Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 2 - Lan tỏa toàn cầu
Thị trường năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn khi một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than, và giá nhiên liệu ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục.
LTS: Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và các nhà lãnh đạo toàn cầu chuẩn bị tụ họp cho một hội nghị mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng năng lượng bất ngờ ập đến trên toàn thế giới. Điều này đang đe dọa các chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng, khuấy động căng thẳng địa chính trị và đặt ra câu hỏi về việc liệu thế giới đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh hay chưa?
Xem lại: Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 1 - Điểm bùng phát
***
Trung Quốc 'trả giá đắt'
Hơn một nửa số tỉnh ở Trung Quốc đã buộc phải cắt giảm điện trong nhiều tuần qua, làm gián đoạn cuộc sống thường ngày của hàng chục triệu người dân.
Thang máy bị tắt, giờ mở cửa của các cửa hàng rút ngắn và các nhà máy phải giảm ngày hoạt động cũng như mức tiêu thụ điện năng. Một số tỉnh đã trải qua tình trạng mất điện hoàn toàn. Trong khi đó, tháng 9/2021 lần đầu tiên chứng kiến sản lượng công nghiệp giảm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu phục hồi hậu COVID-19.
Đây là cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất mà Trung Quốc phải đối mặt trong thập kỷ hiện nay. Nguyên nhân trước mắt là do Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào than, nguồn cung cấp 70% sản lượng điện của đất nước.
Giá điện trả cho các nhà máy phát điện do chính quyền trung ương quy định, trong khi giá than do thị trường quy định. Khi giá than tăng, trừ khi các cơ quan quản lý tăng giá điện, việc các nhà máy điện than tiếp tục cung cấp điện sẽ không có ý nghĩa kinh tế. Sau đó, các nhà máy có thể tránh thua lỗ bằng cách tuyên bố rằng họ bị trục trặc kỹ thuật hoặc do không mua được than mà họ cần để chạy, cả hai điều này đều xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.
Nhưng lý do của cuộc khủng hoảng cũng có thể bắt nguồn từ một chuỗi các sai lầm về chính sách và các biện pháp can thiệp thị trường kể từ khi đại dịch bắt đầu. Cuộc khủng hoảng đã khiến sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than giảm hẳn, trong bối cảnh thị phần năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân của nước này tiếp tục tăng.
Sự phục hồi của Trung Quốc sau cú sốc kinh tế ban đầu của đại dịch phụ thuộc quá nhiều vào xây dựng và công nghiệp nặng, khiến nhu cầu than tăng 11% trong nửa đầu năm 2021. Xu hướng ngắn hạn này trái ngược hẳn với lời kêu gọi của Bắc Kinh về 'phục hồi xanh' và các cam kết tăng cường các hoạt động nhằm giảm lượng khí thải.
Nhu cầu than tăng đồng nghĩa với việc thị trường luôn khan hàng. Nhưng chính phủ Trung Quốc luôn hướng đến chống lạm phát giá sản xuất và giá điện tăng cao không phù hợp với chương trình nghị sự.
Thay vào đó, khi giá nhiên liệu bắt đầu tăng do sự phục hồi toàn cầu và nhu cầu bùng nổ ở Trung Quốc, các nhà quản lý đã thực hiện các hành động dẫn đến lệnh cấm ngầm đối với việc tăng giá than và thậm chí họ đang xem xét mức trần giá chính thức. Điều này có nghĩa là các công ty khai thác than của Trung Quốc không thể tính phí cao như các công ty khác trên thị trường ở nước ngoài.
Việc không tăng giá điện và đẩy lùi giá than tăng đồng nghĩa với việc các nhà máy than cắt giảm lượng mua và giảm lượng dự trữ.
Hiện tại, các nhà máy điện đã cạn kiệt nguồn cung trong nhiều tháng. Dự trữ than được báo cáo tại các nhà máy điện lớn bắt đầu giảm xuống dưới mức trung bình lịch sử một năm trước và vào cuối tháng 8 đã giảm 37% so với cùng thời điểm năm ngoái, theo dữ liệu ngành từ Wind Financial Terminal.
Bên cạnh đó, tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm không chính thức của Trung Quốc đối với than non của Australia có nghĩa là các kho dự trữ than không thể nhanh chóng được bổ sung. Thay vào đó, các công ty điện đã chuyển sang thị dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt theo giá than.
Tại Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, chính quyền đã cấm sử dụng thang máy trong các tòa nhà văn phòng từ tầng ba trở xuống, khuyến khích người dân sử dụng ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt và yêu cầu điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ cao hơn. Bắc Kinh và Thượng Hải đã hủy bỏ các buổi trình diễn ánh sáng hàng năm trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng kéo trong tuần đầu tiên của tháng Mười.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết tiếp tục khắc nghiệt. Ở tỉnh Sơn Tây nằm ở phía bắc Trung Quốc, 27 mỏ than đã phải đóng cửa vào tuần trước do lũ lụt. Ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, thủy điện đã gặp khó khăn do tình trạng hạn hán trong nhiều năm - nhiều như ở California.
Cơ quan kế hoạch kinh tế chính của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã cảnh báo rằng việc hạn chế sử dụng điện sẽ còn kéo dài trong năm tới.
Thêm một 'ông lớn' khốn khổ vì than
Trung Quốc không phải là 'ông lớn' châu Á duy nhất đang vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng khi Ấn Độ cũng đang đứng trên bờ vực của một kết quả tương tự.
Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ có lượng than tồn kho ở mức cực kỳ thấp vào thời điểm nền kinh tế đang phục hồi và thúc đẩy nhu cầu điện. Hiện than đá chiếm khoảng 70% sản lượng điện của Ấn Độ.
Theo Kunal Kundu, nhà kinh tế Ấn Độ tại Societe Generale, một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn có thể sẽ tác động ngay đến sự phục hồi kinh tế non trẻ của Ấn Độ vốn đang được dẫn dắt bởi hoạt động công nghiệp thay vì dịch vụ.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy tính đến ngày 6/10, 80% trong số 135 nhà máy chạy bằng than của Ấn Độ chỉ còn ít hơn 8 ngày nguồn cung cấp - hơn một nửa trong số đó có kho dự trữ trị giá từ hai ngày trở xuống.
Theo Hetal Gandhi, giám đốc nghiên cứu của công ty xếp hạng CRISIL, một công ty con của S&P Global, để so sánh, trong bốn năm qua, lượng than tồn kho trung bình mà các nhà máy điện có là khoảng 18 ngày để cung cấp.
Các nhà bình luận nói rằng sự kết hợp của các yếu tố nguồn cung và lượng than nhập khẩu giảm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ấn Độ đã chứng kiến nhu cầu điện tăng đột biến trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8. Nó diễn ra khi nền kinh tế lấy lại động lực sau làn sóng thứ hai của COVID-19.
Theo Gandhi, sự phục hồi kinh tế nhanh hơn những gì nhiều người dự đoán. Các công ty nhiệt điện có lượng than tồn kho ít và không lường trước được sự gia tăng đột biến của nhu cầu điện trong năm nay. Các nguồn sản xuất điện khác - như thủy điện, khí đốt và hạt nhân - cũng suy giảm.
Gandhi cho biết gió mùa phân bố không đều là một trong những yếu tố. Lượng mưa ít hơn ở một số khu vực đã ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất thủy điện hoặc năng lượng nước.
Một số yếu tố khác bao gồm giá khí đốt tăng mạnh cũng như các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động bảo trì. Tất cả những điều đó đã dẫn đến sự gia tăng sản lượng nhiệt điện than.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu than lớn thứ ba thế giới mặc dù có trữ lượng than lớn. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa giá than quốc tế và giá than trong nước ngày càng tăng đã khiến nhập khẩu giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Khi cung giảm, nhu cầu lại tăng. Nhập khẩu than của các nhà máy điện đã giảm 45% trong tháng 7 và tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái trong khi các lĩnh vực phi năng lượng của Ấn Độ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào than trong nước. Các ngành công nghiệp phi năng lượng như nhôm, thép, xi măng và giấy thường đốt một lượng lớn than để sản xuất.
Sự suy giảm sản lượng điện của các nhà máy điện ven biển, vốn phụ thuộc vào than nhập khẩu, cũng tạo thêm áp lực cho các nhà máy điện sử dụng than trong nước để tăng sản lượng.
Than nội địa của Ấn Độ cũng có giá trị nhiệt thấp hơn - có nghĩa là cần nhiều than hơn để thay thế than nhập khẩu.
Giá than ở Ấn Độ chủ yếu do tập đoàn than Ấn Độ thuộc sở hữu nhà nước quyết định. Vì vậy, khi giá quốc tế tăng, giá trong nước sẽ không tăng đáng kể vì nó sẽ ảnh hưởng đến giá điện và lạm phát - các công ty không thể chuyển chi phí cao hơn cho hầu hết người tiêu dùng.
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu
Tại Anh và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), giá điện tăng vọt đã làm gia tăng nỗi lo về một mùa đông khó khăn phía trước, khi nhu cầu sưởi ấm của các hộ gia đình ngày một tăng.
Trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu, châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố có thể khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.
Theo Bloomberg, giá khí đốt châu Âu đã tăng mạnh khi nhu cầu tăng trên toàn cầu. Cụ thể, trong năm qua, giá đã tăng gần 500% và đang giao dịch với mức giá gần mốc kỷ lục.
Giá điện ở Pháp đã tăng 149% trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8 đến ngày 15/9. Tại Đức, giá cả tăng vọt 119%. Và ở Anh, chi phí này đã tăng tới 298%.
Nguyên nhân chính của sự tăng giá mạnh này là do nguồn cung suy giảm, nhu cầu phục vụ cho phục hồi nền kinh tế tăng cao hay việc tích trữ chuẩn bị cho mùa đông đang đến. Nhiều quốc gia hiện đang phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hơn bao giờ hết để có nguồn nhiên liệu sưởi ấm.
Thời gian qua, châu Âu cũng bắt tay vào việc đẩy mạnh sản xuất nhằm phục hồi kinh tế hậu COVID-19. Tuy nhiên, đà hồi phục chủ yếu dựa vào hàng hóa được sản xuất trong các ngành thâm dụng năng lượng, chứ không phải ngành dịch vụ, khiến nhu cầu năng lượng tăng mạnh. Châu Âu đã trải qua tháng Tư và tháng Năm với thời tiết lạnh giá đột biến khiến nhu cầu tăng và trữ lượng khí đốt tự nhiên giảm bất thường so với mọi năm.
Trong khi đó, nguồn cung của các loại năng lượng khác lại không ở mức giống các năm trước. Thời tiết mùa hè khá êm đềm khiến các trang trại gió ở biển Bắc hoạt động ở công suất thấp. Đồng thời, các quốc gia châu Âu cũng loại bỏ than đá khỏi mạng lưới điện để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Còn Đức đang loại bỏ dần điện hạt nhân vào năm 2022.
Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó. Châu Âu đã bị Trung Quốc "vượt mặt" trong việc thu mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để tập trung phát triển nền kinh tế xanh hơn. Thế nhưng, bản thân quốc gia châu Á này vẫn chưa thể đổ đầy các kho dự trữ dù đã tăng gần gấp đôi sản lượng nhập khẩu so với năm ngoái.
Stefan Bouzarovski tại Đại học ManchesteBouzarovski nhận định, có tới 80 triệu hộ gia đình trên khắp châu Âu đang phải vật lộn để giữ ấm cho ngôi nhà của họ. Nguy cơ rơi vào tình trạng "nghèo đói năng lượng" tại châu Âu cao gấp đôi nguy cơ nghèo đói nói chung.
Theo ông Bouzarovski, khoảng 20-30% dân số châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói nói chung, trong khi có tới 60% dân số đang phải chịu cảnh "nghèo đói về năng lượng". Bulgaria có tỷ lệ người nghèo về năng lượng cao nhất châu Âu, với 31% dân số. Tiếp theo là Lithuania với 28%. Và con số này tại Cyprus là 21% và Bồ Đào Nha là 19%.
Không có giải pháp dễ dàng
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng tăng cao khi sự phục hồi kinh tế từ đại dịch đang diễn ra kết hợp một hệ thống dễ bị gián đoạn bởi các sự kiện thời tiết hoặc sự cố máy móc.
Một mùa đông dài và lạnh bất thường vào đầu năm nay đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu. Nhu cầu năng lượng tăng cao đã cản trở quá trình tái sản xuất, thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè.
"Sự thèm muốn" ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng có nghĩa là thị trường LNG không thể lấp đầy khoảng trống. Xuất khẩu khí đốt của Nga sụt giảm và thời tiết bất thường đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Các nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng Société Générale nói với các khách hàng trong tuần này: "Việc giá điện tại châu Âu tăng vọt như hiện nay thực sự bất ngờ. Chưa bao giờ giá điện lại tăng nhanh như vậy".
Nhu cầu than tăng cũng khiến nhiều công ty châu Âu phải trả thêm cho các khoản tín dụng carbon để họ có thể đốt nhiên liệu hóa thạch.
Tại Mỹ, giá khí đốt tự nhiên cũng đã tăng 47% kể từ đầu tháng 8. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng đang hỗ trợ giá dầu, vốn đã đạt mức cao nhất trong bảy năm tại Mỹ trong tuần này.
Ngân hàng Bank of America gần đây đã dự đoán rằng một mùa đông lạnh giá có thể đẩy giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn toàn cầu, vượt 100 USD/thùng. Giá dầu đã không cao như vậy kể từ năm 2014.
Về mặt lý thuyết, Nga có thể hỗ trợ phần nào cuộc khủng hoảng lần này. Société Générale lưu ý rằng việc các nhà chức trách Đức phê duyệt nhanh hơn đối với đường ống Nord Stream 2 (vốn nhạy cảm về mặt chính trị), dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga đến châu Âu, sẽ giảm bớt căng thẳng đáng kể.
Thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới sẽ tạo ra căng thẳng lớn - đặc biệt là ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên để sản xuất năng lượng, như Ý và Vương quốc Anh. Anh đang ở trong tình thế đặc biệt khó khăn vì nước này thiếu khả năng lưu trữ và đang phải đối phó với sự cố do đứt đường dây điện với Pháp.
Henning Gloystein, giám đốc nhóm năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết: "Vương quốc Anh có nguy cơ cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu về tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông. Nếu điều này xảy ra, chính phủ có thể sẽ yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cấp cho các hộ gia đình".
Sự gia tăng lớn về chi phí năng lượng, không có dấu hiệu giảm bớt, đang làm dấy lên lo ngại lạm phát, vốn đã buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc cẩn thận các bước tiếp theo của họ.
Giá năng lượng ở các nước phát triển đã tăng 18% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008, theo dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố. Và đó là trước khi tình hình xấu đi đáng kể trong những tuần gần đây.
Chi phí năng lượng cao hơn có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng cho quần áo hoặc các hoạt động như ăn uống ở ngoài, ảnh hưởng đến sự phục hồi trở lại của đại dịch. Nếu các doanh nghiệp được yêu cầu cắt giảm hoạt động để đảm bảo nguồn điện, điều đó cũng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.
Ông Gloystein nói: "Có những lo ngại rằng giá khí đốt tăng sẽ khiến sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của châu Âu gặp rủi ro".
Theo ông Gloystein, người tiêu dùng cũng lo lắng rằng biến động giá có thể gây ra sự hoài nghi của công chúng về việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng, nếu người tiêu dùng yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào dầu và khí đốt để hạn chế những biến động trong tương lai.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: "Rõ ràng là với năng lượng trong dài hạn, điều quan trọng là phải đầu tư vào năng lượng tái tạo. Điều đó mang lại cho chúng tôi giá cả ổn định và độc lập hơn, vì 90% khí đốt đang được nhập khẩu vào Liên minh châu Âu".
(Còn nữa)
Đón đọc: Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 3 - Viễn cảnh đầy thách thức
- Cùng chuyên mục
Walmart và các công ty khác của Mỹ quan ngại về thuế quan của ông Trump
Nhiều công ty và tập đoàn lớn của Mỹ đã quan ngại về vấn đề thuế quan tại các sự kiện gần đây của các nhà đầu tư sau khi ông Donald Trump vượt qua Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris, theo Reuters.
Thị trường - 20/11/2024 06:52
Giá Bitcoin tăng lên mức kỷ lục mới trước căng thẳng Ukraine-Nga
Giá Bitcoin đã tăng cao hơn vào hôm thứ Ba, có thời điểm lần đầu tiên vượt qua mức 94.000 USD, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Ukraine và Nga, theo CNBC.
Thị trường - 20/11/2024 06:09
PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh năm 2024
PV GAS TRADING trong năm 2024 tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.
Doanh nghiệp - 19/11/2024 16:39
Hành trình sở hữu xe ô tô không còn là điều xa xỉ
Trong nhịp sống hiện đại, việc sở hữu xe ô tô đã trở thành điều quan trọng trong cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.
Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:54
PVcomBank hợp tác với Trung tâm RAR triển khai dịch vụ eKYC qua VNeID
Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Bộ Công an và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thành công hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.
Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:53
EVNHANOI đẩy mạnh số hóa trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng
Việc áp dụng những thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo nên những đột phá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVNHANOI, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, bảo đảm sự công khai, minh bạch.
Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:53
Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” tại Quảng Nam
Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã viết tiếp hành trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”, mang 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính trao tận tay 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện miền núi của Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My.
Thị trường - 19/11/2024 14:52
F88 được gì khi triển khai xác thực khách hàng số?
Việc phối hợp với cơ quan chức năng triển khai xác thực khách hàng số vừa giúp F88 rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay, vừa cho thấy mức độ tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp - 19/11/2024 14:50
Giá vàng tăng vọt do đồng đô la yếu đi
Giá vàng thế giới tăng vọt vào hôm thứ Hai sau sáu ngày giảm khi đồng đô la Mỹ yếu đi và sự bất ổn ngày càng tăng về cuộc xung đột Nga-Ukraine khơi dậy nhu cầu trú ẩn an toàn, theo Reuters.
Thị trường - 19/11/2024 09:24
Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội hơn 15 tỷ USD tăng 12,3%
10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 15,467 tỷ USD, tăng 12,3% so với 2023.
Thị trường - 19/11/2024 08:55
Nhiều doanh nghiệp công bố thưởng Tết sớm
Dù mới cuối tháng 11, song nhiều doanh nghiệp đã công bố thưởng Tết. Mức thưởng Tết năm nay được dự báo sẽ không thấp hơn năm ngoái.
Thị trường - 19/11/2024 07:22
Tiêu chuẩn sống bền vững tại căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky
Tọa lạc tại vị trí vàng nơi vùng xanh sôi động Nam Sài Gòn, Essensia Sky hướng đến một cuộc sống bền vững cho cư dân với những tiêu chuẩn mới trong xây dựng và không gian sống và tiện ích phục vụ cuộc sống
Doanh nghiệp - 19/11/2024 07:00
Những gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu lùi bước trên con đường năng lượng tái tạo
Gần 5 năm trước, BP đã bắt tay vào một nỗ lực đầy tham vọng nhằm chuyển mình từ một công ty dầu mỏ thành một doanh nghiệp tập trung vào năng lượng phát thải carbon thấp, Reuters viết.
Thị trường - 19/11/2024 06:42
Giải thưởng khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất 2024 vinh danh một dự án tại Phú Quốc
Meypearl Harmony Phú Quốc đã xuất sắc được vinh danh là "Dự án phát triển khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất" tại PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024.
Thị trường - 18/11/2024 17:13
EVNHANOI khuyến cáo người dân không dán quảng cáo trên trụ điện
Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo các hộ kinh doanh lựa hình thức quảng cáo phù hợp, không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi dán quảng cáo, rao vặt.
Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:29
SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất tại VLCA 2024
Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap)...
Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:29
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 21 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago