Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 1 - Điểm bùng phát

TRẦN VÕ
06:30 25/10/2021

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng tăng cao khi các nền kinh tế bắt đầu hồi phục thời kỳ hậu đại dịch, cộng hưởng với sự bất ổn của hệ thống cung ứng toàn cầu, bị gián đoạn và tổn thương bởi các sự kiện thất thường và cực đoan của thời tiết.

5a7a14ad-c424-4f73-9d78-ba509271fc0c-0049

Thế giới tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng mới. Ảnh: Reuters.

LTS: Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và các nhà lãnh đạo toàn cầu chuẩn bị tụ họp cho một hội nghị mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng năng lượng bất ngờ ập đến trên toàn thế giới. Điều này đang đe dọa các chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng, khuấy động căng thẳng địa chính trị và đặt ra câu hỏi về việc liệu thế giới đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh hay chưa?

***

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 - dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng cao - là nguyên nhân chính đằng sau cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã diễn ra sau một năm sau khi toàn thế giới đang có những nỗ lực giảm hoạt động khai thác than, dầu và khí đốt. Các nhà phân tích lo ngại tình trạng thiếu hụt năng lượng và giá cao trên toàn thế giới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi kinh tế của các nước.

Ngoài ra, các yếu tố khác dẫn tới cuộc khủng hoảng này cũng bao gồm: mùa đông dài và lạnh bất thường ở châu Âu vào đầu năm nay làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt, một loạt cơn bão buộc các nhà máy lọc dầu ở vùng Vịnh phải đóng cửa, mối quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc - Úc khiến Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than từ xứ sở chuột túi gần một năm qua (hiện đã nới lỏng một phần lệnh cấm), và tình trạng gió lặng kéo dài ở biển Bắc làm giảm mạnh sản lượng điện của các tuabin gió.

Thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng lớn đầu tiên của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Và đó chắc chắn sẽ không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng.

Tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên và thị trường điện từ Anh đến Trung Quốc đang bùng phát khi nhu cầu bùng phát trở lại sau đại dịch. Nhưng toàn cầu đã phải đối mặt với thị trường năng lượng đầy biến động và nguồn cung bị thắt chặt trong nhiều thập kỷ. Điều khác biệt hiện nay là các nền kinh tế giàu nhất cũng đang trải qua một trong những cuộc đại tu đầy tham vọng nhất đối với hệ thống điện của họ kể từ kỷ nguyên điện .

Nhưng việc chuyển đổi thực tế sẽ mất hàng thập kỷ, trong thời gian đó thế giới vẫn sẽ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch ngay cả khi các nhà sản xuất lớn hiện đang thay đổi mạnh mẽ chiến lược đầu ra của họ.

Tại châu Âu, sau một mùa đông lạnh hơn bình thường, lượng tồn kho khí đốt tự nhiên cạn kiệt, giá khí đốt và điện tăng cao do nhu cầu từ các nền kinh tế đang phục hồi tăng quá nhanh khiến nguồn cung không thể đáp ứng kịp.

Nhưng giờ đây, Vương quốc Anh và châu Âu dựa vào sự kết hợp rất khác nhau giữa các nguồn năng lượng. Than đã bị cắt giảm đáng kể, trong nhiều trường hợp, được thay thế bằng khí đốt sạch hơn. Nhưng nhu cầu toàn cầu tăng cao trong năm nay đã khiến nguồn cung khí đốt trở nên khan hiếm. Đồng thời, hai nguồn năng lượng khác - gió và nước - có sản lượng thấp bất thường, do tốc độ gió chậm hơn bất ngờ và lượng mưa thấp ở các khu vực bao gồm cả Na Uy.

Nói cách khác, sự căng thẳng của thị trường khí đốt toàn cầu đã kích hoạt giá điện tăng cao kỷ lục ở châu Âu và quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch, xanh đã khuếch đại tiến trình đó.

Tác động ập đến châu Âu là một dấu hiệu đáng ngại về các cú sốc có thể xảy ra nhiều hơn trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả khi năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngày càng trở nên dồi dào và rẻ, nhiều nơi trên thế giới trong nhiều thập kỷ vẫn sẽ phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu hóa thạch khác để dự phòng. Tuy nhiên, sự quan tâm của nhà đầu tư và công ty trong ngành lại đang giảm dần.

Về bản chất, bản thân quá trình chuyển đổi - điều bắt buộc đối với trái đất- không gây ra cuộc khủng hoảng. Nhưng bất kỳ hệ thống lớn, phức tạp nào cũng có thể trở nên mỏng manh hơn khi nó đang trải qua một sự thay đổi lớn.

Theo BloombergNEF, tất cả những điều này đang diễn ra vào thời điểm tiêu thụ điện năng dự kiến sẽ tăng 60% vào năm 2050, khi thế giới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng ô tô, bếp và hệ thống sưởi chạy bằng điện.

Sự gia tăng nhu cầu điện kết hợp với biến động giá nhiên liệu đồng nghĩa với việc thế giới có thể phải ở trong một vài thập kỷ đầy khó khăn. Các hậu quả bao gồm từ việc xuất hiện các giai đoạn lạm phát gây ra bởi khủng hoảng năng lượng, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập, đến nguy cơ mất điện, khiến sản xuất bị giảm sút, tăng trưởng kinh tế suy giảm.

Hiệu ứng toàn cầu

Các hệ thống năng lượng được kết nối với nhau, do đó, khủng hoảng và sự lan tỏa của nó đang được cảm nhận trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng đã có những tác động trực tiếp đến các ngành công nghiệp, làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và làm rối loạn chuỗi cung ứng.

Tại Mỹ, giá khí đốt tự nhiên có kỳ hạn đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay, trước khi nhu cầu đạt mức cao nhất đi kèm với một mùa đông lạnh hơn. Với 40% điện năng của Mỹ hiện được tạo ra bằng khí đốt, những mức giá cao hơn chắc chắn sẽ đẩy hóa đơn tiền điện của người dân và doanh nghiệp lên mức kỷ lục.

Ở Trung Quốc, ngay cả khi chính phủ nước này thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo, nền kinh tế công nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, gồm than đá, khí đốt và dầu mỏ. Và khi các nhà máy của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trở lại thời kỳ hậu COVID-19, Trung Quốc chỉ đơn giản là không có đủ nhiên liệu cho tất cả. Chỉ số sản xuất của Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên vào tháng 9 sau 19 tháng, qua đó cho thấy chi phí năng lượng tăng vọt đã trở thành cú sốc lớn nhất đối với nền kinh tế này.

Chính phủ Trung Quốc hiện đang cố gắng ổn định tình hình bằng cách mua thêm than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở nước ngoài. Điều đó khiến quốc gia này phải cạnh tranh trực tiếp với châu Âu, dẫn tới nguy cơ khiến lục địa này đói nhiên liệu và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng.

Bên cạnh đó, sẽ có một cuộc chiến không thể tránh khỏi về những mặt hàng xuất khẩu có sẵn, khiến một số nước đang phát triển như Ấn Độ và Pakistan lo lắng rằng hàng hóa của nước họ không thể cạnh tranh trên thị trường tế giới.

Bước cản đà phục hồi hậu COVID

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thêm 500.000 thùng mỗi ngày (bpd) và có thể gây ra lạm phát và làm chậm sự phục hồi của thế giới sau đại dịch COVID-19.

Giá dầu và khí đốt tự nhiên đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm gần đây, khiến giá điện tăng lên mức kỷ lục khi tình trạng thiếu năng lượng lan rộng ở châu Á và châu Âu.

IEA cho biết trong báo cáo dầu hàng tháng của mình: "Giá than và khí đốt kỷ lục cũng như tình trạng mất điện đang khiến ngành điện và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chuyển sang sử dụng dầu mỏ để duy trì hoạt động. Giá năng lượng cao hơn cũng làm tăng thêm áp lực lạm phát, cùng với việc mất điện, có thể dẫn đến hoạt động công nghiệp giảm và sự phục hồi kinh tế chậm lại".

Do đó, nhu cầu dầu toàn cầu trong năm tới được dự báo sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch. Cơ quan này đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cho năm nay là 170.000 thùng/ngày, hoặc tổng cộng 5,5 triệu thùng trong năm và 210.000 thùng/ngày vào năm 2022, hoặc tổng cộng 3,3 triệu.

Nhu cầu tăng cao trong quý vừa qua đã dẫn đến việc dự trữ các sản phẩm dầu giảm mạnh nhất trong 8 năm, trong khi mức dự trữ ở các nước OECD ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.

"Dữ liệu tạm thời của tháng 8 đã chỉ ra rằng nhu cầu cao bất thường đối với dầu nhiên liệu, sản phẩm chưng cất thô cho các nhà máy điện ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Pakistan ở châu Á, Đức và Pháp ở châu Âu và Brazil", IEA nói.

Trong khi đó, IEA ước tính rằng nhóm sản xuất OPEC + sẽ chỉ bơm 700.000 thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu ước tính đối với dầu thô trong quý IV năm nay. Điều này có nghĩa là nhu cầu sẽ vượt cung ít nhất cho đến cuối năm 2021.

IEA cho biết: "Sự gia tăng chi tiêu cho việc chuyển đổi năng lượng sạch là con đường phía trước, nhưng điều này cần phải diễn ra nhanh chóng nếu không các thị trường năng lượng toàn cầu sẽ phải đối mặt với một con đường gập ghềnh".

IEA cũng nhấn mạnh rằng sự phục hồi kinh tế từ đại dịch là 'không bền vững' và phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Đầu tư vào năng lượng tái tạo cần phải tăng gấp ba lần vào cuối thập kỷ này nếu thế giới hy vọng công cuộc chống lại biến đổi khí hậu có thể được thực hiện một cách hiệu quả.

(Còn nữa)

Đón đọc: Khủng hoảng năng lượng hậu COVID: Bài 2 - Hiệu ứng lan tỏa

  • Cùng chuyên mục
Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) chính thức giới thiệu dự án Sun Symphony Residence – quần thể năng động, hiện đại được ví như "nốt SOL" trong bản giao hưởng thăng hoa chất sống bên dòng sông Hàn (Đà Nẵng).

Doanh nghiệp - 17/05/2024 10:14

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Với những tiềm năng sẵn có về hệ thống biển và đầm phá ven biển, thời gian qua nhiều nhà đầu tư đã chọn Thừa Thiên Huế làm "bến đỗ" để đầu tư và xây dựng hệ thống, hạ tầng bến cảng.

Đầu tư - 17/05/2024 09:35

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:42

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phát triển kinh tế, Agribank dành khoảng 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0% /năm. 

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:41

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài quá cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể tổ chức đại hội cổ đông thành công nhiều lần, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, huy động vốn, triển khai dự án...

Tài chính - 17/05/2024 08:34

Cách 'vua tiêu' sản xuất và kinh doanh cà phê đặc sản

Cách 'vua tiêu' sản xuất và kinh doanh cà phê đặc sản

Là tên tuổi trong ngành xuất khẩu tiêu, Phúc Sinh tiếp tục cho thấy khả năng kinh doanh đa dạng, đầu tư quy mô trong sản xuất chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm đồng thời mở rộng thị trường. Đơn cử dòng cà phê đặc sản từ Arabica, là Honey Process và Natural Process giá 56 USD/kg vừa được ra mắt.

Thị trường - 17/05/2024 08:27

Đến 15/6, đơn vị nào mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép

Đến 15/6, đơn vị nào mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Sự kiện - 17/05/2024 07:43

0,001% người giàu nhất thế giới đang đầu tư tiền của họ vào đâu?

0,001% người giàu nhất thế giới đang đầu tư tiền của họ vào đâu?

Những người siêu giàu sống ở một thế giới khác và chiến lược đầu tư của họ cũng khác biệt rất nhiều so với danh mục đầu tư của nhà đầu tư bình thường, theo một bài báo trên CNBC.

Phong cách - 17/05/2024 07:05

Lô trái phiếu chậm trả lãi của thành viên Pi Group

Lô trái phiếu chậm trả lãi của thành viên Pi Group

Địa ốc Phương Đông là một thành viên thuộc nhóm Pi Group. Tính đến thời điểm tháng 5/2024, cơ cấu cổ đông công ty gồm: Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiêm (0,5%), Pi Group (24%) và Ecoe Việt Nam (75,5%).

Tài chính - 17/05/2024 07:00

Chủ doanh nghiệp muốn khai thác 13.800 tấn quặng vàng/năm ở Nghệ An là ai?

Chủ doanh nghiệp muốn khai thác 13.800 tấn quặng vàng/năm ở Nghệ An là ai?

CTCP Xây dựng và Thương Mại tổng hợp Thủ Đô là chủ dự án Đầu tư khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại xã Yên Na và Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An). Dự án có công suất 13.800 tấn quặng vàng nguyên khai/năm; thời gian khai thác trong vòng 15 năm.

Đầu tư - 17/05/2024 06:40

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm suy yếu đầu tư vào Mỹ

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm suy yếu đầu tư vào Mỹ

Cố vấn Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Lael Brainard hôm thứ Năm cho biết năng lực công nghiệp và xuất khẩu của Trung Quốc trong một số lĩnh vực nhất định quá lớn, có thể làm suy yếu khả năng tồn tại của các khoản đầu tư vào Hoa Kỳ, Reuters đưa tin.

Đầu tư - 17/05/2024 06:15

Khách Trung Á đang trở thành 'mỏ vàng' mới của du lịch Khánh Hòa

Khách Trung Á đang trở thành 'mỏ vàng' mới của du lịch Khánh Hòa

Thời gian qua, Khánh Hòa có nhiều chính sách để xúc tiến, kích cầu thị trường khách Trung Á với kỳ vọng đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.

Thị trường - 17/05/2024 06:00

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư TP.HCM.

Pháp luật - 16/05/2024 19:04

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Sự kiện - 16/05/2024 18:49

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Sự kiện - 16/05/2024 18:30

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai đã có một số vi phạm, khuyết điểm. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, bà Mai đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Sự kiện - 16/05/2024 18:16