Lụa tơ tằm, máy lọc nước: Treo hàng Việt, bán ... đồ Tàu

Nhàđầutư
Trong khi nhiều thương hiệu Việt trong nước đang cố gắng lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng thì sự thật về chuyện kinh doanh của Khaisilk có khiến người Việt vẫn chưa thể "tin yêu" hàng Việt?
HỒ MAI
26, Tháng 10, 2017 | 11:54

Nhàđầutư
Trong khi nhiều thương hiệu Việt trong nước đang cố gắng lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng thì sự thật về chuyện kinh doanh của Khaisilk có khiến người Việt vẫn chưa thể "tin yêu" hàng Việt?

Hàng Trung Quốc đóng mác Khaisilk

Những ngày vừa qua câu chuyện “treo hàng Việt bán đồ Tàu” lại càng nóng hơn nữa khi khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố vừa gắn mác thương hiệu Việt vừa gắn mác Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số khăn khác cũng mua từ Khaisilk bị nghi ngờ có dấu hiệu bị cắt tem mác “Made in China”.

khan lua khai silk 5

 Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc .

Sau nhiều ngày im lặng, trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn ngày 26/10, ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk, đã chính thức lên tiếng thừa nhận, thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Suốt gần 30 năm qua, do không tìm đủ nguồn hàng trong nước, Khaisilk đã nhập khăn từ Trung Quốc và bán lẫn với khăn Việt Nam. Theo ông Hoàng Khải, đây là do cách hiểu và bán hàng sai lầm của doanh nghiệp.

Trao đổi với báo Thanh Niên, ông Khải cho biết hiện sản phẩm khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm 50% sản phẩm khăn lụa đang kinh doanh tại các cửa hàng hệ thống Khaisilk.

khai silk

 Ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk 

Thương hiệu lụa Khaisilk ra đời vào cuối những năm 1980 tại Hà Nội nhắm tới phân khúc khách hàng cao cấp. Giá một chiếc khăn từ vài trăm tới vài triệu đồng. 

Theo giới thiệu từ fanpage "Khaisilk Boutique", thương hiệu "Khaisilk " là "một trong những điểm đặc trưng của ngành thời trang Việt Nam".

Trước đó, theo giới thiệu, những sản phẩm của Khaisilk đều do chính ông Khải thiết kế và thuê gia công từ làng lụa Vạn Phúc hoặc Đà Nẵng. Sự thành công của Khaiisik kéo theo sự phát triển khu phố Hàng Gai, Hàng Bông thành nơi tập trung nhiều cửa hàng lưu niệm tơ lụa tại Hà Nội.

Ngoài việc phát triển chuỗi cửa hàng độc lập, Hoàng Khải còn mở thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại các khách sạn 5 sao. Hiện Khaisilk có các cửa hàng lớn nằm tại khách sạn Mariott, Intercontinental, Legend, Sài Gòn và Hà Nội.

Treo hàng Việt bán đồ Tàu

Câu chuyện “treo hàng Việt bán đồ Tàu” không phải mới ở thị trường Việt Nam. Thương hiệu máy lọc nước Kangaroo của Công ty TNHH Điện lạnh điện máy Việt Úc, thành lập ngày 18/4/2003 (từ năm 2011 đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện lạnh điện máy Việt Úc) cũng là một trường hợp.

Máy lọc nước Kangaroo là một sản phẩm nổi tiếng với câu slogan "máy lóc nước hàng đầu Việt Nam". Rất nhiều người tiêu dùng Việt cũng ưa chuộng mặt hàng này vì nghĩ đây là sản phẩm "Made in Vietnam".

kangaroo

 Sản phẩm máy lọc nước RO được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc. Ảnh: VTCNews

Tuy nhiên Kangaroo lại là một sản phẩm với gần như toàn bộ các linh kiện được nhập khẩu từ Đài Loan.

Khi nhiều người tiêu dùng có tâm lý “quay lưng” với hàng giá rẻ Trung Quốc vì cho rằng kém chất lượng, thì nhiều thương nhân đã dùng không ít thủ thuật để “phù phép” sản phẩm thành hàng Việt – “Made in Vietnam” che mắt người mua ngay tại thị trường trong nước. Các nhà kinh doanh Việt Nam chủ động sang Trung Quốc đặt hàng, rồi dán nhãn Việt Nam, nhập trở lại để ăn chênh lệch giá.

Năm 2015, Chi cục Quản lý thị trường TP. HCM đã phát hiện lô hàng hơn 3.000 sản phẩm gồm các loại quần áo, giày, ví da, thiết bị di động... mang các thương hiệu ngoại như Nike, Gucci, Versace đựng trong các bao lớn.

Trong đó, khoảng 1.500 đôi giày hiệu Nike có tem nhãn ghi rõ được sản xuất tại Việt Nam. Theo quan sát, mặc dù gắn xuất xứ Việt Nam nhưng trên những sản phẩm loại này vẫn còn các tem nhãn chữ Trung Quốc còn sót lại.

Khi nói về vấn nạn hàng Trung Quốc đội lốt thương hiệu thời trang của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam từng chia sẻ, các nhãn hiệu hàng thời trang như Made in Vietnam, hàng xuất khẩu Việt Nam… "thực chất đều là hàng giả hết".

Báo cáo Made In Country Index (MICI) 2017 đã công bố sản phẩm “Made in Vietnam” được người tiêu dùng đánh giá tích cực và uy tín hơn sản phẩm “Made in China”.

Cụ thể, báo cáo cho biết, hàng hóa “Made in Vietnam” được 34/100 điểm, xếp thứ 46 trong danh sách. Trong khi đó, hàng hóa “Made in China” chỉ đạt 28 điểm, xếp thứ 49 và hàng Iran đứng cuối bảng với 27 điểm.

Báo cáo chỉ ra rằng, các nước trên thế giới nhận định hàng Việt Nam có chất lượng và mẫu mã ở tầm trung bình tuy nhiên so với hàng giá rẻ của Trung Quốc thì hàng Việt Nam vẫn được tin dùng hơn.

Cả hàng Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá cao về tính kinh tế, nhưng hàng "Made in China” vẫn là cái tên dẫn đầu thế giới về giá rẻ. 

Thực tế, nhiều mặt hàng “Made in Vietnam” “chuẩn xịn” đã có mặt ở khá nhiều quốc gia trên thế giới và được người người dân quốc gia bản địa tin dùng. Câu chuyện bao bì cám con cò Việt Nam thành túi xách thời trang ở Nhật là một ví dụ.

Dù còn được xem là khá mới lạ ở Việt Nam, nhưng thực tế các mẫu túi xách độc đáo này đã có mặt tại thị trường Nhật vài năm nay. Kiểu túi thân thiện với môi trường, nhẹ, bền dễ sử dụng với các họa tiết độc đáo được người Nhật, nhất là giới trẻ khá ưa chuộng.

tui cam con co

 Sản phẩm rất “thuần Việt” được nhà thiết kế Nhật Bản Yuki (phải) giới thiệu trên trang web Tuantuan.jp. Tuantuan cũng là tên của các sản phẩm làm từ bao bì đựng thức ăn chăn nuôi.

Mặc dù một chiếc túi được làm tại Việt Nam, sử dụng chất liệu đặc trưng của Việt Nam, được chính người Việt Nam thực hiện nhưng suốt nhiều năm nay người Việt vẫn không hề biết, chỉ đến khi nó trở nên phổ biến ở nước ngoài thì nhiều người mới chú ý.

Trở lại chuyện hàng Trung Quốc nhưng gán mác "Made in Vietnam", đây là có thể xem là một hình thức gian lận thương mại và các nhà kinh doanh Việt Nam đã chủ động tạo đất để hàng Trung Quốc giá rẻ vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa một cách chặt chẽ thì việc kinh doanh lập lờ này liệu có thể diễn ra chót lọt?

Và khi nhiều thương hiệu Việt trong nước đang cố gắng lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng thì sự thật về chuyện kinh doanh của Khaisilk có khiến người Việt vẫn chưa thể "tin yêu" hàng Việt?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ