Kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia rất hạn chế

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc cho biết, qua giám sát, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia qua rất hạn chế, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu, các chương trình, dự án cũng như việc huy động và giải ngân nguồn vốn đầu tư.
VŨ PHẠM
17, Tháng 01, 2024 | 06:41

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc cho biết, qua giám sát, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia qua rất hạn chế, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu, các chương trình, dự án cũng như việc huy động và giải ngân nguồn vốn đầu tư.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 16/1, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Qua nghiên cứu tờ trình của Chính phủ và dự thảo nghị quyết, đa số đại biểu Quốc hội thống nhất cao với việc ban hành nghị quyết này. Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết vẫn còn một số vấn đề cần được làm rõ.

Đơn cử như về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên, Quốc hội quyết định phân bổ dự toán, Thủ tướng giao dự toán ngân sách Trung ương cho địa phương theo tổng kinh phí, HĐND cấp tỉnh phân bổ chi thường xuyên đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định.

quoc-hoi

Phiên thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Quốc hội

Về vấn đề này, đại biểu Lò Thị Luyến, đoàn Điện Biên băn khoăn, trường hợp cần thiết là trường hợp nào, khi nào cần thiết và khi nào mà không cần thiết. Do đó, đại biểu đề nghị nội dung này phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần. Nếu chờ HĐND cấp tỉnh họp thì ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và triển khai dự án, triển khai giải ngân vì quy trình, thủ tục trình từ chủ dự án lên huyện, lên tỉnh rất phức tạp.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn TP. Hà Nội đánh giá, việc quy định về cơ chế như trong dự thảo là rất thoáng về phân bổ vốn. Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn như đại biểu Luyến và có thêm băn khoăn về năng lực sử dụng vốn, đặc biệt ở cấp huyện để thực hiện các tiểu dự án của chương trình.

Tham gia ý kiến, đại biểu Nguyễn Quốc Luận, đoàn Yên Bái cho rằng, trên thực tế triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương có một số nội dung dự án đã hoàn thành nên không còn đối tượng để thụ hưởng hoặc đối tượng thụ hưởng chưa đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định. Trong khi, các nhiệm vụ, nội dung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng rất cần thiết nhưng nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung thêm quy định cho phép HĐND cấp tỉnh điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ chi thường xuyên của các nội dung dự án không còn đối tượng chi hoặc không có khả năng giải ngân để chuyển sang chi đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tạo tính linh hoạt, chủ động cho địa phương trong cân đối sử dụng nguồn lực.

DBQH-Tran-Van-Tien

Đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc. Ảnh: Quốc hội

Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia chậm tiến độ

Đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc nhìn nhận, qua giám sát, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia qua rất hạn chế, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu, các chương trình, dự án cũng như việc huy động và giải ngân nguồn vốn đầu tư. Nếu không có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì mục tiêu đến năm 2025 khó đạt được theo nghị quyết của Quốc hội.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên nhân chủ yếu là bởi phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Luật Đầu tư công, Đấu thầu, Ngân sách nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công... nên việc triển khai bị vướng mắc.

Về thời gian, các đại biểu đều bày tỏ sự đồng tình với phương án áp dụng thí điểm ngay từ năm 2024-2025, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm và là tiền đề quan trọng để phục vụ cho giai đoạn 2026-2030 triển khai thực hiện được tốt hơn.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị tăng thêm số huyện để thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, bởi vì có nhiều vướng mắc trong cơ chế vận hành, quản lý vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia cần được tháo gỡ ngay cho cấp huyện. Bởi, nếu mỗi địa phương chỉ chọn 1 huyện thực hiện thí điểm thì chưa đảm bảo tính đại diện, sẽ khó khăn cho việc xem xét, tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách sau này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ