Lợi nhuận ngành dệt may còn giảm sâu nhưng thời điểm khó khăn nhất đã qua

Nhàđầutư
Kim ngạch xuất khẩu dệt may có sự cải thiện trong các tháng gần đây. Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường tiềm năng do nền kinh tế Mỹ có tín hiệu thoát suy thoái và quan hệ Việt – Mỹ được nâng tầm.
MỸ HÀ
10, Tháng 11, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Kim ngạch xuất khẩu dệt may có sự cải thiện trong các tháng gần đây. Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường tiềm năng do nền kinh tế Mỹ có tín hiệu thoát suy thoái và quan hệ Việt – Mỹ được nâng tầm.

nganh-det-may-bangladesh-va-viet-nam-bien-dong-tao-ra-co-hoi-moi_1

Ngành dệt may dự báo còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hiệp hội dệt may TP. HCM

Khó khăn nhất đã qua, kỳ vọng lớn vào thị trường Mỹ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 25,1 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm đến từ hầu hết các thị trường chính như Mỹ giảm 20,6%, EU giảm 13,7%, Hàn Quốc giảm 3,6%...

Tuy nhiên, điểm sáng là khối thị trường các nước có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand ghi nhận sự tăng trưởng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã mở thêm thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT), bối cảnh thị trường dệt may và kinh tế thế giới vẫn đặt ra những thách thức cho xuất khẩu dệt may Việt Nam. Song, kim ngạch xuất khẩu đã có sự cải thiện theo tháng, đặc biệt là tháng 8 đạt 4,06 tỷ USD – cao hơn mức bình quân theo tháng của năm 2022 (3,72 tỷ USD).

Điều này cho thấy đơn hàng bắt đầu dần quay trở lại khi các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc phát tín hiệu kinh tế phục hồi.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm và tỷ giá VND/USD bắt đầu có lợi cho xuất khẩu từ tháng 7. Lãnh đạo Vinatex cho hay trong 9 tháng, Việt Nam đồng mất giá 2,71% so với đồng USD. Đồng tiền các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh khác cũng đều mất giá so với USD như Rupee Pakistan mất giá 21%, Ai Cập mất giá 20%, Bangladesh mất giá 7,65%, Trung Quốc mất giá 5,44%. 

Mặt khác, Mỹ - thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40 – 45% thị phần có thêm động lực tăng trưởng khi Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sau khi ký Tuyên bố chung vào ngày 10/9. Nền kinh tế Mỹ cũng đang có tín hiệu thoát khỏi suy thoái trong khi nền kinh tế EU vẫn bất định. Điều này tạo động lực cho doanh nghiệp dệt may Việt đẩy mạnh thị trường Mỹ.

Vinatex cho rằng thị trường chưa có động lực sáng lên rõ rệt từ nay đến cuối năm 2023 cũng như quý đầu năm 2024 nhưng thời điểm khó khăn nhất đã đi qua, thị trường hướng tới sự phục hồi chậm nhưng chắc chắn.

Lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ

Trong bối cảnh đó, hầu hết doanh nghiệp trong ngành đều báo cáo kết quả kinh doanh quý III giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Song, nhiều doanh nghiệp đã có sự cải thiện lợi nhuận so với quý II.

det-mayiii

Đơn vị: tỷ đồng

“Anh cả” ngành, Vinatex (UPCoM: VGT) thông tin trong quý III doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với việc thiếu hụt đơn hàng cả về số lượng và đơn giá do cầu thấp. Theo đó, doanh thu quý III đạt 4.088 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng, giảm 55% so với quý III/2022. Tuy nhiên, nếu có với quý II, doanh thu tăng 5% và lãi sau thuế gấp 3,6 lần. Biên lãi gộp đạt mức cao nhất trong 4 quý lên 10,7%.

Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) báo cáo doanh thu quý III giảm 25% so với cùng kỳ năm trước xuống 919 tỷ đồng và lợi nhuận giảm 51% xuống 54 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là mức doanh thu cao nhất từ đầu năm tới nay và lợi nhuận gấp nhiều lần con số 2,2 tỷ quý II.

Tính đến tháng giữa tháng 10, TCM cho biết mới nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý cuối năm. Thông thường, quý IV là mùa chuẩn bị cho lễ hội và tết nhưng năm nay nhu cầu mua sắm, đơn hàng vẫn chậm so với những năm trước đây.

“Ông lớn” dệt may tỉnh Thái Nguyên – Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) ghi nhận doanh thu kỷ lục 2.104 tỷ đồng trong quý III; lãi sau thuế 69 tỷ đồng, mức cao nhất tính từ quý IV/2022.

Tuy nhiên, so với đỉnh thành lập cùng kỳ năm trước, lợi nhuận quý này giảm 35%, do biên lãi gộp giảm và chi phí tài chính tăng cao. Công ty lý giải, doanh thu quý III ghi nhận là đơn hàng xác nhận và sản xuất từ tháng 6. Do ảnh hưởng của tình hình thế giới một số khách hàng lớn giảm đơn giá so với cùng kỳ năm trước nhưng chi phí trả cho người lao động vẫn đảm bảo, chi phí sản xuất kinh doanh không giảm.

Do ảnh hưởng việc khách hàng lớn Amazon cắt đơn hàng, Gilimex ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp lỗ với 19 tỷ đồng. Đơn vị liên đới, Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) cũng lỗ 11 tỷ đồng. Doanh nghiệp này thậm chí gần như không có doanh thu quý III, nhân sự giảm từ gần 2.000 người về 37 người tính đến cuối tháng 9.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Garmex chia sẻ vào cuối tháng 9 rằng doanh nghiệp chưa có ý định tuyển lại lao động cho ngành truyền thống và phải đợi 3 quý nữa khi thị trường thực sự khởi sắc. Công ty có hàng tồn kho liên quan đến gia công hàng hóa cho Gilimex trị giá 100 tỷ đồng. Garmex đang thúc đẩy Gilimex giải phóng hàng tồn cho công ty vào quý IV năm nay.

Điểm sáng hiếm hoi trong ngành là Tổng công ty may 10 (UPCoM: M10), lợi nhuận sau thuế quý III đạt 31,6 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức cao nhất tính từ đầu năm. Doanh thu quý vừa qua giảm 17,5% so với cùng kỳ nhưng công ty đã tiết giảm giá vốn, chi phí quản lý và chi phí bán hàng giúp lợi nhuận tăng trưởng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ