'Không ít quan chức vướng vòng lao lý vì hợp đồng BT'
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, hiện nay, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục các loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), đảm bảo cho việc không thể xảy ra tiêu cực như thời gian qua, không ít quan chức vướng phải vòng lao lý.
Quốc hội vừa mới thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.
Đa số các đại biểu thống nhất cao về việc sửa đổi 4 luật. Nhưng cũng còn một số vấn đề các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc.
Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, tại khoản 1 Điều 45a của Luật Đầu tư theo phương thức PPP quy định, về hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất. Nhưng, không nên thanh toán bằng quỹ đất, bởi nếu là quỹ đất sạch thì giá đất được xác định theo bảng giá đất do HĐND tỉnh ban hành trong năm, không thông qua đấu giá đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng nhưng lại được giao đất theo quy định tại điểm c là chưa phù hợp.
Đại biểu cho rằng, nên thanh toán đối với các dự án theo hợp đồng BT bằng tiền ngân sách Nhà nước hoặc từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất như thí điểm tại một số tỉnh. Tức là, cùng với thời điểm thực hiện công trình BT, Nhà nước tiến hành đấu giá đất đối với những quỹ đất sạch do Nhà nước quản lý hoặc Nhà nước quy hoạch ngay khu đất để bán đấu giá thu tiền để thanh toán cho dự án BT.
Tham gia ý kiến, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) đánh giá, việc mở rộng tất cả các lĩnh vực đầu tư của dự án PPP có thể tăng cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, điều này cần dựa trên đánh giá thực tiễn của các địa phương thí điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng để đảm bảo có cơ sở vững chắc về hiệu quả, nhất là khi có những thách thức chưa được tổng kết đầy đủ từ việc triển khai PPP trong các lĩnh vực này.
Đại biểu nêu, việc giảm bớt các bước phê duyệt đầu tư có thể rút ngắn thời gian thực hiện nhưng lại có nguy cơ giảm kiểm soát hiệu quả và khả năng tránh rủi ro cho Nhà nước.
Loại hợp đồng BT tại một số địa phương chưa được tổng kết đầy đủ. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần xác định rõ hơn các lợi ích, hạn chế của hợp đồng BT trước khi luật hóa. Đề xuất rõ ràng hơn về việc thanh toán bằng quỹ đất để đảm bảo giá trị thanh toán tương ứng với công trình BT, tránh thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, đề nghị làm rõ quy trình xác định giá trị chênh lệch giữa công trình và quỹ đất thanh toán.
Tránh thất thoát ngân sách Nhà nước
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho hay, thời gian qua, nhu cầu đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông rất lớn nhưng việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách theo phương thức PPP còn rất hạn chế. Trong đó, có nguyên nhân các dự án khó giải phóng mặt bằng, lưu lượng người lưu thông ít… thì kêu gọi đầu tư PPP, còn các dự án thuận về giải phóng mặt bằng, lượng xe lưu thông nhiều thì đầu tư từ ngân sách đó rất bất hợp lý, thiếu công bằng với dự án PPP nên không thu hút được nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, hiện nay chưa giải quyết dứt điểm các dự án BOT còn tồn tại ở các địa phương chưa được phép thu phí hoặc chậm thu phí gây khó khăn cho nhà đầu tư, nợ ngân hàng không có khả năng trả, các dự án mới ngân hàng cũng ngần ngại cho vay, sợ giống như các dự án này, nhà đầu tư khó có khả năng thanh toán. Đại biểu đề nghị Nhà nước có quy định cụ thể, rõ ràng để giải quyết dứt điểm các dự án này.
Về lĩnh vực quy mô đầu tư theo phương thức công tư, quy mô tối thiểu trên lĩnh vực quy định này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, các dự án PPP được áp dụng cơ chế chia sẻ % giảm doanh thu có thể dẫn đến rủi ro cho Nhà nước nhiều hơn. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc thận trọng từng dự án để có hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích.
Về quy định dự án PPP, theo đại biểu Hòa, không phải thực hiện các bước thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư không sử dụng ngân sách Nhà nước nên đề nghị cân nhắc phải có thẩm định để rõ nguồn vốn, khách quan trong đầu tư và có thời gian thực hiện nhằm hạn chế nhà đầu tư lách luật, kéo dài thời gian để thu phí.
Về hợp đồng BT, vị đại biểu đoàn Đồng Tháp bày tỏ, lĩnh vực này chỉ mới cho phép áp dụng thực hiện thí điểm ở TP.HCM, Hà Nội và Nghệ An chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ, chưa có thời gian để rút kinh nghiệm thực tế.
Do đó, đại biểu đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra là chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục các loại hợp đồng BT, đảm bảo cho việc không thể xảy ra tiêu cực như thời gian qua, không ít quan chức vướng phải vòng lao lý. Để chuyển giao cho nhà đầu tư bằng tiền, bất động sản nếu chưa tính toán đầy đủ sẽ bị thất thoát tài sản Nhà nước hoặc nhà đầu tư bị thiệt thòi. Tùy theo các dự án thay vì BT, nhà nước đầu tư công hoặc đầu tư PPP sẽ thuận lợi hơn.
Làm rõ thêm những vấn đề đại biểu nêu trên, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, BT bằng đất và BT bằng tiền, bản chất trước đây đã cho nhưng sau đó dừng và bây giờ Quốc hội cho 3 tỉnh thực hiện với một phương thức quản lý mới, chặt chẽ hơn để làm sao đảm bảo được quyền lợi của Nhà nước và nhà đầu tư, không bị thất thoát, minh bạch.
Theo đó, chúng ta phải xác định giá đất đai, phải đấu thầu, cho cơ chế thanh toán bù trừ ngang giá. Sau này nếu giá đất biến động thì định giá lại, nếu thiếu thì nhà đầu tư phải bỏ tiền ra đóng đủ bằng giá đất thực tế ở thời điểm đó, nếu thấp hơn thì Nhà nước trả lại bằng tiền…
"Chúng tôi đang thiết kế cơ chế vẫn có thể thực hiện được theo hướng này chứ không phải chỉ bằng tiền, nếu đấu giá được bằng tiền thì tốt nhưng có những trường hợp không phải bằng tiền mà bằng đất để còn có công trình trên đất nữa", Bộ trưởng cho hay.
Về BT chuyển tiếp, Bộ trưởng Dũng nhận định, đây là một vấn đề rất phức tạp. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ có 160 dự án thực hiện theo hợp đồng BT với giá trị khoảng 59.000 tỷ đồng, thực tế còn nhiều hơn.
"Chúng tôi sẽ tổng hợp rà soát trên cả nước, phân loại thành các nhóm và có hướng xử lý cho từng nhóm. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề này, chúng ta sẽ khơi thông được nguồn lực rất lớn cho đầu tư phát triển, đóng góp ngay cho thu ngân sách và cho tăng trưởng kinh tế, giúp được rất nhiều doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm", Bộ trưởng nhấn mạnh.
- Cùng chuyên mục
Tín dụng bất động sản hồi phục cùng thị trường
Tín dụng vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng khá nhanh trong thời gian vừa qua và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Thị trường BĐS đã bắt đầu xuất hiện nhiều tín hiệu khả quan.
Đầu tư - 01/12/2024 08:04
11 tháng, doanh thu ngành Thông tin và Truyền thông đạt gần 4 triệu tỷ đồng
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 11 tháng qua, doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt 3.982.742 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2023…
Công nghệ - 30/11/2024 18:00
Định giá đất: Chìa khóa tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Định giá đất đang trở thành nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam. Việc xác định giá đất một cách chính xác và minh bạch không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách mà còn quyết định "sự thành bại" của hàng loạt dự án lớn, đồng thời tác động sâu sắc đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân.
Đầu tư - 30/11/2024 15:46
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận nhằm bổ sung quỹ đất cây xanh để tăng cường cảnh quan cho khu vực hai bên tuyến đường Võ Chí Công.
Đầu tư - 30/11/2024 15:17
Mời gọi nhà thầu xây thêm hầm qua Đèo Ngang 516 tỷ
Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) đang mời gọi nhà thầu thực hiện thi công xây dựng hầm Đèo Ngang và các cầu, đường dẫn vào hầm thuộc 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đầu tư - 30/11/2024 10:04
Tạo động lực thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất
Quảng Ngãi đang tập trung nguồn lực để nâng cấp hạ tầng giao thông ở Khu kinh tế Dung Quất, đây được xem là bước đột phá nhằm tạo đông lực thu hút đầu tư.
Đầu tư - 30/11/2024 09:52
Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu thu hút 1,3 tỷ USD vốn FDI giai đoạn 2026 – 2030
Giai đoạn từ 2026 – 2030 vốn FDI sẽ chiếm 12% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thừa Thiên Huế, tương đương khoảng 33.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 30/11/2024 09:39
Giải quyết khoảng trống pháp lý cho kinh tế vi mô
Tài chính vi mô đang trở thành công cụ quan trọng giúp người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ vương lên, tuy nhiên rào cản lớn nhất cho loại hình kinh tế này là sự phân tán về pháp lý, nhiều quy định khác nhau.
Đầu tư - 30/11/2024 08:52
Bình Định không để tình trạng mua nhà ở xã hội để đầu cơ
Tập trung đầu tư các dự án nhà ở xã hội, Bình Định quyết tâm "về đích" kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao sớm hơn 5 năm. Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương cũng "siết" quản lý, không để xảy ra tình trạng mua nhà ở xã hội để đầu cơ.
Đầu tư - 30/11/2024 07:10
Doanh nghiệp trong nước ngày càng tham gia sâu vào cuộc chơi phát triển bền vững
Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2024 có 50% là doanh nghiệp trong nước. Điều này thể hiện các doanh nghiệp nội địa có bước tiến vượt bậc và đã thực sự tham gia vào cuộc chơi phát triển bền vững.
Đầu tư - 29/11/2024 22:54
Thừa Thiên Huế sẽ đấu giá hơn 1.600m2 'đất vàng' để làm dự án hơn 230 tỷ đồng
Khu 'đất vàng' tại 47 đường Hai Bà Trưng, TP. Huế sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đấu giá để thực hiện dự án Khu thương mại dịch vụ.
Đầu tư - 29/11/2024 18:51
Đầu tư vào quản trị công ty: Chiến lược thu hút nhà đầu tư có trách nhiệm
Việc đầu tư vào quản trị công ty trong xu thế quốc tế hóa thị trường không còn là lựa chọn mà là bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhằm thu hút nhà đầu tư có trách nhiệm…
Đầu tư - 29/11/2024 15:16
VAFIE kết nối hợp tác đầu tư Việt Nam - Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Ngày 29/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức Hội nghị kết nối hợp tác đầu tư Việt Nam - Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Đầu tư - 29/11/2024 12:56
Quảng Trị lập tổ công tác gỡ khó cho dự án hơn 4.500 tỷ đồng
Tỉnh Quảng Trị vừa thành lập Tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú.
Đầu tư - 29/11/2024 11:29
Hà Tĩnh chi 172 tỷ tiền ngân sách xây cầu vượt lũ Hương Sơn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà vừa ký quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu dự án Cầu vượt lũ Phố Giang, huyện Hương Sơn với tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng.
Đầu tư - 29/11/2024 10:04
Đà Nẵng gặp khó trong việc phát triển các dự án nhà ở
Việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tại TP. Đà Nẵng đều rất chậm do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ…
Bất động sản - 29/11/2024 07:08
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Nhà nước cùng Vingroup làm trạm sạc xe điện có thể lãi đậm năm 2024
-
2
Bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế đặc biệt về xử lý tài sản
-
3
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
4
Nhiều thương hiệu quốc tế bị phạt nặng vì lập lờ với khách hàng
-
5
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago