M&A trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang diễn ra thế nào?

TS. NGUYỄN THANH TUYÊN
00:35 12/01/2022

Trước khó khăn của đại dịch COVID-19, thị trường M&A thế giới vẫn tăng trưởng mạnh. Đối với lĩnh vực công nghệ số, điểm nổi bật nhất của làn sóng M&A đó chính là hoạt động thâu tóm công ty chip công nghệ cao, các công ty có sở hữu danh sách khách hàng toàn cầu, có nền tảng công nghệ tiềm năng.

Sáng 11/1 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn kết hợp cùng NovaGroup tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022".

Nhadautu.vn xin giới thiệu bài tham luận của TS. Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

Hoạt động M&A tăng trưởng mạnh mẽ

Năm 2020, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19, thị trường M&A thế giới vẫn tăng trưởng mạnh. So với 6 tháng đầu năm, số lượng thương vụ nửa cuối năm 2020 tăng 20% tại châu Mỹ và 17% tại khối các quốc gia châu Âu, Trung Đông, châu Phi (EMEA) và châu Á - Thái Bình Dương. Tổng giá trị các thương vụ tại châu Mỹ chứng kiến mức tăng lớn nhất trên 200%.

Mr-Nguyen-Thanh-Tuyen-Vu-CNTT

TS. Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tổng giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu đạt mức 3.600 tỷ USD trong năm 2020, chỉ kém 5% so với năm 2019 bất chấp đại dịch. Ngành công nghệ, chăm sóc y tế và dịch vụ tài chính dẫn dắt thị trường M&A.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đã thúc đẩy tăng tốc số hóa và chuyển đổi trong doanh nghiệp và gia tăng các hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ số.

Với lĩnh vực công nghệ số, điểm nổi bật nhất của làn sóng M&A đó chính là hoạt động thâu tóm công ty chip công nghệ cao, các công ty có sở hữu danh sách khách hàng toàn cầu, có nền tảng công nghệ tiềm năng. Các thương vụ thâu tóm giữa Nvidia-Arm Holdings (40 tỷ USD), AMD-Xilinx (35 tỷ USD) và Salesforce-Slack (27,7 tỷ USD)

Trong khu vực Đông Nam Á, giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ số ở đạt 19 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2021, mức cao nhất từ trước đến nay, được thúc đẩy bởi các thương vụ mua lại của các tập đoàn hàng đầu như Grab, Gojek và Sea.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A đã gia tăng mạnh mẽ trong suốt 10 năm từ 2007 - 2017, đạt đỉnh năm 2017 với quy mô 10 tỷ USD với sự đóng góp 50% giá trị của thương vụ Sabeco. Giá trị M&A có xu hướng giảm trong năm 2018, 2019. Năm 2020, giá trị các thương vụ M&A tại Việt nam có thể giảm 51,3% do những tác động của dịch COVID-19. Dự báo hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2022, đồng thời quy mô thị trường có thể trở lại mốc bình thường ở mức 5 tỷ USD.

Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Nhìn vào hoạt động M&A năm 2019, tuy giá trị giảm nhưng vẫn có những yếu tố tích cực, nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tư nhân đã xuất hiện. Điển hình là thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group), KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV

Giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với 2019).

Đối với lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, trước 2015, hoạt động M&A chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh bất động sản… không có M&A công nghệ số

Giai đoạn 2015-2018, đã xuất hiện một số thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ số có giá trị chuyển nhượng lớn như: Công ty CP VNG mua 38% vốn điều lệ, tương ứng sở hữu 3,72 triệu cổ phần của Công ty CP Tiki. Năm 2018, Vingroup mua 51% cổ phần Mundo Reader, công ty chủ quản của thương hiệu smartphone BQ

Giai đoạn 2019-2021 đã xuất hiện hàng loạt thương vụ lớn như VNPay nhận đầu tư 300 triệu USD từ SoftBank Vision Fund và Quỹ GIC; thương vụ Teamsek đầu tư 100 triệu USD vào nền tảng thương mại điện tử Scommerce; Affirma Capotal đầu tư 34 triệu USD vào Siêu Việt Group , FPT mua lại nền tảng quản trị doanh nghiệp Base...

Ngày 1/9/2021, KKR công bố thông tin trở thành nhà đầu tư chính trong vòng đầu tư 45 triệu USD vào KiotViet cùng sự tham gia của ngân hàng lớn thứ 2 tại Thái Lan- Kasikornbank (KBank).

Thương vụ Công ty Tiki Global Pte. Ltd (Singapore) nhận chuyển nhượng 90.5% cổ phần của Tiki sau khi công ty này phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ.

Hạn chế và tiềm năng của hoạt động M&A trong lĩnh vực CNTT

Mặc dù công nghệ số Việt Nam là lĩnh vực có tiềm năng lớn, có khả năng bùng nổ các hoạt động M&A so với các lĩnh vực khác trong tương lai gần. Tuy nhiên, do các công ty công nghệ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thành hình, phần nhiều vẫn còn ở hình thức các công ty khởi nghiệp. Nhiều công ty có thể có ý tưởng sản phẩm công nghệ tốt, nhưng chưa thể phát triển thành các doanh nghiệp hoạt động quy mô bài bản, có nền tảng, bởi còn hạn chế về năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, cũng như năng lực tài chính chưa đủ mạnh.

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang còn nhiều hạn chế và sản phẩm công nghệ số phần lớn đang chỉ phục vụ cho thị trường trong nước, chưa nhiều sản phẩm có tính khu vực và toàn cầu thì hoạt động M&A còn chưa thực sự bùng nổ, tạo nên kênh huy động vốn cho phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam

Các nhà đầu tư không chỉ tìm kiếm một ý tưởng sản phẩm đơn thuần, mà hướng đến thành phẩm hoàn thiện để có thể tích hợp vào hoạt động kinh doanh. Các nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực hỗ trợ trong việc điều hành thường không sẵn lòng theo đuổi các ý tưởng, sản phẩm chưa có hình hài rõ nét, trừ khi sản phẩm đó thực sự nổi bật và khác biệt. Hay nói cách khác, chất lượng hàng hóa của các công ty công nghệ tại Việt Nam chưa thật sự “khớp” với kỳ vọng của bên mua, để đủ giúp làn sóng M&A trong lĩnh vực công nghệ thật sự bùng nổ

Ngoài những hạn chế, hoạt động M&A trong lĩnh vực CNTT vẫn có rất nhiều tiềm năng. Thương mại điện tử, đi kèm với sự phát triển của các ứng dụng trung gian thanh toán là mảng thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhất.

Fintech cũng là một điểm nhấn đầu tư trong giai đoạn chuyển đổi số sắp tới. Tiêu biểu như thương vụ rót 300 triệu USD vào VNPay của quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC và Softbank Vision Fund; thương vụ 100 triệu USD đổ vào Momo từ quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus; thương vụ VinID tiến hành thâu tóm nền tảng MonPay.

So với quy mô M&A của Việt Nam, lĩnh vực công nghệ số trong thời gian qua chủ yếu là các thương vụ nhỏ, tập trung trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, sẽ là tiềm năng cho M&A. M&A lĩnh vực công nghệ số chính là mảng đầu tư rất hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Hoạt động M&A mang cơ hội và nguồn lực cho các doanh nghiệp công nghệ số

Dự báo, Việt Nam cũng có sự chuyển dịch làn sóng M&A ở hầu hết các lĩnh vực từ sản xuất hàng hoá đến công nghệ trên nền tảng internet.

Pháp lý liên quan đến M&A

Hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định quốc tế và các văn bản liên quan đến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán, Luật Mua bán tài sản, Luật Nhà đất, Luật chuyển giao công nghệ

Các hiệp định thương mại, cam kết quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực công nghệ số hầu như không có hạn chế đối đối với hoạt động M&A.

Luật Doanh nghiệp nêu rõ việc mua bán, sáp nhập là xuất phát nhu cầu của bản thân mỗi doanh nghiêp và khi thực hiện cần bảo đảm đúng các quy định theo từng lĩnh vực cụ thể.

Đối với Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện quy định về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại điều 9 của luật này, quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh và quy định về đất đai.

Luật Cạnh tranh, cấm sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, gây tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, thuộc một trong các trường hợp như: Tổng tài sản của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng; Tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 3.000 tỷ đồng trở lên; Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên; Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường.

Luật Chuyển giao công nghệ quy định danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và danh mục công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Quy định hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài một số trong trường hợp như tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp... Cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Mỗi một lĩnh vực cụ thể sẽ có các quy định về M&A đối với nhà đầu tư nước ngoài khác nhau, có thể được quy định với văn bản hướng dẫn của Chính phủ, bộ ngành hoặc theo các cam kết quốc tế như đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng tài chính, viễn thông, bưu chính.

Còn về Luật Quốc tế, nhiều nước ban hành các quy định về M&A, nhất là liên quan đền yếu tố nước ngoài, trong đó chú trọng các lĩnh vực công nghệ, hạ tầng cơ sở quan trọng... Nhật Bản và Liên minh Châu Âu đều yêu cầu các công ty nước ngoài báo cáo hoặc xin phép trước khi mua cổ phần của doanh nghiệp nội địa.

  • Cùng chuyên mục
Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện

Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện

Hiện Hà Nội chưa công bố số phường xã sau sắp xếp, nhưng 7 quận đã triển khai lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.

Sự kiện - 19/04/2025 16:47

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới

Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Sự kiện - 19/04/2025 13:12

Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Sự kiện - 19/04/2025 10:02

[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng

[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng

Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.

Sự kiện - 19/04/2025 09:32

 Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Sự kiện - 18/04/2025 16:41

Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ

Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.

Sự kiện - 18/04/2025 16:02

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.

Sự kiện - 18/04/2025 08:32

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.

Sự kiện - 18/04/2025 07:31

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.

Sự kiện - 18/04/2025 06:45

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.

Sự kiện - 18/04/2025 05:33

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.

Sự kiện - 17/04/2025 16:33

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....

Sự kiện - 17/04/2025 11:55

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.

Sự kiện - 17/04/2025 06:36

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Sự kiện - 16/04/2025 17:55

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.

Sự kiện - 16/04/2025 15:42

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.

Sự kiện - 16/04/2025 12:38