Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp ‘đi chơi lời hơn đi buôn’

Nhàđầutư
Trước vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và đối diện với lãi suất tăng cao, ông Phan Phước Lộc, Giám đốc Công ty CP Đại Phước Long (ở Đà Nẵng) cho rằng, hiện doanh nghiệp đi chơi lời hơn đi buôn.
THÀNH VÂN
05, Tháng 11, 2022 | 13:01

Nhàđầutư
Trước vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và đối diện với lãi suất tăng cao, ông Phan Phước Lộc, Giám đốc Công ty CP Đại Phước Long (ở Đà Nẵng) cho rằng, hiện doanh nghiệp đi chơi lời hơn đi buôn.

Sáng 5/11, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình trao đổi ý kiến về vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và đối diện với lãi suất tăng cao.

Bà Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lê My Trần cho biết, là doanh nghiệp thì không thể tránh khỏi việc vay tiền ngân hàng. Hiện doanh nghiệp đang vay ngân hàng với lãi suất 8,8% cho thời hạn 6 tháng. Tuy nhiên, mới ngày hôm qua, ngân hàng có thông báo, khách hàng chỉ trả vào và không giải ngân ra, khi nào giải ngân ra thì ngân hàng sẽ thông báo sau. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.  

"Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư dự án xây dựng, tôi rất hoang mang khi không biết ngày mai sẽ như thế nào. Bởi hiện nay, chủ đầu tư không có nguồn vốn quay vòng, họ không có tiền để trả nhà thầu, đồng nghĩa với việc nhà thầu không có tiền trả cho đơn vị cung cấp", bà Hằng lo lắng. 

IMG_7785

Bà Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lê My Trần trao đổi tại chương trình. Ảnh: Thành Vân.

Tương tự, ông Phan Phước Lộc, Giám đốc Công ty CP Đại Phước Long cho biết, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi chịu ảnh hưởng bởi 2 năm COVID-19, giờ tiếp theo là lãi suất tăng cao. Doanh nghiệp hiện như một chiếc "bánh kẹp", đang kẹp giữa rất nhiều khó khăn.

"Hiện nay, tôi đang vay ở ngân hàng Sacombank, tuy nhiên mới hôm qua nhận được thông báo, lãi suất sẽ tăng lên 12,8%. Ngân hàng giải thích cũng rất đúng vì, khi huy động đầu vào tăng cao thì cho vay ra tăng lên. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao như vậy khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn", ông Lộc nói.

Cũng theo ông Lộc, hiện nay chúng ta đang kìm chế lạm phát, về tính chất vĩ mô thì đồng ý, tuy nhiên phải với điều kiện hài hòa giữa doanh nghiệp và xã hội. Nếu chúng ta kìm chế lạm phát quá, vô tình đưa doanh nghiệp vào con đường chịu lãi suất cao, dẫn đến doanh nghiệp sẽ chết hàng loạt. Khi doanh nghiệp chết hàng loạt sẽ kéo theo người lao động mất việc, xã hội khủng hoảng. 

IMG_7794

Ông Phan Phước Lộc, Giám đốc Công ty CP Đại Phước Long (Đà Nẵng) cho rằng, hiện doanh nghiệp đi chơi lời hơn đi buôn. Ảnh: Thành Vân.

"Thực tế 3 tháng vừa rồi tôi không có mặt ở công ty, tôi đi chơi nhưng vô tình hòa vốn hoặc không lỗ. Khi tôi bán sản phẩm ra thì lợi nhuận của tôi chỉ có 5%, mà nợ nần ở ngoài xã hội rất nhiều nhưng không thu hồi được. Nhưng phải đi trả nợ ngân hàng đều đặn, thiếu 1 đồng cũng không được", ông Lộc nêu và cho rằng, hiện doanh nghiệp đi chơi lời hơn đi buôn.  

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội vừa và nhỏ TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và đối diện với lãi suất tăng cao. Đây là lo ngại đối với doanh nghiệp vay vốn nhất là ở giai đoạn nước rút sản xuất kinh doanh cuối năm 2022.

"Có thể nói, sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang tiếp tục đối mặt với cơn "bão lớn". Cộng đồng doanh nghiệp hiện nay rất lo lắng và mong muốn cơ quan quản lý nhà nước sớm có giải pháp để doanh nghiệp được yên tâm sản xuất, kinh doanh", ông Bình nói. 

IMG_7787

Ông Võ Minh, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Đà Nẵng trao đổi tại chương trình. Ảnh: Thành Vân.

Ông Võ Minh, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Đà Nẵng cho rằng, trong quá trình điều hành phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ nói chung và Ngân hàng nhà nước nói riêng luôn luôn hướng đến doanh nghiệp, bởi vì, doanh nghiệp mạnh thì đất nước mới mạnh.

"Lãi suất ở Việt Nam đã tăng cao hơn so với trước đây, nhưng so về mặt tương đối thì chúng ta vẫn ở trong mức độ cho phép được. Trong quá trình điều hành, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước luôn quan tâm đến doanh nghiệp, hỗ trợ đến mức tối đa và Chính phủ đã chỉ đạo lãi suất đầu vào có thể tăng lên nhưng đầu ra phải kìm chế. Hiện các ngân hàng thương mại cũng đã có những chính sách cụ thể tránh việc tăng lãi suất quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp", ông Minh nói.

Theo ông Minh, các doanh nghiệp hiện nay cần phải linh động, sáng tạo và tính toán lại nhu cầu vốn của mình. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, doanh nghiệp cần điều tiết nhu cầu vốn ở mức độ hợp lý. Và trao đổi thẳng thắn với các ngân hàng thương mại để tìm tiếng nói chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ