Kinh tế tư nhân Việt Nam trước cơ hội mới

Nhàđầutư
“Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững...”.
GS. TSKH NGUYỄN MẠI
22, Tháng 06, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
“Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững...”.

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đã đề ra hệ thống quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân nhằm mục tiêu đến năm 2030 nước ta có khoảng 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 60 - 65% GDP. Nghị quyết tạo ra cơ hội mới đối với phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, vốn đã được khẳng định sức sống và tiềm năng to lớn từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường.

KT

Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế

Hai tiêu chí về doanh nghiệp

Đã có thời kỳ dư luận xã hội kỳ thị kinh tế tư nhân, chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Hiện nay thì ngược lại, không ít người gắn kinh tế quốc doanh với kinh doanh kém hiệu quả, đề cao kinh tế tư nhân như là cứu cánh của sự phát triển. Dù thiên kiến bên nào thì cũng dẫn đến quan điểm và từ đó chủ trương chính sách không thích hợp cản trở hoạt động của các khu vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Doanh nghiệp nhà nước có Vinashin, Vinalines là điển hình của tình trạng lãnh phí, tham nhũng, kém hiệu quả; nhưng cũng có Viettel, Vinamilk đã tăng trưởng nhanh chóng, là hai thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Doanh nghiệp tư nhân có Vingroup, Sungroup... hai tập đoàn kinh tế hoạt động thành công trong nhiều ngành và lĩnh vực, được người tiêu dùng tín nhiệm. Nhưng cũng có tình trạng một số doanh nghiệp tư nhân sở hữu chéo, quan hệ cánh hẩu, lợi ích nhóm thao túng cả việc hình thành chính sách cho đến thực hiện dự án đầu tư công.

Vì thế, để doanh nghiệp được phát triển thì phải dựa trên hai tiêu chí:

(1) Hiệu quả kinh tế - xã hội, trừ một số không nhiều doanh nghiệp cộng ích, doanh nghiệp xã hội kinh doanh không vụ lợi, thì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp, vì động cơ sinh lợi đã kích thích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy vốn mở rộng quy mô và thị trường. Đất nước cần nhiều doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.

(2) Cơ chế thị trường, doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường sinh thái thuận lợi, tự do cạnh tranh với hành lang pháp lý ổn định, công khai, minh bạch và sự quản lý nhà nước theo hướng tạo thuận lợi cho kinh doanh của doanh nghiệp; can thiệp khi cần thiết để tránh tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh làm méo mó quan hệ thị trường. Hai tiêu chí đó là cơ sở để hình thành hệ thống đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mà không gắn với hình thức sở hữu của từng loại doanh nghiệp.

Hai tiêu chí đó là cơ sở để hình thành hệ thống đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mà không gắn

Tín hiệu tích cực từ kinh tế tư nhân

Sự phát triển kinh tế tư nhân trong 5 tháng đầu năm 2017 khá tích cực. Đã có 50.534 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 485.634 tỷ đồng, tăng 13% số doanh nghiệp và tăng 39% vốn đăng ký; vốn bình quân đạt 9,6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng qua là 1.196.383 tỷ đồng, kể cả vốn đăng ký tăng thêm của 14.736 doanh nghiệp bổ sung vốn là 710.749 tỷ đồng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoạt động lại là 13458, tăng 3,5%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh là 12.884, tăng 19,4%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 19.264, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Số lao động của các doanh nghiệp thành lập mới là 521.719 lao động, giảm 1,9%.

Những số liệu đó thể hiện niềm tin của dân chúng vào tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh đã tăng lên, yên tâm bỏ vốn đầu tư lập doanh nghiệp; từ vài chục nghìn doanh nghiệp vào những năm đầu thế kỷ này, năm 2016 số doanh nghiệp mới được thành lập vượt qua con số 100 nghìn và mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là khả thi.

Vấn đề quan trọng vẫn là chất lượng và cơ cấu của doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường việc mỗi năm có 30-40 nghìn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động là trạng thái bình thường, giống như cơ thể con người hàng ngày có nhiều tế bào chết. Tuy vậy, trong số doanh nghiệp ngừng hoạt động có không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách khuyến khích của nhà nước để kinh doanh theo kiểu “chụp giật”, phá rối thị trường; nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thành lập, thiếu đối ngũ nhân viên lành nghề, chưa quan tâm đến đầu tư vào công nghệ, tiếp thị, quản trị doanh nghiệp nên chỉ một thời gian ngắn không trụ vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp tư nhân là nhập khẩu, có loại được sản xuất từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

Khảo sát do UNDP và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện tại 100 đơn vị ở Hà Nội và TP.HCM cho thấy, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị và công nghệ rất thấp, chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm; chủ yếu do lợi nhuận còn ít nên hạn chế về năng lực tích tụ vốn dành để đổi mới công nghệ, khó tiếp cận vốn từ các quỹ hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ; tỷ lệ DNVVN tham gia chương trình hỗ trợ của Chính phủ dưới 10%.

Trước thực trạng đó, để cùng với việc tăng nhanh số lượng doanh nghiệp tư nhân cần tổ chức các lớp tập huấn cho chủ doanh nghiệp trước và sau khi thành lập về kiến thức về quản trị doanh nghiệp, công nghệ, thị trường, liên kết dọc, ngang theo chuỗi giá trị sản phẩm, hệ thống luật pháp có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp thông tin cập nhật cho chủ doanh nghiệp thông qua mạng internet, hình thành các tổ chức tư vấn, hỗ trợ và pháp luật, thị trường, dịch vụ khai và nộp thuế, vay tín dụng với khoản chi phí hợp lý để chủ doanh nghiệp có thể hành nghề một cách thuận lợi. Cũng cần phát huy vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp tạo ra quan hệ hợp tác từng ngành hoặc sản phẩm theo chuỗi giá trị, để các doanh nghiệp mới vào nghề có chỗ dựa vững chắc trên thị trường.

Bốn trở lực lớn

Hiện nay 92% doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ, 5% là doanh nghiệp vừa nên chỉ đóng góp trên 30% thu ngân sách nhà nước và 40% GDP. Kinh tế tư nhân còn bao gồm nhiều triệu hộ kinh doanh cá thể, những người hành nghề tự do trong xây dựng, dịch vụ sữa chữa nhà cửa, đồ dùng trong nhà, vận chuyển hàng hóa đã tạo ra tạo ra 86% việc làm.

Để tận dụng được cơ hội mới thì cần khắc phục bốn trở lực lớn mà kinh tế tư nhân đang phải đối đầu trong kinh doanh:

Thứ nhất là hệ thống luật pháp thiếu nhất quán và đồng bộ, công khai, minh bạch. Điển hình là sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì cuộc đấu tranh giữa các bộ, ngành về việc bỏ giấy phép con trở nên khá gay gắt, vẫn tiếp diễn tình trạng “lách luật” để duy trì quyền lực cấp phép trong một số ngành nghề. Hệ thống thuế vẫn chưa thay đổi theo hướng “khoan sức dân” để doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ có thể tích lũy vốn trong một thời gian nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai là tiếp cận tín dụng không dễ dàng đối với đại bộ phận kinh tế tư nhân. Chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn của ngân hàng thương mại; 70% số doanh nghiệp phải huy động vốn qua các kênh khác, bao gồm cả tín dụng lãi suất cao. Trong quá trình xây dựng Luật Hỗ trợ DNVVN đã diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt về vai trò tín dụng đối với DNVVN, nhưng vẫn không tìm được giải pháp để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận dễ dàng vốn vay ngân hàng.

Thứ ba, chi phí kinh doanh cao so với một số nước trong khu vực. Tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động và chi phí bảo hiểm cao đã làm cho chi phí nhân công trong một đơn vị sản phẩm tăng. Chi phí vận chuyển 1 container từ Hải Phòng về Hà Nội bằng 3 lần từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam. Lãi suất tiền vay ngân hàng trung bình 8-10%, trong khi Trung Quốc là 4,3%, Malaysia là 4,6%, Hàn Quốc là 2-3%.

Thứ tư là thủ tục hành chính về tiếp cận đất đai, thị trường, cơ hội đầu tư còn khá phiền hà, thanh tra kiểm tra quá nhiều, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Mặc dù Chính phủ đã tỏ rõ quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng giảm thiểu thủ tục hành chính, quy định mỗi năm kiểm tra không quá 1 lần đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng do ý thức của người thi hành công vụ, tập quán của phần lớn công chức nhà nước nên sự chuyển biến khá chậm chạp, tiếng kêu của doanh nghiệp đã trực tiếp đến Thủ tướng và lãnh đạo các bộ trong cuộc gặp gần đây.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: “Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng nhưng quy mô quá nhỏ, không lớn lên được, thậm chí không chịu lớn” (!), nếu bốn trở lực trên đây không được dỡ bỏ.

Cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế tư nhân đã xuất hiện, tín hiệu mới từ số lượng doanh nghiệp ra đời trong 5 tháng đầu năm 2017 rất tích cực, Chính phủ đã và đang làm nhiều việc để tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, do đó để nước ta có được đội ngũ doanh nghiệp nhiều về số lượng, vững mạnh về cơ cấu và chất lượng, không những làm chủ thị trường trong nước, mà có vị thế trong khu vực và từng bước trên thị trường thế giới thì cần tạo ra sự chuyển biến về chất từ sự chuẩn bị kiến thức, năng lực tư duy cho chủ doanh nghiệp trước và sau khi thành lập, coi trong liên kết theo chuỗi sản phẩm thông qua hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp; cải cách đồng bộ và nhanh chóng để bộ máy và công chức nhà nước hoạt động có hiệu năng cao hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ