Khởi nghiệp tại làng, khởi nghiệp tại gia

Nhà thơ HOÀNG VIỆT HẰNG
06:30 09/02/2019

Làng Hạ Thái, cách Hà Nội khoảng 20 cây số, bây giờ đã là một mô hình khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Là nơi lưu giữ và phát triển nghề truyền thống về tranh sơn mài cha truyền con nối rất lý thú.

vh

Tôi gặp ở đây một gia đình mà năm cha con cùng vẽ tranh sơn mài, trong đó, có hai cha con cùng được phong tước hiệu nghệ nhân. Người cha là Vũ Huy Mến, người con Vũ Thị Lệ Hà. Ông Mến đã có nửa thế kỷ theo nghiệp sơn mài, sống được bằng nghề, tâm phúc với nghề. Câu chuyện của gia đình ông là một quá trình bền bỉ gieo neo, đi lên từ hai bàn tay trắng, đi lên cùng thời hội nhập với biết bao thăng trầm.

Ông Vũ Huy Mến từng theo học mỹ nghệ những năm 1966-1972 ở trường của huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Người thầy của ông Mến là họa sỹ Chu Mạnh Chấn, đã dạy ông sự khổ luyện, kỹ càng cùng với bồi đắp nhiệt huyết, đam mê. Từng có thời gian cơm gạo không đủ ăn nhưng ông Mến vẫn bền bỉ theo nghề để giữ nghề truyền thống. Gốc rễ làng nghề sơn mài Đông Thái, được đặt tên từ năm 1870, sau này mới đổi sang tên mới, là làng Hạ Thái. Ông Mến giắt lưng bút và sơn đi học nghề, rồi mê mải vẽ tranh, thành nghiệp bắt đầu từ một người giúp việc cho hợp tác xã.

Hồi tranh sơn mài chưa phát triển, gia đình ông vẫn kiên trì bươn chải, thất bại cũng không bỏ cuộc, với ý chí: “Một nghề thì sống…”. Đến nay, gia đình ông Mến đã trở thành một hình mẫu cả gia đình khởi nghiệp từ nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế, và như thế, chính là cách lưu giữ bền bỉ và có sức sống nhất làng nghề.

Ông Mến đã từng đi mua vóc, rồi học cắt từ vóc để làm tranh đủ kích cỡ, từng lặn lội trên Phú Thọ tìm mua sơn ta. Thứ sơn ta ban đầu chưa quen, mặt mũi chân tay dị ứng, sưng vù lên. Ông vẫn quyết không bỏ, vẫn sơn lọ hoa, làm hộp đựng mứt Tết, làm hộp đựng nữ trang, làm những chiếc bát, đĩa và abum sơn mài thật đẹp. Rồi ông vẽ tranh sơn mài. Tranh của ông vẽ về quê hương, đồng lúa, thiên nhiên, sau này có cả tranh lịch sử, phong cảnh Hà Nội, như Hồ Gươm, Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long, rồi tranh vẽ bình phong. Nhiều bức tranh đã dần dần trở thành sản phẩm souvenir, được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng.

Ông Vũ Huy Mến nhớ lại: Khi làm nghề, nhiều việc phải huy động các con mài tranh, pha màu, rồi từng bước tập sự, dạy con các công đoạn làm tranh sơn mài, chẳng dễ dàng gì... Các con của ông, đứa ngồi xem cha vẽ, đứa ngáp ngủ, vậy mà cả bốn đứa, Hạnh, Phúc, Hà, Dung cũng học dần thành nghề. Sau này, thấy tranh sơn mài của Lệ Hà là khá hơn cả, ông mới chú trọng hơn việc truyền nghề vẽ cho con gái cả. Ông dạy hết sức tỉ mỉ, từ cầm bút đến cách pha sơn và mài màu. Trong kỹ thuật sơn mài, phải đi qua đủ 12 nước sơn, 12 lần mài sau vẽ, mới xong một bức tranh. Nếu đi tắt một nước sơn ông biết ngay. Cứ thế, ông đã truyền lại cái tâm phúc trong làm nghề. Phải trung thực, cẩn trọng, tận tâm thì tranh mới đẹp và bền màu, mới lưu giữ được uy tín của thương hiệu làng nghề, mới phát huy và làm bền được nghề cha truyền con nối, mà đi ra thị trường trong nước, ngoài nước.

Hỏi Vũ Thị Lệ Hà, trở thành nghệ nhân, có nghề để khởi nghiệp tại gia, có vui không, thì Hà cười nhỏ nhẹ: “Em khởi nghiệp bắt đầu từ giúp việc cho cha, may có cha kèm dạy, mà nên”.

Lệ Dung vẽ tranh với màu sắc tươi roi rói. Tranh lưu niệm, tranh sinh nhật của Lệ Dung dễ đi vào sở thích của tuổi teen. Lệ Dung đã có cửa hàng giới thiệu tại nhà với nhiều những sản phẩm riêng biệt. Nhiều loại đĩa sơn, bình hoa, khi Dung vẽ xong, thì cậu út Huy Phúc căn thêm màu, làm khung tranh và hoàn thiện.

Hiện tại sơn Nhật khá rẻ, màu rất bóng và long lanh, nhưng người làm nghề lâu năm vẫn tinh tế chọn sơn ta. Sơn ta sâu và đằm thắm. Chỉ là cây đa, bến nước, con đò, khóm tre, ao làng, rơm rạ đi vào tranh phong cảnh. Sen, cúc, trúc, mai ở tranh tứ bình. Việt kiều về nước rất thích các sản phẩm này để lưu giữ ký ức nơi xứ tuyết, giữ lại trong mình nỗi nhớ quê.

Trong làng nghề Hạ Thái, có gia đình anh chị Thảo cũng rất có tiếng về vẽ. Anh Thanh, chồng của chị Thảo, ngoài vẽ thiên nhiên, còn mê vẽ chân dung trên sơn mài. Người Việt Nam ở nước ngoài có sở thích lưu giữ ảnh cha mẹ. Họ về Hạ Thái, đặt vẽ những chân dung ấy trên sơn mài để lưu giữ. Không chỉ ảnh chụp màu hoặc đen trắng đưa vào tranh sơn mài, mà cả tranh truyền thần trên chất liệu sơn mài, cũng cần sự tìm tòi, sáng tạo của người họa sỹ làm nghề.

Ngoài những gia đình vẽ tranh, sản xuất, làm ra các sản phẩm, thì ở Hạ Thái, còn có nhiều gia đình khác làm thương mại, như gia đình chị Thanh Bình, chỉ chuyên bán hàng và tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nghệ thuật ra khỏi làng, mang đi khắp muôn phương.

Khởi nghiệp của gia đình, khởi nghiệp của làng nghề ở Hạ Thái đã bắt nhịp từ nhu cầu cập nhật của cuộc sống, của thị trường, cả trong lẫn ngoài nước.

Thời công nghệ 4.0, thời của @, bình thường thì cứ gửi email, chuyển khoản là mua được tranh. Ngày Tết, Việt kiều về quê, xuống Hạ Thái kết hợp thăm thú với mua tranh, đặt ảnh chân dung thờ cha mẹ để mang về bên kia trời Âu.

Thị trường với nhiều sở thích đa dạng cần được đáp ứng. Người Nhật, người các nước Trung Quốc, Ấn Độ, lại hay đặt những sản phẩm tiêu dùng, đĩa đựng hoa quả, tranh loại cỡ nhỏ đặt ở chiếu nghỉ cầu thang, tranh trang trí ở góc bếp. Tất cả những nhu cầu ấy, nghệ nhân làng Hạ Thái đều đáp ứng được ở mức tốt nhất, không ai là không hài lòng. Tranh sơn mài làng Hạ Thái đã đi vào đời sống, đa diện, được gắn với cả gốm, cả tre, làm nên gương mặt tranh sơn mài Việt Nam đi xa, vươn ra thị trường quốc tế.

Đến nay, làng Hạ Thái đã sung túc, giàu có lên từ nghề truyền thống. Có nhiều nghệ nhân, họa sỹ đang hành nghề trong các gia đình. Có nhiều họa sỹ trẻ đi học xa rồi lại trở về làng, làm nghề. Làng cũng đón nhiều họa sỹ trong nước và ngoài nước đến thăm thú và học hỏi kinh nghiệm từ đôi tay vàng của các nghệ nhân của làng. Những nhà sưu tập tranh cũng hay về làng tìm tranh sơn ta của các nghệ nhân để mua và lưu giữ trong bộ sưu tập của mình.

Người làng nghề sống được bằng nghề, thành danh, cho rằng: Họ đi lên, khởi nghiệp được bằng nghề vẽ truyền thống là do được truyền dạy tâm huyết từ lớp người đi trước. Đây đúng là một nề nếp giáo dục, nề nếp gia phong, không dễ gì có được. Nếu, như lời ngàn xưa ông cha chỉ dạy: “Có đức thả sức mà ăn”, thì các gia đình làng nghề ở nơi này đã làm được điều đó.

Một làng nghề êm đềm trong vẻ đẹp trầm ấm của nghệ thuật hội họa. Một làng, nhà nào cũng như một bảo tàng tranh. Và khách du lịch, người mua tranh, thường vui tươi, nhộn nhịp thăm thú, kiếm tìm vẻ đẹp cho riêng mình trong không gian êm đềm ấy.

Đây là làng nghề thu hút nhiều khách du lịch tìm đến nhất ở Hà Nội trong dịp Tết đến xuân về những năm gần đây.

  • Cùng chuyên mục
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.

Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa đón thêm hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và Khu đô thị mới Đầm Môn, tổng vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 01/07/2025 14:50

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Trong khi thị trường bất động sản nhiều địa phương phía Nam vẫn trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khó khăn, thì Bình Dương vẫn cho thấy sự nhộn nhịp với hàng loạt dự án ra mắt, khởi công.

Đầu tư - 01/07/2025 07:40

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phức tạp, lượng thông tin dày đặc và tốc độ lan truyền nhanh chóng, nhà đầu tư cá nhân đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp cận dữ liệu chính xác, phân tích chuyên sâu và ra quyết định kịp thời.

Đầu tư - 01/07/2025 07:00

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Hai dự án nhà máy điện mặt trời có tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng tại Nghệ An vừa được Sở Tài chính tỉnh này kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 01/07/2025 06:45

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp những biến động ngày càng phức tạp trên thị trường quốc tế, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn được duy trì vững vàng.

Đầu tư - 30/06/2025 18:03

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia OECD kỳ vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận không chỉ với Mỹ mà với các quốc gia khác để tiếp tục hạ các rào cản và xuất khẩu mạnh mẽ.

Đầu tư - 30/06/2025 16:08

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo Việt cho rằng những doanh nghiệp có năng lực triển khai nhanh chóng, minh bạch và nhất quán như Bảo hiểm Bảo Việt chính là mắt xích thiết yếu, giúp giảm nhẹ tổn thất, ổn định dòng vốn và giữ vững niềm tin thị trường.

Đầu tư - 30/06/2025 14:41

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh dự kiến sẽ xây dựng 35 khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 07:00

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Hai tổ chức IMF và OECD cho rằng kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 06:45

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép bổ sung thời hạn hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà.

Đầu tư - 29/06/2025 15:44

 VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

Nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh quy mô 360.000 m2, công suất 200.000 xe/năm là nhà máy sản xuất thứ 5 đang được VinFast triển khai trên toàn cầu.

Đầu tư - 29/06/2025 15:41

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Ba dự án điện gió gồm Hướng Linh 5, Hướng Hiệp 2 và Hướng Hiệp 3 chỉ được gia hạn tiến độ khi đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu do tỉnh đề ra.

Đầu tư - 29/06/2025 13:58

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Việt Nam không xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế thành 'thiên đường về thuế'

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Việt Nam không xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế thành 'thiên đường về thuế'

Bộ Tài chính cho biết sẽ xây dựng chính sách thuế đảm bảo cạnh tranh với khu vực, nhưng không muốn Trung tâm tài chính trở thành một "thiên đường về thuế" để thu hút các định chế tài chính.

Đầu tư - 28/06/2025 17:38