa đảo với số tiền lớn.
Pháp luật - 23/03/2025 09:03
Ngày 25/3, xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo
Phiên toà phúc thẩm xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
Pháp luật - 22/03/2025 17:53
Kiểm kê tài sản công: 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm
Mặc dù chỉ còn chục ngày nữa là kết thúc việc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn có 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm.
Pháp luật - 22/03/2025 07:13
Công khai thông tin đất đai như thế nào khi không tổ chức chính quyền cấp huyện?
Việc công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử đã có sự cải thiện đáng kể và việc này cần được tiếp tục duy trì trong bối cảnh không tổ chức chính quyền cấp huyện và sáp nhập xã theo đề án của Chính phủ.
Pháp luật - 21/03/2025 11:24
Toàn cảnh vụ Hậu 'Pháo': Số cựu quan chức vướng lao lý, phong tỏa, thu giữ số tiền, tài sản 'khủng'
5 cựu Bí thư Tỉnh ủy cùng hàng loạt cựu quan chức của một số tỉnh bị cáo buộc nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ trong vụ Hậu "Pháo", Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn. Đây là vụ án có số tiền, tài sản bị phong tỏa, thu giữ rất "khủng".
Pháp luật - 21/03/2025 11:15
Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm Huế nhận hối lộ tiền tỷ
Loạt lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế) nhận hối lộ tiền tỷ để làm thủ tục cải tạo xe.
Pháp luật - 20/03/2025 15:52
Nguy cơ 15.000 xe chở người bốn bánh gắn động cơ 'đắp chiếu', lãng phí 5.250 tỷ đồng
Quy định xe chở người bốn bánh có gắn động cơ chỉ được tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h đang làm khó doanh nghiệp, gây lãng phí xã hội hàng nghìn tỷ đồng
Pháp luật - 18/03/2025 17:46
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago