Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ sắp được triển khai tại Đồng Nai

Nhàđầutư
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong năm 2021, nguồn vốn để tỉnh đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng là 44.800 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án có vốn đầu tư lớn như sân bay Long Thành, các công trình tại TP. Biên Hòa. Đặc biệt, tỉnh sẽ triển khai loạt dự án giao thông để kết nối sân bay Long Thành.
LÝ TUẤN
26, Tháng 01, 2021 | 14:55

Nhàđầutư
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong năm 2021, nguồn vốn để tỉnh đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng là 44.800 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án có vốn đầu tư lớn như sân bay Long Thành, các công trình tại TP. Biên Hòa. Đặc biệt, tỉnh sẽ triển khai loạt dự án giao thông để kết nối sân bay Long Thành.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trong năm 2021, nguồn vốn để tỉnh đầu tư các công trình, dự án quan trọng là 44.800 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án quan trọng có vốn đầu tư lớn là Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), đường ven sông Đồng Nai, hương lộ 2, nâng cấp đường ĐT 763, cải tạo đường ĐT 768, chống ngập suối Cải, hệ thống thoát nước khu vực suối Nước Trong.

Trong đó, công trình có vốn đầu tư lớn nhất là sân bay Long Thành - giai đoạn 1 (huyện Long Thành) với chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho sân bay là 22.800 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025. Khi đưa vào khai thác sân bay Long Thành sẽ có công suất 25 triệu lượt hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tiếp đó là 3 dự án tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư như: Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Biên Hòa khoảng 6.610 tỷ đồng. Công trình này được đầu tư bằng nguồn vốn ODA vay từ Chính phủ Nhật Bản và thực hiện theo tiến độ hiệp định.

Dự án đường ven sông Cái đoạn từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản (TP. Biên Hòa) với tổng vốn đầu tư khoảng 3.960 tỷ đồng. Nguồn vốn trên dành cho chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 3.247 tỷ đồng, xây dựng 527 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác. Dự án trên thực hiện trong 5 năm từ 2020 - 2024.

cau thong nhat

Phối cảnh cầu Thống Nhất bắc qua Sông Cái trên đường trục trung tâm

Tiếp đó, trong giai đoạn từ 2020 - 2024, Đồng Nai sẽ xây dựng đường trục trung tâm TP. Biên Hòa đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn có tổng vốn đầu tư 3.130 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng trên 1.500 tỷ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng gần 1.150 tỷ đồng, 478 tỷ đồng để dự phòng và các chi phí khác.

Riêng dự án đường ven sông Đồng Nai (TP. Biên Hòa) đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu có tổng vốn đầu tư 1.290 tỷ đồng. Năm 2021, tỉnh sẽ bố trí khoảng 494 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng. Dự án do UBND TP. Biên Hòa làm chủ đầu tư.

Loạt hạ tầng kết nối sân bay Long Thành

Theo quy hoạch, hệ thống giao thông chính kết nối với sân bay Long Thành gồm có 3 tuyến đường cao tốc gồm: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu và 2 tuyến đường sắt gồm đường sắt Bắc - Nam, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành.

Đối với các tuyến đường cao tốc, hiện nay đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đang triển khai xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023. Riêng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến sẽ khởi công thực hiện vào cuối năm 2021.

Để thực hiện kết nối các tuyến đường cao tốc với sân bay Long Thành, trong dự án Đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 có 2 tuyến giao thông được quy hoạch xây dựng gồm tuyến số 1 và 2. Đây là các hạng mục thuộc dự án thành phần 3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Ngoài vai trò kết nối sân bay với các tuyến đường cao tốc, 2 tuyến đường này còn đóng vai trò phục vụ quá trình thi công xây dựng sân bay.

Đồng Nai được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thu hồi đất để xây dựng 2 tuyến đường kết nối giao thông của sân bay Long Thành. Ngay từ khi dự án chưa được phê duyệt, địa phương đã có sự chuẩn bị kỹ càng để thực hiện nhiệm vụ. Các công tác cắm mốc quy hoạch, nhân sự thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng đã được hoàn tất.

Thông tin với báo chí, ông Lê Văn Tiếp, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, đối với công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng 2 tuyến đường giao thông kết nối, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho huyện Long Thành thực hiện.

“Hiện nay các cơ quan chức năng của huyện đang tiến hành thống kê số lượng hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực triển khai xây dựng 2 tuyến đường. Sau Tết Nguyên đán 2021, huyện Long Thành sẽ triển khai thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm đất đai”, ông Lê Văn Tiếp cho biết.

Liên quan đến 2 tuyến đường sắt kết nối, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết đã kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai thực hiện xây dựng tuyến đường sắt nhẹ nối sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành.

“Đây là dự án có thể triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP). Khi có tuyến đường sắt này, sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 đi vào vận hành”- Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.

images2087181-kg-1716-1112

Các tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành. Ảnh: UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp.

Ngoài ra, Sở GTVT Đồng Nai cũng vừa lập cáo báo đề xuất UBND tỉnh đầu tư 5 tuyến đường kết nối các huyện Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Trảng Bom... với sân bay Long Thành. Theo đó, 5 tuyến đường có tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng, nguồn vốn thực hiện dự kiến sẽ lấy từ ngân sách Trung ương, địa phương và khai thác quỹ đất hai bên đường.

Sở GTVT Đồng Nai cho biết, tỉnh sẽ lấy sân bay Long Thành làm trung tâm để xây dựng các tuyến đường nối địa phương với sân bay, hình thành các trục giao thông giúp phát triển kinh tế.

Cụ thể, tuyến đường 770B dài 53 km từ huyện Định Quán đi huyện Long Thành, có chi phí đầu tư lớn nhất 2.600 tỷ đồng. Điểm đầu dự án từ xã Phú Túc, huyện Định Quán và điểm cuối giao quốc lộ 51 qua xã Long Phước, huyện Long Thành, quy mô bốn làn xe.

Ngoài thông thương với sân bay, dự án còn giúp vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (hơn 3.500 ha), khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (hơn 3.600 ha) đến cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

Tiếp đó, tuyến đường tỉnh lộ 773 từ quốc lộ 1 đến tỉnh lộ 769, dài hơn 51 km, được đề xuất đầu tư với kinh phí 1.700 tỷ đồng, nối các huyện phía bắc của tỉnh như Xuân Lộc, Cẩm Mỹ... với sân bay Long Thành. Trong đó, đoạn từ quốc lộ 1 đến quốc lộ 56 dài 27 km thiết kế bốn làn xe; 24 km từ quốc lộ 56 đến tỉnh lộ 769 được mở từ hai lên bốn làn. Đây là tuyến đường chạy song song quốc lộ 1 liên kết sân bay Long Thành với khu công nghiệp sắp được mở mới ở huyện Cẩm Mỹ.

Tuyến Vành đai 4 từ quốc lộ 1 tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom đến tỉnh lộ 769 qua xã Bình An, huyện Long Thành, dài 11 km sẽ được mở lên bốn làn xe, kinh phí hơn 500 tỷ đồng. Đây là tuyến đường tăng kết nối cửa ngõ phía tây sân bay Long Thành, giảm lưu lượng cho quốc lộ 51.

Đường 769E dài 2 km, kinh phí đầu tư 72 tỷ đồng, mở lên bốn làn xe. Điểm đầu dự án là ranh giới sân bay đến Vành đai 4, nhằm giải tỏa cửa phía bắc sân bay Long Thành, hạn chế xe đi đường vòng ra quốc lộ 51.

Tuyến đường 772 từ huyện Trảng Bom đi TP. Long Khánh và huyện Xuân Lộc, dài 47 km, được lên kế hoạch xây dựng. Đây là tuyến đường liên kết các cung đường trên đến sân bay Long Thành. Công trình dự kiến làm bốn làn đường, tổng kinh phí 1.920 tỷ đồng, trong đó 30 km đầu tư xây mới, 17 km mở rộng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ