Lựa chọn sự thật và bản lĩnh của báo chí
Chưa bao giờ, các Nhà báo lại phải đối diện với nhiều thách thức rất nặng nề và không dễ đoán định về sự thay đổi của báo chí, truyền thông và mạng xã hội như thời đại hiện nay.

Lựa chọn sự thật và bản lĩnh của báo chí
Người ta có thể nhận thấy quá trình báo chí phát triển liên tục và mạnh mẽ. Thông qua việc khảo sát tên gọi chung của báo chí trong lịch sử xuất hiện và tồn tại trên phạm vi toàn cầu là ta đã thấy, từ sự thay đổi hình thức, tần xuất bên ngoài cho đến bản chất bên trong. Ban đầu là information, magazine, journal, tiến đến press, news, rồi đến media. Và ngày nay, thì báo chí không còn là chủ đạo cho việc cung cấp thông tin nữa, mà là một xã hội truyền thông, là communication, change communition. Báo chí ngày nay chỉ còn là một phần của truyền thông xung quanh con người. Không biết sắp tới sẽ là gì? Liệu có phải là social media, social communication không?
Chưa bao giờ truyền thông lại mạnh mẽ, phong phú và vây bủa chúng ta như thế này. Xung quanh chúng ta là dày đặc các phương tiện và loại hình truyền thông. Trong vòng vài thập kỷ vửa qua, truyền thông phát triển với tốc độ chóng mặt, gây nên sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển công nghệ đã đưa thế giới vào kỷ nguyên mới của truyền thông, trong đó hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận, hơn nữa, trở thành đồng sáng tạo và đóng góp cho truyền thông. Thông tin được truyền đi với những cách thức rất mới mẻ, tạo ra những hiệu ứng và hậu quả không thể đoán định trước được.
Đã xuất hiện cụm từ “we media” mô tả khả năng tiếp cận thông tin toàn cầu hầu như vô tận với những nội dung cho phép tăng cường sự tham gia của mỗi cá nhân vào lĩnh vực thông tin có ảnh hưởng tới xã hội. Mỗi cá nhân có thể tham gia, tác động trực tiếp vào quá trình và nội dung thông tin, có thể trở thành chủ thể, làm thay đổi tính chất của thông tin. Thế giới thông tin hiện đại là thế giới truyền thông tương tác nhiều chiều.
Trước thực tế ấy, liệu rồi báo chí sẽ tiến đến tiêu vong vì sự xâm lấn của các dạng thức truyền thông mới, của mạng xã hội không? Chưa có câu trả lời!
Trước mắt, báo chí, với những ưu thế về nhiều mặt, sẽ vẫn còn sống tốt, vẫn được bạn đọc chờ đợi, nếu nó mang đến được sự thật cần thiết cho công chúng.
Và đây là câu chuyện thời sự của người làm báo, của nhà báo: Làm báo là mang những tiếp nhận của mình để chia sẻ với bạn đọc. Mỗi khi chuẩn bị một tác phẩm, dù là từ một dòng tin, nhà báo cũng đứng trước nhiều lựa chọn. Những lựa chọn sẽ dần làm nên ấn tượng và tình cảm của bạn đọc, xấu hay tốt, tin tưởng hay ngờ vực là do bản lĩnh của những người đứng đầu các tòa soạn, của những nhà báo, thể hiện ở việc lựa chọn nội dung và thông tin mà họ mang tới cho bạn đọc của mình. Lựa chọn đúng thông tin, lựa chọn đúng sự thật để mang đến cho bạn đọc chính là thể hiện bản lĩnh của báo chí.
Câu nói “Có rất nhiều thứ gần giống sự thật, nhưng sự thật chỉ có một” đã nhắc nhở về khó khăn trong tiếp cận sự thật để phản ánh với bạn đọc của mình.
Hồi báo chí nổi lên phong trào chống tiêu cực, tạo nên một “cơn sốt” xã hội, nhiều vụ việc động trời được phơi bày, dường như không có vùng cấm, báo chí bỗng vang động sức mạnh và vẻ đẹp quyến rũ... Giữa những ngày đó, tôi nghe trên đài kể tội rất đanh thép một vị tổng giám đốc với đủ mọi loại tiêu cực, lộng quyền, mất dân chủ, tham ô, lãng phí... Tôi, và bao nhiêu người nghe như tôi, đã rất căm ghét vị tổng giám đốc này. Thế rồi có tin, ông ta đã dùng dây điện thắt cổ tự tử tại phòng làm việc để minh oan cho chính mình. Sau đó, có nhiều thông tin nói lại là ông tổng giám đốc ấy không tiêu cực như vậy, ông ta còn có công dám xé rào khi kinh tế thị trường bắt đầu có tín hiệu hình thành... Được minh oan thì ông tổng giám đốc kia đã chết. Liệu ông ta không tự tử thì có được minh oan?
Ngay trước khi sáng tỏ vụ án Nguyễn Thanh Chấn, tôi vẫn đọc được trên một vài tờ báo có mấy bài viết, cho rằng đây là một kẻ phạm tội rất tinh vi, lại còn kêu oan và kêu oan kiên trì. Vậy mà chỉ sau đó một thời gian ngắn, thủ phạm thật sự của vụ án lộ diện, ông Nguyễn Thanh Chấn được tạm tha, rồi chính thức được minh oan sau 10 năm bị kết án và tù giam...
Hay mới đây nhất, khi xảy ra vụ án cô gái giao gà bị làm nhục và giết chết ở Điện Biên, bạn đọc thương xót cho nạn nhân, cho gia đình cô ấy, nhất là người mẹ nghèo đau khổ. Khi những tên tội phạm đầu tiên bị bắt, có rất nhiều người còn buông lời trách mắng là công an đã quá chậm trong việc tìm ra thủ phạm, đã không ngăn được cái chết của cô gái. Những ý kiến này ban đầu xuất hiện trên mạng xã hội. Đã có không ít bài báo trên những tờ báo chạy theo dư luận này. Nhưng đến khi mẹ cô gái này bị bắt, thì dư luận lại bất ngờ, lại xoay chuyển. Hóa ra vụ án ấy là quá mức phức tạp, là kỳ lạ đến không thể hiểu nổi, và người ta mới thầm cảm phục người phá án…
Trong những câu chuyện trên, tôi tin rằng các nhà báo khi tiếp cận sự thật đã không tự đánh lừa mình, không cố tình phản ánh sai sự thật. Họ đã, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, đã không tiếp cận được đúng sự thật, đã lầm tưởng cái gần giống sự thật là sự thật. Đây cũng là ví dụ cho việc báo chí nguy hiểm như thế nào khi không nhận thức được đúng và phản ánh đúng sự thật.
Thời đại ngày nay còn phức tạp hơn rất nhiều. Bây giờ thì ta lại nhận ra thêm: Không phải chỉ có một sự thật, mà có rất nhiều sự thật.
Một con người có nhiều mặt, như nhiều sự thật về anh ta. Ở lúc này, góc nhìn này, anh ta là nhân tố mới, là hy vọng, là người quyết liệt cống hiến vì mọi người, nhưng ở thời điểm khác, khía cạnh khác, anh ta lại là một tội phạm, là tham nhũng... Anh ta là trượng phu ở nơi này nhưng khốn nạn ở nơi kia.
Một sự vật, hiện tượng cũng vậy, rất đáng ca tụng, tung hô nếu nhìn ở góc độ này, nhưng ở góc độ khác, lại có thể phê phán, dè bỉu... Một công trình mang lại lợi ích cho rất nhiều người, nhưng nhìn góc khác, lại xâm phạm hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm người khác... Có rất nhiều ví dụ như thế.
Xã hội ngày càng phát triển, thì càng phân hóa và càng khó tạo dựng đồng thuận hơn nếu tiếp cận từ nhiều phía khác nhau và càng bị chi phối bởi các nhận thức về các sự thật khác nhau ở cùng một con người, một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng...
Các nhà báo có thể đều nói lên sự thật, nhưng tiếng nói của họ nhiều khi trở nên đối lập nhau, chính là do cách lựa chọn sự thật khác nhau, và ai cũng có lý.
Tôi đã thán phục truyền thông của Nhật Bản và cách nước này tiếp cận với truyền thông thế giới khi phản ánh vụ thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011. Rất nhiều hình ảnh tan hoang, tàn phá ghê rợn nhưng tôi không thấy một hình ảnh nào về những đống xác người, về sự tuyệt vọng của con người... Khác hẳn sau đó, khi cơn bão khủng khiếp Haiyan tràn qua một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á năm 2013, thì lại thấy rất nhiều hình ảnh về những xác chết, về sự khốn khó, tuyệt vọng của con người...
Chắc chắn thảm họa ở Nhật Bản không thiếu sự thật tuyệt vọng và nhỏ nhoi của con người trước thiên nhiên. Có điều các nhà báo Nhật đã không lựa chọn sự thật này để phản ánh mà thôi. Điều ấy làm cho thế giới càng tin vào sức mạnh đoàn kết và tái tạo của người Nhật, tin vào sự vươn dậy của Nhật Bản, họ cũng vẫn chia sẻ, hỗ trợ Nhật Bản khắc phục hậu quả không kém sau này khi xảy ra cơn bão Haiyan. Bây giờ, nếu được chọn đến một trong hai nơi đã xảy ra thảm họa này, chắc chắn tôi sẽ chọn đến Nhật Bản...
Tôi lục lại trí nhớ của mình về vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ: Cũng không có hình ảnh nào về sự tang thương và kinh hãi của con người. Không có máu me, chết cháy, đống xác người... Chỉ có vài hình ảnh người rơi ra từ tòa tháp đôi, đủ cho ta hình dung mức độ khủng khiếp nhưng không rơi vào tuyệt vọng...
Truyền thông nhiều nước phát triển, khi phản ánh các vụ bạo lực, xả súng giết người hay các vụ tai nạn ở mức thảm họa, họ đều cố tránh đưa các hình ảnh hạ thấp phẩm cách con người và sự ghê rợn của hiện trường. Nếu cần, họ dựng bằng các mô hình, đồ họa. Chắc chắn họ không thiếu những hình ảnh và video về sự thật này nhưng họ đã không lựa chọn.
Trong khi chúng ta thì sao? Thông tin trên báo chí của chúng ta hiện nay càng ngày càng bộc lộ những điểm yếu chết người do cứ chăm chăm vào mục tiêu trước mắt là phải tiến đến chiếm lĩnh, đeo bám để tranh giành lượng bạn đọc với mục đích thương mại.
Những thông tin đời tư con người được phơi bày trần trụi trên báo chí. Những cảnh phòng the của một ngôi sao hạng ba lan truyền như ánh sáng. Những vụ án được miêu tả tỉ mỉ, rùng rợn, hút chặt tâm trí tò mò của người đọc rồi sau đó là làm cho họ rã rời, mất hết niềm tin vào tính bản thiện của con người.
Nhiều khi trong bữa tối, ta xem truyền hình phản ánh về một vụ tai nạn hay đưa câu chuyện về dịch bệnh, ô nhiễm... ta phải dừng ngang bát cơm.
Có những doanh nhân thành đạt, vì tự hào mình là người Việt, vì hoài bão lớn với đất nước, đã đầu tư tại quê nhà, họ làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng đất nghèo khó, họ tạo dựng nên những giá trị thương mại lớn lao đến không ngờ cho những vùng núi, vùng biển bỏ hoang bao nhiêu đời nay. Nhưng không khéo lại trở nên “xấu xí” trên truyền thông vì họ, hay đối tác của họ, hay ngay cả chính quyền địa phương, khi chuẩn bị và hợp tác, trong quá trình triển khai, đã không bao quát hết, bao quát cho thật đầy đủ những ảnh hưởng tới mọi người liên quan. Trong thực hiện những dự án, có sự cố ngoài ý muốn, nếu không “quản lý” và “xử lý” kịp thời, có thể trở thành “thảm họa truyền thông” ngay.
Bây giờ đã có một khoa học, gọi là ứng xử với truyền thông, rồi có đúc kết kinh nghiệm xử lý “khủng hoảng truyền thông”, rồi kỹ năng biến “đám cháy” thành “hoa đăng” trong môi trường truyền thông. Hay nhỉ? Nhà báo đã biến thành một đối tượng cần hết sức cảnh giác trong ứng xử từ bao giờ vậy? Nếu các nhà báo là những con người luôn biết lựa chọn các sự thật, không vụ lợi cá nhân, vì cộng đồng, vì hình ảnh và phẩm cách dân tộc mình, vì đổi mới, phát triển, thì xã hội đâu phải cần đến những kinh nghiệm và kỹ năng ấy?
Phải nói rằng, trong đội ngũ báo chí hiện nay, còn có nhiều nhà báo chưa có phẩm cách cao hơn công dân, chưa có một trái tim nồng ấm, và còn thiếu nhiều hiểu biết và kỹ năng để dẫn đường cho tư duy và lựa chọn của mình, xứng đáng với nghề nghiệp cao quý của mình.
Trên báo chí hiện nay, không có thật nhiều những thông tin mang đến thêm cho con người xúc cảm, sự tinh tế trong sâu kín tâm hồn, làm cho con người thêm yêu thương và chia sẻ để càng thêm muốn nâng niu cuộc sống này. Càng bị mạng xã hội lấn lướt, càng bị các phương tiện truyền thông khác cạnh tranh, thì sự thiếu hụt này trên báo chí càng thể hiện rõ ràng hơn. Và đó chính là sự thiếu hụt bản lĩnh của người làm báo, là từ bỏ thế mạnh của báo chí trong cuộc chiến trụ hạng trước mạng xã hội.
Nếu còn mong muốn báo chí phát triển, có ích với cộng đồng, được cộng đồng tin tưởng và chờ đợi, thì việc đầu tiên cần phải trau dồi chính là bản lĩnh trong cách thức lựa chọn thông tin, lựa chọn sự thật mà báo chí sẽ mang đến cho bạn đọc của mình.
- Cùng chuyên mục
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu
Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện - 11/06/2025 06:45
Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Sự kiện - 11/06/2025 06:44
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'
Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sự kiện - 09/06/2025 14:36
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển
Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.
Sự kiện - 09/06/2025 07:06
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.
Sự kiện - 08/06/2025 10:53
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago