Lạm phát 2 tháng đầu năm tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Nhàđầutư
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm của Việt nam tăng 1,24% so với cuối năm 2017. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trở lại đây và cũng cao hơn hẳn các nước trong khu vực.
ĐÌNH VŨ
04, Tháng 03, 2018 | 10:27

Nhàđầutư
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm của Việt nam tăng 1,24% so với cuối năm 2017. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trở lại đây và cũng cao hơn hẳn các nước trong khu vực.

lam-phat-1

 Lạm phát 2 tháng đầu năm 2018 tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Cụ thể, lạm phát tháng 2 của Trung Quốc, nước cũng có Tết Nguyên đán tăng 0,6% so với tháng 1, thấp hơn của Việt nam tăng 0,73%. 

Phân tích các yếu tố làm lạm phát tăng cao, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, đầu tiên là yếu tố mùa vụ. Thời điểm trước Tết luôn chứng kiến giá thực phẩm tăng. Năm nay không còn khủng hoảng chăn nuôi lợn nên giá thịt tăng khá cao. Trong 2 tháng, giá thịt lợn tăng 2,64%, giá gia cầm tươi sống tăng 2,46%, thủy sản tươi sống tăng 3,62%. Các mặt hàng khác cũng tăng giá như quả tươi tăng 5,24%, bánh kẹo, bơ, cà phê, chè búp khô có mức tăng từ 0,2% đến 4%. Riêng giá rau tươi giảm 1,72% do thời tiết thuận lợi làm tăng nguồn cung ra thị trường.

Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu thu mua gạo để xuất khẩu tiếp tục đẩy giá gạo tăng, kéo theo CPI lương thực. Giá lúa khô tại ĐBSCL vào tuần 8/02/2018 là 6,2 – 6,3 nghìn đồng/kg, tăng 400đ/kg (~7%) so với thời điểm cuối năm 2017. Giá gạo xuất khẩu trung bình 2 tháng tăng 4,9% so với tháng 12/2017.

Nguyên nhân thứ 3 là ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới, cụ thể là giá dầu. Giá dầu thế giới tăng liên tục từ giữa tháng 12/2017 đến hết tháng 01/2018 nên đã ảnh hưởng đến giá trong nước giai đoạn trước tết. Cụ thể, giá xăng trong nước đã tăng 2 đợt vào 4/01 và 19/01/2018 với mức tăng 1,1 nghìn đồng/lít (đối với xăng Ron 95-III). CPI giao thông 2 tháng đầu năm tăng 1,96%, là nhóm mặt hàng có mức tăng cao thứ 2 sau CPI thực phẩm.

Nguyên nhân thứ 4 là giá tăng theo các quyết định hành chính, bao gồm quyết định tăng giá điện và tăng giá dịch vụ y tế. Giá điện sinh hoạt tháng 1 tăng 2,64% so với tháng trước đó do giá điện bình quân được điều chỉnh tăng 6,08% từ ngày 1/12/2017 theo quyết định của Bộ Công Thương. CPI dịch vụ y tế tăng 2,34% trong tháng 1 do có 9 tỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư 02/2017/BYT.

2 tháng đầu năm lạm phát tăng mạnh nhất trong 4 năm, tuy nhiên, theo SSI nhận định thì nhiều khả năng lạm phát những tháng tới sẽ thấp và có thể âm. Những yếu tố ảnh hưởng tới CPI các tháng tới  là giá dầu thế giới giảm, giá xăng trong nước giảm 400 đồng/lít; cùng với đó các yếu tố mùa vụ, giá thực phẩm sẽ bình ổn trở lại; 54/63 tỉnh, thành phố đã điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, với 9 tỉnh còn lại, mức ảnh hưởng của việc tăng giá theo theo Thông tư 02 sẽ không còn nhiều.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ