Lãnh đạo cấp cao thống nhất TP.HCM cần có cơ chế đặc thù để nâng tầm

Nhàđầutư
"Ai cũng nói chiếc áo về cơ chế cho một siêu đô thị như TP.HCM đã quá chật hẹp, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, các cơ quan nhà nước đã thấy vấn đề này. Chính vì thế Tổng Bí thư đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng xử lý", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.
LIÊN THƯỢNG
13, Tháng 10, 2022 | 17:02

Nhàđầutư
"Ai cũng nói chiếc áo về cơ chế cho một siêu đô thị như TP.HCM đã quá chật hẹp, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, các cơ quan nhà nước đã thấy vấn đề này. Chính vì thế Tổng Bí thư đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng xử lý", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

41D9DF72-908B-48E7-A8C2-04FA1F203472

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với TP.HCM. Ảnh: TTBC TP.HCM

Chiều 13/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và kết quả thực hiện Nghị quyết số 16 năm 2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Tại cuộc họp, Chủ tịch nước cho biết vừa qua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vào thăm và làm việc với TP.HCM và đã giao cho Chính phủ và các cơ quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của TP.HCM.

"Ai cũng nói chiếc áo về cơ chế cho một siêu đô thị như TP.HCM đã quá chật hẹp, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, các cơ quan nhà nước đã thấy vấn đề này. Chính vì thế Tổng Bí thư đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng nghiên cứu một số kiến nghị của thành phố trong buổi làm việc lần trước", Chủ tịch nước nhấn mạnh và cho biết thêm, trước chuyến công tác này, ông đã hội ý cùng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí Thư Võ Văn Thưởng để thống nhất tinh thần là phải cho TP.HCM một cơ chế thuận lợi hơn để nâng tầm hơn.

"Trong đó thành phố được thí điểm, đi trước một số lĩnh vực, có chính sách cụ thể, thông qua việc thay đổi Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội", Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Chú tịch nước đánh giá cao thành quả bước đầu của TP.HCM sau đại dịch nhưng lưu ý thành phố phải nhìn thấy những khó khăn rất lớn hiện nay của thành phố. Trong đó, sau đại dịch, doanh nghiệp và người dân khó khăn hơn, nhất là trong thời kì lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống; hay khó khăn về tín dụng đen, quy hoạch những dự án cũ để lại…

Chủ tịch nước cũng đề nghị các cơ quan thảo luận trực tiếp về những khó khăn của TP.HCM để cùng tháo gỡ, trong đó mạnh dạn góp ý một số giải pháp cho thành phố về thể chế, cơ chế, chính sách thí điểm.

Đề nghị tháo gỡ vướng mắc về đất đai liên quan các vụ đại án

Phát biểu tại buổi họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, qua năm năm thực hiện Nghị quyết 54, thành phố đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

"Ngoại trừ các năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19, kinh tế TP liên tục tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011 – 2015.Sau khi kinh tế TP tăng trưởng chậm lại ở mức 1,39% trong năm 2020 và giảm -6,78% trong năm 2021 do tác động của dịch COVID-19, những tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận sự phục hồi với tăng trưởng quý I đạt 1,87%, quý II đạt 5,73%, quý III đạt 30,62%; bình quân 9 tháng đạt 9,71%.” – Ông Phan Văn Mãi thông tin.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng kiến nghị Trung ương có chủ trương chỉ đạo giải quyết dứt điểm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến các dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, các bản án để thành phố có thêm nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội.

Đồng thời, trung ương cũng cần có ý kiến về cơ chế liên kết vùng để phát huy vai trò của TP.HCM với tư cách là một cực tăng trưởng của vùng động lực cũng như phát huy sức mạnh toàn vùng Đông Nam Bộ, kinh tế trọng điểm phía Nam.

"TP.HCM dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn mới ngoài khó khăn chung của cả nước. Thành phố đề nghị trung ương quan tâm giúp thành phố nhận diện, phân tích, tìm giải pháp tháo gỡ vượt qua khó khăn, đảm bảo vai trò đầu tàu, cực tăng trưởng trong năm 2023 và thời gian tới" – ông Phan Văn Mãi đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ