Khai 'mỏ vàng' từ đất đai
Mỏ vàng đất đai sẽ được khai thác tốt hơn nếu có những sửa đổi phù hợp về chính sách.

Đất đai vẫn sẽ tiếp tục cáng đáng trách nhiệm với ngân sách nhà nước năm 2019, dù rằng, như mọi tài nguyên hữu hạn, đã nhìn thấy sự đuối sức. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, thu tiền sử dụng đất trong 4 tháng đầu năm đạt 29.800 tỉ đồng, bằng 33,1% dự toán nhưng lại thấp hơn so với mức 32.200 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái. Bài toán đặt ra là phải làm sao tăng được tiền thu từ đất đai và sử dụng hiệu quả nguồn này. Đó cũng là vấn đề làm nóng nghị trường Quốc hội trong tuần họp thứ 2 kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14.
Thế nhưng, Báo cáo Giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 ghi nhận những sự thật rất đáng lo ngại. Theo đó, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, không thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà áp dụng phổ biến hình thức chỉ định; 1.390 dự án có điều chỉnh quy hoạch từ 1-6 lần; tại 53 địa phương, việc thanh toán dự án BT còn bất hợp lý dẫn đến chênh lệch giá, hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, thanh toán quỹ đất không quá đấu giá.
Nguồn thu từ đất chiếm trên dưới 8% ngân sách địa phương là nguồn thu rất quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhưng đong đếm hệ lụy thất thoát, lãng phí, khi những cái kim vẫn nằm trong bọc, dư luận đành ước định qua những tính toán giấy trắng mực đen: chỉ riêng năm 2018, Đà Nẵng thu hồi hơn 3.000m2 đất từ các vụ tham nhũng, kiểm toán các dự án BT và BOT đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỉ đồng, sai phạm liên quan tới đất vàng TP.HCM gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng. Cùng với những vụ án tham nhũng đang được xử lý ít nhiều đều liên quan tới các dự án đất đai, có lẽ, phần chìm không hề khiêm tốn.

Tại nghị trường, các vị đại biểu Quốc hội không nể nang chỉ thẳng nghi ngại về lợi ích nhóm đứng sau các chủ trương, chính sách thu hồi đất đai, hóa giá đất vàng sau cổ phần hóa doanh nghiệp. Những kiến nghị về xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về giá đất và quỹ đất, đấu giá công khai minh bạch, điều chỉnh khung giá đất phù hợp với giá thị trường, tuân thủ quy định khi xác định vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, sử dụng đất đúng mục đích và đúng quy hoạch đã được đưa ra. Tuy nhiên, cần một khoảng lùi để sửa đổi và áp dụng những quy định mới vào thực tế và vì thế, nhiều “tấc vàng” sẽ bị rơi khỏi túi ngân sách?
Trao đổi với NCĐT, Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng tình với quan điểm, trước hết, phải xem xét trách nhiệm những người đang gánh vác nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước liên quan tới vấn đề đất đai, thay vì đổ lỗi cho lỗ hổng quản lý.
Nghề “săn đất vàng cổ phần hóa” đã xuất hiện chứng tỏ cuộc càn quét của các doanh nghiệp tư nhân thân hữu với mỏ tài nguyên đất đai. Hàng chục ngàn tỉ đồng hoặc hơn thế nữa có khả năng đã bị chia chác, trong khi, với những sự việc đã phơi bày thanh thiên bạch nhật, việc xử lý vi phạm dường như vẫn chưa đủ sức răn đe.

Hóa giải được sai sót này, chúng ta sẽ có đủ thời gian để cân nhắc và quyết định quan điểm khai thác nguồn lực vẫn chưa bị suy kiệt này, vì mục đích lợi nhuận tối đa; hay dựa trên tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững. Phương án đầu tiên sẽ mang lại lượng tín dụng tối đa lên tới cả trăm ngàn tỉ đồng giúp giải quyết những khó khăn về nợ công, chi thường xuyên và đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, cái giá của nó sẽ là quy hoạch chạy theo lợi ích nhà đầu tư bất chấp áp lực lên hạ tầng đô thị, hiện tượng đã và đang xảy ra tại Hà Nội, TP.HCM đơn giản bởi nhà đầu tư chi nhiều để thu được nhiều hơn.
Phương án thứ 2 có thể biến đất vàng di dời trụ sở công quyền thành vườn hoa, công viên như kỳ vọng của các vị đại biểu Quốc hội trở thành hiện thực. Sẽ cần những bản quy hoạch đô thị hoàn chỉnh và không được thay đổi trong vòng 20-30 năm tới, trong đó, quy định cụ thể và chi tiết về công năng từng khu đất sao cho hài hòa với nhu cầu phát triển, tình trạng dân cư và hạ tầng, trình độ phát triển của đô thị theo từng thời kỳ. Tất nhiên, con đường này sẽ đòi hỏi trí tuệ, nỗ lực và đặc biệt là quyết tâm không tư túi, tham nhũng của các vị trí quản lý có liên quan. Điều này dẫu khó nhưng chắc chắn không là không thể.
(Theo Nhịp cầu đầu tư)
- Cùng chuyên mục
Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính
Đến nay đã có hơn 10 nhà đầu tư, trong đó có 3 liên doanh các nhà đầu tư (Makara Capital, Terne Holding, Trump Organization) muốn được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng.
Đầu tư - 06/07/2025 16:54
GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn cầu và khu vực giảm, GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.
Đầu tư - 06/07/2025 10:28
Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.
Đầu tư - 06/07/2025 06:45
Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị
Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.
Đầu tư - 05/07/2025 14:13
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI
6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Đầu tư - 05/07/2025 06:45
Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm
Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.
Đầu tư - 04/07/2025 16:19
OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam
Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 04/07/2025 11:28
EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.
Đầu tư - 04/07/2025 11:08
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.
Đầu tư - 04/07/2025 09:59
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh
Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.
Đầu tư - 04/07/2025 07:34
Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'
TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.
Đầu tư - 04/07/2025 07:27
Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế
Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.
Đầu tư - 03/07/2025 09:38
Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư
Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.
Đầu tư - 03/07/2025 07:28
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ
Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.
Đầu tư - 02/07/2025 15:11
Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ
Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.
Đầu tư - 02/07/2025 13:01
Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.
Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33
- Đọc nhiều
-
1
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?
-
2
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
3
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
-
4
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
-
5
Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago