Khung pháp lý cho hoạt động lấn biển

THS NGUYỄN VĂN ĐỈNH
17:51 03/04/2024

Quy định về hoạt động lấn biển trong Luật Đất đai sửa đổi đã có hiệu lực sớm từ ngày 01/4 nhưng hành lang pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện do chưa có quy định chi tiết từ Chính phủ.

Empty

Cần hoàn thiện khung pháp lý cho các dự án lấn biển. Ảnh; Sở QH&KT TP.HCM

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của mọi nền kinh tế. Bài toán phát triển quỹ đất có ý nghĩa quan trọng với mọi quốc gia bởi diện tích tự nhiên hầu như không tăng thêm, "đất đai không nở" ra và do đó, việc khai thác, phát triển, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất có vài trò vô cùng quan trọng. Luật Đất đai năm 2024 đã có một Chương riêng (Chương VIII, gồm 4 điều) quy định về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất. Nhà nước thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất để trực tiếp tạo lập quỹ đất sạch cho các dự án (gồm cả dự đầu tư công và dự án đầu tư kinh doanh).

Ngoài ra, còn một phương thức khác lần đầu quy định trong Luật Đất đai: Thực hiện dự án lấn biển để tạo lập quỹ đất.

Mở rộng quỹ đất về phía biển

Có thể thấy rằng lấn biển là hoạt động quan trọng để phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới để bảo vệ bờ biển, ứng phó biến đổi khí hậu và mở rộng diện tích tự nhiên phục vụ nhu cầu sinh sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng và lợi thế lớn để mở rộng không gian phát triển ra biển, phục vụ phát triển bền vững. Địa hình nhiều sông ngòi giúp các đồng bằng châu thổ của nước ta được mở rộng tự nhiên do phù sa bồi đắp hàng năm. Hoạt động lấn biển trên thực tế tại Việt Nam đã và đang được thực hiện để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Kiên Giang…

Tuy nhiên do thiếu khung pháp lý điều chỉnh, đặc biệt do thiếu quy định về quản lý, sử dụng đất sau lấn biển nên đã dẫn đến một số vướng mắc trong triển khai thực hiện. Bởi vậy, việc Luật Đất đai năm 2024 đã chính thức "luật hóa" lấn biển khi dành riêng một điều luật (Điều 190) quy định hoạt động này nhận được nhiều kỳ vọng trong hoàn thiện tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, Điều 190 Luật Đất đai năm 2024 chỉ quy định khung, mang tính nguyên tắc về hoạt động lấn biển và giao Chính phủ quy định chi tiết nên cần có nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để đưa nội dung mới của luật vào cuộc sống.

Về hiệu lực thi hành, Quốc hội cho phép Điều 190 Luật Đất đai (cùng với Điều 248 về sửa đổi một số điều của Luật Lâm nghiệp) có hiệu lực sớm hơn, từ ngày 01/4/2024 (các điều luật còn lại có hiệu lực chậm hơn 9 tháng). Như vậy, quy định về hoạt động lấn biển hiện đang ở trong trạng thái "luật chờ nghị định".

Những vấn đề cần làm rõ

Tại Nghị quyết số 134/2020/QH14, Quốc hội đã giao Chính phủ ban hành quy định về hoạt động lấn biển, như vậy nghị định này đã được Chính phủ và Bộ TNMT nghiên cứu từ năm 2020 nhưng đến nay chưa được ban hành. Vướng mắc khiến nghị định chưa được ban hành là do tính phức tạp, chồng chéo giữa các ngành luật: Hoạt động lấn biển sẽ làm thay đổi hiện trạng, biến khu vực đang là "biển" (điều chỉnh bởi khung pháp lý là Luật Biển Việt Nam; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) trở thành "đất" (điều chỉnh bởi khung pháp lý là Luật Đất đai), dẫn đến thay đổi luật áp dụng.

Luật Đất đai năm 2024 đã có những bước đột phá để giải quyết vấn đề chồng chéo luật áp dụng với quy định: Khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch, dự án đã được phê duyệt, chấp thuận thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền (khoản 4 Điều 190). Như vậy, các khu vực biển đã được khoanh định để dự kiến lấn biển sẽ được quản lý như đất đai thông thường (khung pháp lý sẽ chuyển từ Luật Biển Việt Nam; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sang áp dụng Luật Đất đai).

Luật còn quy định việc giao khu vực biển để lấn biển được tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án (khoản 6 Điều 190), như vậy sẽ tránh phải thực hiện liên tiếp 2 thủ tục với 2 lần chi phí: giao khu vực biển để lấn biển theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng khu vực biển), sau khi hoàn thành lấn biển lại làm thủ tục giao đất theo Luật Đất đai (nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất).

Tuy nhiên, một vấn đề pháp lý then chốt xuất hiện: Nếu các khu vực biển đã được khoanh định để dự kiến lấn biển sẽ được quản lý như đất đai thông thường, trạng thái pháp lý của khu vực biển sẽ trở thành "đất", sẽ được coi là "đất sạch" nên về cơ bản giao đất phải thông qua đấu giá (với trường hợp lấn biển để thực hiện các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại kết hợp thương mại, dịch vụ).

Tuy nhiên ở trạng thái này ("đất" vẫn còn là mặt biển), việc xác định giá khởi điểm để đấu giá, làm cơ sở để các nhà đầu tư tham gia chào giá sẽ rất khó khăn (do các yếu tố chi phí, doanh thu mang tính giả định với sai số lớn và liên quan đến các quy định chưa thật rõ về lập, thẩm định, phê duyệt dự án lấn biển; giao đất; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… theo Điều 5, 6, 7, 8 dự thảo Nghị định).

Mặt khác, Điều 5 dự thảo Nghị định quy định đối với dự án lấn biển sử dụng vốn khác (vốn tư nhân) thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự án lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư gửi Sở Xây dựng để thẩm định; nội dung của dự án lấn biển gồm dự toán chi phí lấn biển. Quy định này sẽ không thể thực hiện được do: Để xác định được chủ đầu tư thì phải thực hiện xong công tác đấu giá (như vậy việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án lấn biển thực hiện sau khi đấu giá mà nhà đầu tư trúng đấu giá sẽ lập dự án). Tuy nhiên, nội dung dự án lấn biển lại bao gồm dự toán chi phí lấn biển nên khi chưa đấu giá, chưa lựa chọn nhà đầu tư thì chưa xác định được dự toán chi phí lấn biển; chưa thể tính toán được các chi phí để xác định giá khởi điểm và tổ chức cuộc đấu giá.

Mặt khác, Điều 5 dự thảo Nghị định cũng quy định dự án lấn biển được phê duyệt là căn cứ để giao khu vực biển để lấn biển đồng thời với giao đất, cho thuê đất. Quy định này tiếp tục gây mâu thuẫn do: Khi đấu giá (để tìm nhà đầu tư được giao đất) thì chưa xác định được chủ đầu tư nên chưa có đơn vị chịu trách nhiệm lập dự án lấn biển.

Như vậy, dự thảo Nghị định về lấn biển vẫn cần hoàn chỉnh để minh định cơ quan nào lập dự án lấn biển (bao gồm gồm dự toán chi phí lấn biển) để tính toán chi phí phát triển nhằm xác định giá khởi điểm phục vụ tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoài ra, do chi phí thực hiện lấn biển rất lớn và việc tính toán, giả định có sai số lớn nên dự thảo Nghị định có quy định mang tính "phòng ngừa" về việc chi phí lấn biển phải được quyết toán để xử lý chênh lệch so với chi phí lấn biển đã dự tính trong tổng chi phí phát triển khi xác định giá đất cụ thể theo phương pháp thặng dư: Trường hợp chi phí lấn biển quyết toán nhỏ hơn chi phí lấn biển dự tính thì nhà đầu tư phải nộp phần chênh lệch; trường hợp chi phí lấn biển quyết toán lớn hơn thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án (Điều 8 dự thảo Nghị định).

Tuy nhiên như đã nêu trên, các khu vực biển dự kiến lấn biển phải đưa vào các cấp độ quy hoạch và trạng thái pháp lý của khu vực biển trở thành "đất", sẽ được coi là "đất sạch" nên nếu giao đất phải thông qua đấu giá. Với dự án mà nhà đầu tư đã trúng đấu giá một cách công khai, minh bạch thì việc quyết toán chi phí lấn biển để nhà đầu tư nộp thêm phần chênh lệch là không hợp lý (không đúng bản chất của đấu giá tài sản là quy trình bán tài sản một cách công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ quyền lợi của người tham gia đấu giá…).

  • Cùng chuyên mục
Bộ Nội vụ nói về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ nói về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

Ngoài quy định tại thông tư của Bộ Nội vụ, việc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn phụ thuộc vào Quy chế nâng bậc lương của cơ quan, đơn vị.

Sự kiện - 24/12/2024 08:18

Vissan có Tổng Giám đốc mới

Vissan có Tổng Giám đốc mới

Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bổ nhiệm ông Lê Minh Tuấn làm tổng giám đốc mới của công ty, thay thế người tiền nhiệm là ông Nguyễn Ngọc An.

Sự kiện - 24/12/2024 08:11

Bộ trưởng Công Thương  trả lời về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Công Thương trả lời về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là việc khó, phức tạp, nhạy cảm nhưng không thể không làm và không thể làm chậm trễ hơn…

Sự kiện - 23/12/2024 20:46

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng ngành Thống kê chủ động bước vào giai đoạn mới

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng ngành Thống kê chủ động bước vào giai đoạn mới

Nhấn mạnh vai trò của ngành Thống kê trong sự phát triển đất nước, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng bày tỏ tin tưởng sau khi sắp xếp bộ máy ngành sẽ tiếp tục phát huy, đoàn kết và chủ động thực hiện nhiệm vụ năm 2025, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Sự kiện - 23/12/2024 17:29

Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Chiều tối 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

Sự kiện - 23/12/2024 06:46

'Làm công nhân xây dựng vất vả nhưng hạnh phúc khi được gần chồng, con'

'Làm công nhân xây dựng vất vả nhưng hạnh phúc khi được gần chồng, con'

Đây là tâm sự của nữ công nhân làm việc tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) khi tham gia các hoạt động ý nghĩa từ chương trình "Xây Tết 2025".

Sự kiện - 22/12/2024 12:26

VinaCapital: Các yếu tố nội tại sẽ đóng vai trò chính trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam năm 2025

VinaCapital: Các yếu tố nội tại sẽ đóng vai trò chính trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam năm 2025

Dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt 6,5% như mục tiêu đặt ra, song các chuyên gia VinaCapital cho rằng các yếu tố nội tại sẽ đóng vai trò chính trong thúc đẩy nền kinh tế ...

Sự kiện - 22/12/2024 10:45

Tròn 80 năm Quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Tròn 80 năm Quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, Quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.

Sự kiện - 22/12/2024 09:10

10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn 5 tháng; bão số 3 đã có dự báo, cảnh báo nhưng vẫn gây hậu quả rất nặng nề là 2 trong số 10 sự kiện đáng quan tâm về ngành tài nguyên và môi trường năm 2024.

Sự kiện - 21/12/2024 12:11

Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp cùng giải quyết ngập lụt, ùn tắc tắc giao thông

Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp cùng giải quyết ngập lụt, ùn tắc tắc giao thông

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cùng tập trung giải quyết những vấn đề thách thức với Thủ đô.

Sự kiện - 21/12/2024 10:53

[Café Cuối tuần] Đà Nẵng lấn biển làm kinh tế: Vấn đề không phải chủ trương mà là cách làm

[Café Cuối tuần] Đà Nẵng lấn biển làm kinh tế: Vấn đề không phải chủ trương mà là cách làm

Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành thành phố tiên phong về phát triển kinh tế biển. Nhưng để làm được điều đó, cách tiếp cận cần thay đổi, bắt đầu từ khảo sát kỹ lưỡng và hội thảo công khai trước khi triển khai chủ trương.

Sự kiện - 21/12/2024 10:44

'Nhiều doanh nghiệp Úc mong muốn đầu tư vào Việt Nam'

'Nhiều doanh nghiệp Úc mong muốn đầu tư vào Việt Nam'

Chủ tịch nước mong muốn Đại sứ Andrew Goledzinowski sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia trong thời gian tới.

Sự kiện - 21/12/2024 06:00

Thủ tướng Lawrence Wong: Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Lawrence Wong: Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Lawrence Wong nhất trí giao các cơ quan hai nước sớm hoàn thiện nội hàm để hướng tới việc nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Sự kiện - 20/12/2024 23:46

VAFIE hướng tới thúc đẩy chính sách phát triển khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ

VAFIE hướng tới thúc đẩy chính sách phát triển khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ

VAFIE vừa tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, thống nhất thúc đẩy chính sách phát triển khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.

Sự kiện - 20/12/2024 16:24

Quảng Nam dự kiến giảm 6 sở, ngành

Quảng Nam dự kiến giảm 6 sở, ngành

Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Nam còn lại 13 cơ quan chuyên môn, 1 tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh, giảm 6 sở, ngành.

Sự kiện - 20/12/2024 15:35

Đà Nẵng hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong quý I/2025

Đà Nẵng hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong quý I/2025

Về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường thông tin, Đà Nẵng sẽ quyết liệt làm, hoàn thành trong quý I/2025 về việc sắp xếp theo yêu cầu của Trung ương.

Sự kiện - 20/12/2024 14:56