Đại biểu TP. Hà Nội hiến kế siết giá bất động sản tăng cao

QUANG TUYỀN
06:26 29/10/2024

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, giá bất động sản được đánh giá là cao một cách bất hợp lý nhưng vẫn tiếp tục tăng cao.

Ngày 28/10, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; xem video clip về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; thảo luận ở hội trường về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023".

Giá bất động sản cao nhưng vẫn tiếp tục tăng

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho biết, nhiều đại biểu cũng như người dân đang quan tâm, lo lắng về giá bất động sản tại các thành phố lớn bởi giá BĐS đang cao nhưng liên tục tăng lên.

"Giá bất động sản được đánh giá là cao một cách bất hợp lý, được thể hiện ở trên 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là tương quan giữa giá bất động sản, nhà ở với giá thu nhập của người dân là quá cao. Điều đó phản ánh mức giá đó không có khả năng thanh toán thực tế đối với đại đa số người dân có nhu cầu nhà ở.

Đồng thời, thu nhập mang lại từ BĐS thấp hơn nhiều so với giá vốn BĐS đầu tư ra, thậm chí có nhiều BĐS nguồn thu bằng 0. Điều này phản ánh động cơ mua BĐS không phải sử dụng mà để đầu cơ, tích trữ", đại biểu đoàn TP. Hà Nội nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội). Ảnh Quochoi.vn.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, trong thời gian qua, giá bất động sản cao nhưng vẫn tiếp tục tăng là do 3 nguyên nhân.

Đầu tiên, người mua nhà không chỉ để ở mà còn là một kênh tích lũy tài sản, bởi lượng tiền mua BĐS sẽ không bị mất đi mà giá nhà ngày càng tăng lên nên lượng tiền này vẫn tăng theo. Do đó, tích lũy được tiền thì người dân sẽ đầu tư vào mua BĐS dẫn đến có nhiều người mua, tạo ra tình trạng một vòng xoáy là giá càng tăng thì càng nhiều người mua và giá lại càng tăng. Như vậy, sẽ đẩy đầu cơ BĐS tăng lên, dòng tiền sẽ hút vào lĩnh vực bất động sản và không còn tiền chảy vào các lĩnh vực kinh doanh khác.

Tiếp đó, trong những năm qua, do vướng mắc các thủ tục pháp lý nên hầu hết các dự án BĐS phải dừng lại. Nguồn cung trên thị trường khan hiếm, trong khi cầu tăng lên dẫn đến tình trạng tăng giá. Mặc dù giá BĐS cao nhưng các doanh nghiệp BĐS vẫn rơi vào khó khăn do các dự án đầu tư phải dừng lại, không triển khai được, không phải do thị trường trầm lắng hay giá thấp.

Do vậy, việc gỡ khó cho các doanh nghiệp bất động sản là phải tập trung vào gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, về mặt thủ tục để các dự án này tiếp tục được triển khai, không phải chúng ta lo trong chuyện giảm giá sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp bất động sản. Do vậy, chúng ta cần phải mạnh dạn tìm các biện pháp kiểm soát về giá bất động sản, đừng lo việc đó sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của doanh nghiệp.

Cuối cùng, trong bối cảnh cầu tăng, nguồn cung khan hiếm, các lực lượng thị trường đã tranh thủ tìm cách đẩy giá BĐS lên cao để kiếm lời. Lực lượng môi giới tung tin để thổi giá, nhưng người đấu giá tình bỏ giá cao để đyẩ giá thị trường lên, các doanh nghiệp lớn đưa BĐS ra thị trường bán với mức giá cao và dư luận cho rằng thâm chí liệu có không các doanh nghiệp bắt tay với nhau cố tình đưa giá cao để thiết lập một mặt bằng giá mới và như vậy làm đẩy giá thị trường tăng lên.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đưa ra một số kiến nghị về giải pháp để kiểm soát tình trạng tăng giá BĐS, bên cạnh những giải pháp, giải quyết các thủ tục pháp lý để các dự án BĐS được đưa vào đầu tư tăng nguồn cung.

Trước hết, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao bất thường rồi sau đấy không mua khi trúng đấu giá thì không thể tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng tiền đặt cọc thì sẽ hạn chế số người tham gia mất đi tính cạnh tranh.

Đề nghị quyết định bổ sung người tham gia đấu giá phải minh chứng được năng lực về tài chính có thể mua được tài sản đó, sau khi trúng đấu giá bằng việc xác nhận các khoản như tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác để minh chứng khả năng có thể huy động vốn và phải cam kết nếu như trúng đấu giá, bỏ cọc, sẽ bị xử lý.

"Nếu như chúng ta có quyết định như thế, những người có nhu cầu thật, sẽ không ngại gì trong việc minh chứng khả năng thanh toán của mình. Như vậy, sẽ loại bỏ được những người không có khả năng thanh toán, chỉ tham gia đấu giá để mua đi, bán lại, đặc biệt sẽ loại được những người bỏ giá cao rồi bỏ cọc. Đề nghị, việc này nên đưa vào trong nghị quyết của đoàn giám sát", đại biểu đoàn TP. Hà Nội phân tích.

Tiếp đó, để các doanh nghiệp BĐS không lợi dụng thị trường khan hiếm nguồn cung đưa ra giá bán cao một cách bất thường. Đề nghị cần phải thực hiện ngay Điều 31 của Luật Giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có sự biến động giá bất thường.

Việc kiểm tra yếu tố hình thành giá sẽ không chỉ phát hiện được sự bất thường của các giá bán cao để bảo vệ người tiêu dùng và ổn định thị trường mà còn là cơ sở để thu thuế điều tiết phần thu nhập tăng lên do giá cao.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ phải đưa hàng hóa bất động sản của các doanh nghiệp bán ra lần đầu trên thị trường thứ cấp thuộc đối tượng phải kê khai giá, nếu thực hiện được kê khai giá và kiểm tra giá như thế sẽ ngăn chặn được tình trạng vô lý, tự nhiên giá này tăng lên cao. Điều này là một giải pháp rất căn bản, hữu hiệu để chúng ta kiểm soát giá sử dụng BĐS.

Để lành mạnh hóa thị trường, lực lượng có vai trò trung gian của thị trường là những hoạt động môi giới sàn giao dịch phải được hoạt động một cách chuyên nghiệp, không để cho lực lượng này "tay tung tay hứng" để đẩy giá thị trường lên, làm nhiễu loạn thị trường.

"Tôi đồng tình với dự thảo nghị quyết ghi "cần có cơ chế cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch bất động sản". Tuy nhiên, hiện nay, trong khuôn khổ luật pháp chưa có một cơ chế cụ thể nào để quản lý các hoạt động này một cách chuyên nghiệp.

Do vậy, đề nghị trong nghị quyết này cần phải đưa vào "nghiên cứu thí điểm tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cơ chế quản lý sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp để sàn giao dịch trở thành công cụ quản lý minh bạch thị trường".

Cuối cùng, đối với nhà ở xã hội, ông Cườu cho rằng, đối tượng cần mua nhà ở xã hội là những người không có nhiều tiền, thu nhập chỉ đủ để trang trải cuộc sống, không có tiền tích lũy để trả tiền mua nhà, thậm chí là không đủ tiền tích lũy để trả tiền lãi vay ngân hàng nếu như được vay để mua nhà. Vậy, làm sao người ta có thể đủ tiền để mua nhà. Chính vì vậy thực tế trong nhiều năm qua, những người thu nhập thấp mà được mua nhà, sau 5 năm được phép bán thì một số đông đã bán nhà này đi để dùng tiền đó trang trải nợ và làm việc khác.

Do vậy để cho người thu nhập thấp có chỗ ở, tôi đề nghị chúng ta cần phải tăng phân khúc nhà ở cho thuê đối với người thu nhập thấp và người có thu nhập thấp có thể thuê nhà ở này suốt đời, khi tích lũy đủ tiền thì sẽ dùng tiền chuyển sang mua nhà ở thương mại và dành quỹ nhà đó cho những người thu nhập khác để vào thuê.

"Tôi đồng tình khi phát triển nhà ở cho thuê thì chúng ta không thể dựa vào doanh nghiệp. Bởi vì đầu tư nhà ở cho thuê là bỏ tiền cục và thu tiền lẻ, thậm chí tiền lẻ này không đủ để bảo dưỡng, vận hành nhà đó.

Chúng ta không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở cho thuê mà cần phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà ở cho thuê. Do vậy, tôi đồng tình với việc phải hình thành quỹ đầu tư phát triển nhà ở xã hội lấy từ thu 20% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại để hình thành cho quỹ này", đại biểu đoàn TP. Hà Nội kiến nghị.

Không nên tăng phí đặt cọc đấu giá

Nói rõ hơn về lý do đề xuất không nên tăng phí đặt cọc đấu giá mà phải thêm điều kiện về những người tham gia đấu giá, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho hay, nhiều người sẽ có tâm lý cản trở về vấn đề kinh tế bởi phải bỏ vào lượng khá lớn để đặt cọc nhưng chưa cắc mình đã được mua BĐS đó.

"Hiện nay phí đặt cọc đang quy định là từ 5 đến 20%, tuy nhiên khi chúng ta tăng phí đặt cọc lên sẽ khiến người đăng ký tham gia đấu giá ít hơn. Do đó, tôi cho rằng không nên tăng phí đặt cọc, nhưng phải tăng điều kiện cho người tham gia đấu giá.

Người muốn tham gia đấu giá phải chứng minh được mình có đủ khả năng để mua tải sản đó. Người tham gia đấu giá phải có tài sản ở ngân hàng hoặc tài sản BDDS... nếu đấu giá trúng mà sau này bỏ cọc thì người đó sẽ bị xử lý bằng tài sản đang sở hữu có giá tương đương",

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, những người không có đủ tài sản mua nhưng tham gia đấu giá với mục đích mua đi bán lại sẽ không đủ điều kiện để chứng minh và tham gia đấu giá. Từ đó, qua việc chứng minh này sẽ loại ngay được những người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ

"Như vậy, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện, có đủ thời gian để người tham gia chuẩn bị cũng như cơ quan quản lý đấu giá kiểm soát. Tôi nghĩ cách làm của tôi cũng đồng nhất với ý kiến của các đại biểu khác là ngăn chặn chuyện bỏ giá cao và xử lý nghiêm khắc những người trả giá cao rồi bỏ cọc", đại biểu này nói.

  • Cùng chuyên mục
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.

Sự kiện - 31/05/2025 10:05